CÀ PHÊ

USDA: Dự báo sản xuất cà phê Kenya năm 2020 - 2021 ngưng trệ

Cập nhật ngày: 15 | 06 | 2020

(Vietnambiz.vn)_Sản xuất cà phê Kenya trong 2020 - 2021 ngưng trệ do thời tiết xấu hạn chế sự ra hoa ở các vùng trồng cà phê chính. Chính phủ Kenya đã khởi xướng các chương trình mới để cải cách lại lĩnh vực này. Đại dịch COVID-19 dự kiến sẽ phá vỡ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.
 
 
 
USDA: Sản xuất cà phê Kenya năm 2020 - 2021 ngưng trệ  - Ảnh 1.

Dự báo sản xuất cà phê Kenya năm 2020 - 2021 ngưng trệ

Sản xuất dự kiến đình trệ

Sản xuất cà phê Kenya dự kiến sẽ bị trì trệ, ở mức khoảng 650 nghìn bao trong năm 2020 - 2021 do mưa liên tục trong 4 tháng đầu năm ảnh hưởng tới tỉ lệ ra hoa ở những vùng sản xuất chính. Cùng với đó, các hộ nông dân đã giảm đáng kể qui mô trồng do lợi nhuận thấp. 

Chính phủ Kenya, được hỗ trợ bởi Ngân hàng Thế giới, đã khởi xướng các chương trình để trẻ hóa ngành cà phê Kenya ở 8 quận. Một số biện pháp được đề xuất bao gồm: tăng cường sản xuất tại các đồn điền hiện có, hiện đại hóa các cơ sở chế biến và củng cố các tổ chức sản xuất. 

Tổng diện tích trồng, đặc biệt ở những vùng trồng cà phê phi truyền thống, đã giảm đáng kể bởi sự thay thế bởi các doanh nghiệp, nhất là lĩnh vực bất động sản ở khu vực ven đô.

Cơ quan thị trường vốn điều hành Sàn giao dịch cà phê Nairobi

Theo qui định công bố vào tháng 2/2020, Sàn giao dịch cà phê Nairobi (NCE), đã hoạt động được 86 năm, sẽ chịu sự giám sát của Cơ quan thị trường vốn (CMA) vào đầu năm 2020 - 2021. 

Động thái này sẽ loại bỏ các cuộc đấu giá cà phê hàng tuần khỏi danh mục của Cơ quan Nông nghiệp và Thực phẩm (AFA). Những hành động cụ thể chưa được công bố, tuy nhiên một số bộ phận của ngành bày tỏ sự dè dặt về vai trò mới này của CMA, do NCE không tiến hành giao dịch hàng hóa giao sau hoặc các công cụ tài chính phái sinh. 

Khối lượng cà phê giao dịch tại Sàn NCE, trở thành yếu tố ngăn cản những bước tiến với sự tham gia của CMA.

Tiêu thụ cà phê chậm lại do COVID-19 

Trong thập kỉ qua, văn hóa uống cà phê bắt nguồn từ Kenya - đặc biệt là ở khu vực thành thị khi có rất nhiều quán cà phê mọc lên. Giới trẻ Kenya đặc biệt quan tâm đến các kĩ năng pha chế cà phê và một số công ty kinh doanh cà phê đã thành lập các cơ sở đào tạo để đáp ứng nhu cầu này.

Sự bùng phát của đại dịch COVID-19 và các biện pháp giãn cách xã hội đã làm trì trệ tăng trưởng trong tiêu thụ cà phê. Việc đóng cửa khách sạn, nhà hàng, quán cà phê và các quán ăn tác động mạnh đến văn hóa uống cà phê vẫn còn non trẻ. 

Trong khi con số chính xác về tác động COVID-19 chưa thể xác định, dự kiến tiêu thụ cà phê sẽ phục hồi nhanh chóng trong năm 2020 - 2021, đạt tới 60.000 bao - khoảng 90% mức trước đại dịch.

Chính phủ chú trọng cải thiện chất lượng hạt cà phê

Vào tháng 1/2020, GOK đã thiết lập quĩ trị giá 2,7 tỉ shilling (khoảng 26 triệu USD). Một số hoạt động khác, dự kiến sẽ tăng vốn lưu động cho nông dân, được thế chấp bằng việc giao cà phê cho các hợp tác xã. 

Quĩ này được điều hành bởi Liên minh Hợp tác xã trồng cây Kenya (New KPCU), một nhánh của một tổ chức những người trồng cà phê, đã hoạt động được hơn một thập kỉ. 

Sáng kiến này đã nhận được những phản ứng trái chiều khi một bộ phận nông dân lập luận rằng chương trình này nên được quản lí bởi Quĩ hàng hóa, một tổ chức chính phủ có nhiệm vụ tài trợ cho các lĩnh vực hàng hóa quan trọng, bao gồm cà phê.

Lo ngại mất thị trường đặc sản do COVID-19 

Mặc dù Kenya chiếm ít hơn 1% sản lượng thế giới, cà phê của quốc gia này được coi là mặt hàng đặc sản và được sử dụng rộng rãi trong pha chế. Khi đại dịch COVID-19 bùng phát, ngành cà phê Kenya lo ngại rằng các biện pháp phong tỏa có thể phá vỡ các thị trường xuất khẩu. 

Ngoài ra, Kenya là trung tâm giao dịch chính của Đông Phi và sự gián đoạn trong hoạt động vận chuyển chắc chắn sẽ ảnh hưởng xấu đến giao dịch cà phê. Tuy nhiên, các hoạt động giao dịch dự kiến sẽ bình thường hóa vào năm 2020 - 2021 nếu đại dịch phần lớn được kiểm soát vào cuối năm 2020. 

Xuất khẩu sang Ấn Độ ngày càng tăng 

Trong vài năm trở lại đây, thị phần xuất khẩu cà phê của Kenya sang Ấn Độ đã tăng đáng kể lên 21,5% trong khi xuất khẩu sang Liên minh châu Âu và Mỹ tương đối ổn định. Các thị trường trọng điểm khác là Hàn Quốc và Thụy Sĩ.

Dự trữ cuối năm ở mức thấp

FAS/Nairobi dự báo sự gia tăng khiêm tốn trong dự trữ cuối năm, ở mức khoảng 35.000 bao do xuất khẩu thấp hơn trong năm 2020/2021 và tiêu dùng trong nước bị suy giảm. 

Ở Kenya, cà phê được nắm giữ bởi các nhà máy, đại lí tiếp thị và xuất khẩu. Hộ sản xuất qui mô lớn và hợp tác xã cũng nắm giữ dưới dạng cà phê sấy còn vỏ.

 

TIN TỨC KHÁC

Triển lãm Quốc tế Cafe Show Viet Nam 2020 tổ chức vào tháng 9/2020

8-6-2020

Triển lãm Vietnam Int'l Café Show 2020 nằm trong chuỗi triển lãm thương mại về cà phê được tổ chbởi công ty Exporum (Hàn Quốc) dự kiến được tổ chức tại ung tâm Hội chợ & Triển lãm Sài Gòn – SECC, thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 03-05/9/2020

Đắk Lắk: Trồng xen cây ăn trái ‘nuôi’ cà phê, hồ tiêu

3-6-2020

Hầu hết các vườn cà phê, hồ tiêu ở Đăk Lăk đều trồng xen cây ăn trái. Khi cà phê, hồ tiêu xuống giá, cây ăn trái trở thành cứu cánh.

Phát triển mô hình đa canh trong vườn cà phê để thích ứng với biến đổi khí hậu

3-6-2020

Ứng phó với những diễn biến thất thường của giá cả thị trường và thời tiết, nhiều nông dân ở Đắk Lắk đã đa dạng hóa cây trồng xen trong vườn cà phê.

USDA dự báo sản xuất cà phê Indonesia niên vụ 2020/2021 đạt 10.3 triệu bao, thấp hơn 3,74% so với niên vụ trước

5-6-2020

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ USDA dự báo sản xuất Indonesia niên vụ 2020/2021 (từ tháng 4 năm 2020 đến tháng 3 năm 2021) đạt tổng số 10,3 triệu bao, thấp hơn 3,74% so với niên vụ trước

USDA dự báo sản lượng niên vụ cà phê 2020/2021 của Brazil sẽ cao hơn 14,5% so với năm ngoái

6-6-2020

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ USDA đã dự báo sản lượng niên vụ cà phê mới 2020/2021 của Brazil sẽ cao hơn 14,5% so với năm ngoái

USDA dự báo sản lượng cà phê Uganda niên vụ 2020/2021 tăng 9%

29-5-2020

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ USDA đã dự báo sản lượng Cà phê Arabica từ Honduras niên vụ 2019/2020 đạt tổng số 5.597.000 bao, thấp hơn 25,5% so với năm sản xuất cà phê trước đó

Giao thương trực tuyến nông sản, thực phẩm Việt Nam với thị trường Vân Nam (Trung Quốc)

28-5-2020

Ngày 26 - 27/5/2020, tại Hội nghị giao thương trực tuyến nông sản, thực phẩm Việt Nam - Trung Quốc (Vân Nam) 2020, 23 doanh nghiệp nông sản, thực phẩm, đồ uống của Việt Nam đã giới thiệu tới các nhà nhập khẩu Vân Nam đa dạng sản phẩm chất lượng của Việt Nam, phù hợp với nhu cầu tiêu thụ của các nhà máy sản xuất, người tiêu dùng Vân Nam nói riêng và thị trường Trung Quốc rộng lớn.

Huyện Đắk R’lấp đẩy mạnh tái canh cây cà phê

28-5-2020

Huyện Đắk R’lấp (Đắk Nông) hiện có trên 19.000 ha cà phê, trong đó nhiều diện tích đã già cỗi, năng suất thấp. Vì vậy, huyện Đắk R'lấp đang cùng với nông dân tập trung đẩy mạnh chương trình tái canh cà phê nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất loại cây trồng này...

COVID-19 gây gián đoạn chuỗi cung ứng, người trồng cà phê Colombia và các nước Mỹ Latinh gặp khó

28-5-2020

Người trồng cà phê tại Mỹ Latinh đã phải đối mặt với các tác động của biến đổi khí hậu và bệnh rỉ sét trên cây cà phê trong nhiều năm, thậm chí giờ đây đại dịch COVID-19 đang phá vỡ chuỗi cung ứng và gây bất lợi cho việc xuất khẩu cà phê sang Mỹ, theo tạp chí Modern Farmer.