LÚA GẠO

Ấn Độ phải chuyển đổi sản xuất lúa gạo sang các cây trồng khác để đảm bảo an ninh lương thực

Cập nhật ngày: 06 | 07 | 2018

Theo một nghiên cứu mới đây, Ấn Độ phải chuyển đổi từ hệ thống sản xuất chủ yếu là lúa gạo và lúa mỳ sang các cây trồng khác tốt hơn cho sức khỏe và môi trường.

Các ước tính hiện nay cho thấy Ấn Độ sẽ phải sản xuất lương thực cho thêm 400 triệu người từ nay đến năm 2050 – một nhiệm vụ rất khó khăn, xét đến thực trạng Ấn Độ vốn đang phải giải quyết vấn đề thiếu dinh dưỡng và thiếu nước trên diện rộng. Nghiên cứu do một nhóm các nhà khoa học quốc tế nhằm giải quyết hai mục tiêu chính của chính phủ Ấn Độ – cải thiện dinh dưỡng quốc gia và thúc đẩy sử dụng nước bền vững.

Hiện, gần 1/3 dân số Ấn Độ bị thiếu máu và nhiều khu vực rộng lớn của nước này đang thiếu nước nghiêm trọng do tình trạng khai thác cạn kiệt nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp và lượng mưa trong những mùa mưa gần đây đều giảm.

Các khẩu phần ăn của người Ấn Độ phần lớn bao gồm các loại ngũ cốc, nhưng các nhà khoa học đề xuất rằng các loại ngũ cốc được ưa chuộng hiện nay đều góp phần khiến các vấn đề trên trở nên nghiêm trọng hơn. “Nếu chúng ta tiếp tục tiêu dùng gạo và lúa mỳ, cộng với sử dụng nguồn lực không bền vững và tăng biến đổi khí hậu, không rõ chúng ta có thể duy trì tình trạng này bao lâu nữa”, theo tiến sỹ Kyle Davis, nhà khoa học thuộc đại học Colombia, dẫn đầu nghiên cứu. “Đó là lý do vì sao chúng tôi đang nghĩ những cách tốt hơn để gắn các mục tiêu an ninh lương thực và môi trường với nhau”.

Nhóm nghiên cứu xem xét 6 loại ngũ cốc hiện được trồng tại Ấn Độ: lúa gạo, lúa mì, ngô, hạt kê, cao lương và mần trầu. Các kết quả nghiên cứu công bố trên tạp chí Science Advances, cho thấy rằng gạo là loại ngũ cốc kém hiệu quả nhất về nước tại Ấn Độ và lúa mỳ đóng vai trò lớn trong tình trạng mất nước do nhu cầu thủy lợi cao của loại cây trồng này. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng xem xét giá trị dinh dưỡng của các loại lương thực này về khía cạnh calories, protein, sắt và kẽm. Các lợi ích tiềm năng của việc thay thế gạo với các cây trồng khác có sự khác biệt rõ rệt giữa các vùng khác nhau, phụ thuộc vào mức độ phụ thuộc vào lượng mưa, thay vì hệ thống thủy lợi, của các loại cây trồng. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng thay thế lúa gạo bằng ngô, mần trầu, cao lương, hay kê có thể giảm nhu cầu nước thủy lợi tới 33%, trong khi mức độ cải thiện sắt là 27% và kẽm là 13%.

Trong một số trường hợp, những lợi ích này đi kèm với vấn đề giảm nhẹ hàm lượng calories, do lúa gạo thường có năng suất cao hơn trên cùng diện tích canh tác. Tại một số khu vực, có sự đánh đổi giữa hiệu quả sử dụng đất và nước, nhưng ông Davis cho rằng với sự quan tâm hơn từ phía các nhà khoa học, các cây trồng thay thế có thể mang lại năng suất cao hơn. “Hiện thay thế lúa gạo không phải là giải pháp cho tất cả mọi vấn đề, nhưng cần có sự đánh giá từng cây trồng, ở từng khu vực cụ thể”.

Phần lớn nguyên nhân phụ thuộc vào lúa gạo và lúa mỳ của Ấn Độ là từ “Cách mạng xanh” hồi thập niên 1960s, một giai đoạn phổ biến rộng khắp các công nghệ nông nghiệp mới, dẫn đến tăng mạnh sản xuất trồng trọt. Các cải cách này đã đóng một vai trò quan trọng trong giảm tình trạng đói ăn trên khắp Ấn Độ nhưng cũng phải trả giá về môi trường, nhất là phát thải khí nhà kính và ô nhiễm.

Ông Davis cho rằng thay đổi thói quen ăn uống của hơn 1 tỷ người rất khó khăn, nhưng vẫn có những khu vực tại Ấn Độ mà người dân đang tiêu dùng lượng lớn các loại ngũ cốc khác. Một số bang cũng đang tập trung thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng các loại ngũ cốc thay thế và chính phủ Ấn Độ gọi năm 2018 là “Năm của các loại kê”. “Nếu chính phủ có thể khiến mọi người quan tâm hơn tới tiêu dùng kê, sản xuất sẽ tăng lên tương ứng nhu cầu”, ông Davis nhấn mạnh. “Nếu nhu cầu tăng thì mọi người sẽ trả giá cao hơn cho hàng hóa ấy và nông dân sẽ sẵn sàng tăng trồng trọt”.

Một cuộc cách mạng nông nghiệp như vậy có thể tiến xa hơn nếu Ấn Độ bắt đầu cung cấp cho nông dân trồng các loại ngũ cốc khác các chính sách khuyến khích sản xuất tương tự như lúa gạo và lúa mì.

Theo Independent, The Hindu Business Line (gappingworld.com)

TIN TỨC KHÁC

Nhu cầu yếu, đồng Rupee giảm giá kéo giá gạo Ấn Độ chạm mức thấp nhất trong 14 tháng

6-7-2018

Giá gạo xuất khẩu từ các nước sản xuất – xuất khẩu gạo lớn khắp châu Á đồng loạt giảm trong tuần này, với giá gạo Ấn Độ chạm mức thấp nhất trong 14 tháng do nhu cầu yếu và đồng Rupee yếu đi so với đồng USD.

Trung Quốc thay đổi chính sách thuế nhập khẩu gạo

6-7-2018

Trung Quốc thay đổi chính sách thuế nhập khẩu gạo

Chính phủ Ấn Độ nâng giá thu mua tối thiểu lúa, các nhà xuất khẩu gạo lo mất khả năng cạnh tranh

5-7-2018

Ngày 4/7, Ấn Độ thông báo giá thu mua tối thiểu đối với nông sản vụ hè như gạo và bông, với mức tăng mạnh nhát kể từ khi thủ tướng Narendra Modi lên nắm quyền vào năm 2014, khi ông Modi tìm cách lấy lòng hàng triệu nông dân nghèo trước kỳ bầu cử phổ thông năm 2019. Hàng năm, chính phủ Ấn Độ sẽ thông báo về giá thu mua tối thiểu cho hàng loạt nông sản để đặt ra mức giá tham chiếu. Nhưng các nhà phân tích cho rằng mức tăng trung vị năm 2018 ở mức 25%, so với mức tăng 3 – 4% trong 3 năm qua, sẽ tác động mạnh lên tài khóa của chính phủ và châm ngòi cho lạm phát.

Ấn Độ tăng mạnh giá trợ cấp tối thiểu cho nông nghiệp, bao gồm lúa gạo

3-7-2018

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi vừa thông báo sẽ tăng mạnh giá trợ cấp tối thiểu (MSP) cho sản xuất nông nghiệp vụ chính, bao gồm lúa gạo. Giá MSP mới sẽ được ấn định ít nhất cao hơn 1,5 lần chi phí sản xuất trong cuộc họp chính phủ tuần này.

Iraq nới lỏng lệnh cấm sản xuất lúa gạo

29-6-2018

Iraq nới lỏng lệnh cấm sản xuất lúa gạo

Giá gạo Ấn Độ giảm do đồng Rupee giảm giá, triển vọng nguồn cung đẩy giá gạo Thái giảm

29-6-2018

Giá gạo từ nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới Ấn Độ giảm trong tuần này xuống mức thấp nhất trong 1 năm do đồng Rupee giảm giá so với đồng USD, nhu cầu ảm đạm. Giá gạo Thái Lan cũng giảm do triển vọng nguồn cung vụ mới và đồng Baht cũng giảm giá so với đồng USD.

Xuất khẩu gạo, cà phê Việt Nam tăng tốt trong nửa đầu năm 2018

29-6-2018

Trong 6 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu cà phê Việt Nam tăng khoảng 9,6% so với cùng kỳ năm 2017, trong khi xuấtk hẩu gạo tăng khoảng 26,2% trong cùng kỳ so sánh, theo dữ liệu chính phủ Việt Nam công bố.

Tóm tắt thị trường lúa gạo tháng 6/2018

29-6-2018

Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong tháng 6/2018 ước đạt 604 nghìn tấn, giá trị đạt 317 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm 2018 ước đạt 3,56 triệu tấn, giá trị đạt 1,81 tỷ USD, tăng 25% về khối lượng và tăng 42% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017.

Philippines đề xuất giá bán lẻ hàng loạt nông sản trên thị trường nội địa, bao gồm gạo

26-6-2018

Philippines đề xuất giá bán lẻ hàng loạt nông sản trên thị trường nội địa, bao gồm gạo

Giá gạo tăng vọt khi ông Duterte kỷ niệm 2 năm nhậm chức

25-6-2018

Nguồn cung gạo giá rẻ từ Cơ quan Thực phẩm Quốc gia Philippines NFA bắt đầu xuất hiện trên thị trường. Hiện người tiêu dùng Philippines có thể mua gạo NFA với giá 1,34 – 1,59 USD/kg khi lượng gạo 250.000 tấn nhập khẩu từ Việt Nam và Thái Lan cập bến các cảng tại Philippines. Tuy nhiên, các gia đình nghèo đã phải sống kham khổ trong gần nửa năm do không có lựa chọn nào khác ngoài mua gạo thường và gạo xát bóng.

Vụ hè thu ĐBSCL xuống giống quá sớm, dịch bệnh đe dọa

25-6-2018

Nông dân tại ĐBSCL đã xuống giống vụ hè thu quá sớm và đang phải đối diện với nguy cơ năng suất giảm và chi phí tăng do bùng phát dịch bệnh. Tại tỉnh An Giang, nông dân đã xuống giống tổng cộng 228.000ha, và hoạt động thu hoạch đã bắt đầu tại một số khu vực.

Bộ Thương mại Thái Lan: Giá gạo chỉ giảm trong ngắn hạn

23-6-2018

Một nhà chức trách cấp cao và một nhà xuất khẩu gạo Thái Lan đều đồng quan điểm rằng tình trạng giá gạo Thái giảm hiện nay chỉ là ngắn hạn. Thứ trưởng Bộ Thương mại Chutima Bunyapraphasara cho rằng đợt giảm giá gạo gần đây có thể là do các nhà nhập khẩu gạo trì hoãn mua và mưa lớn làm chậm trễ vận chuyển và giao hàng gạo cho các đối tác đã ký hợp đồng.