CÀ PHÊ

USDA: Tồn kho cà phê cuối kỳ niên vụ 2018/19 dự báo tăng

Cập nhật ngày: 18 | 06 | 2018

Theo báo cáo giữa tháng 6/2018, USDA dự báo sản lượng cà phê thế giới niên vụ 2018/19 tăng 11,4 triệu bao so với niên vụ trước, lên mức cao kỷ lục 171,2 triệu bao do sản lượng cà phê Brazil đạt mức cao kỷ lục. USDA dự báo tiêu dùng cà phê toàn cầu cũng đạt mức cao kỷ lục 163,2 triệu bao, xuất khẩu cà phê thế giới dự báo tăng do nhu cầu tăng. Tồn kho cà phê cuối kỳ niên vụ 2018/19 trên toàn cầu quay đầu tăng sau 3 năm suy giảm liên tiếp.

Niên vụ 2018/19, sản lượng cà phê Arabica của Brazil dự báo tăng vọt 6 triệu bao so với niên vụ trước, lên 44,5 triệu bao, với 80% sản lượng đến từ các khu vực có năng suất cà phê biến động theo chu kỳ 1 năm được mùa – 1 năm mất mùa. Ngoài ra, các diện tích cà phê tại phần lớn các khu vực sản xuất đều có thời tiết thuận lợi trong giai đoạn ra hoa, đậu quả, và sinh trưởng quả. Mặc dù Parana và đông nam Minas Gerais đang trong chu kỳ năm mất mùa, mức giảm sản lượng được dự báo ít nghiêm trọng hơn mức trung bình. Hoạt động thu hoạch rộ cà phê Arabica bắt đầu từ tháng 5 – 6. Nhiệt độ thuận lợi và mưa nhiều dự báo sẽ giúp tăng năng suất tại 3 bang sản xuất cà phê Robusta chính của Brazil là Espirito Santo, Rondonia, và Bahia. Ngoài ra, mở rộng diện tích trồng các giống vô tính và cải thiện quản lý mùa màng cũng được cho là yếu tố tích cực tác động lên tăng sản lượng cà phê Brazil trong niên vụ 2018/19. Phần lớn hoạt động thu hoạch cà phê Robusta bắt đầu từ tháng 4 – 5. Tổng mức tăng sản lượng cà phê Arabica và Robusta của Brazil lên tới 9,3 triệu bao, đạt mức tổng sản lượng cao kỷ lục 60,2 triệu bao. Nguồn cung cà phê Arabica và Robusta đều tăng sẽ đẩy xuất khẩu tăng mạnh, đáp ứng tiêu dùng đang tăng trưởng tốt, và phần còn lại sẽ giúp tồn kho cuối kỳ tăng.

USDA dự báo sản lượng cà phê của Việt Nam tăng 600.000 bao lên mức cao kỷ lục 29,9 triệu bao nhờ thời tiết mát mẻ hơn và mưa trái mùa hỗ trợ sinh trưởng cây cà phê chỉ ngay trước giai đoạn ra hoa kết quả. Năm 2017, sản lượng tăng giúp bù đắp giá thấp, giúp nông dân có đủ nguồn tài chính trang trải cho đầu vào sản xuất năm 2018 và tăng năng suất. Diện tích cà phê của Việt Nam năm 2018 dự báo tăng nhẹ so với năm 2017, với gần 95% diện tích vẫn dành cho cà phê Robusta. Xuất khẩu, tiêu dùng nội địa và tồn kho cuối kỳ của cà phê Việt Nam dự báo tăng nhờ nguồn cung tăng.

Tổng nguồn cung cà phê tại Trung Mỹ và Mexico được USDA dự báo duy trì ở mức 20,3 triệu bao, mặc dù một số nước trong khu vực tiếp tục gặp khó khăn trong đối phó với bệnh gỉ sắt, từng làm sản lượng giảm mạnh hồi 6 năm trước. Sản xuất đã phục hồi tại Guatemala, Honduras, Mexico, và Panama trong vài năm qua nhưng vẫn khá u ám tại Costa Rica, El Salvador và Nicaragua do các tác động của bệnh gỉ sắt. Xuất khẩu cà phê của khu vực này dự báo giảm 200.000 bao xuống 16,7 triệu bao. Hơn 45% xuất khẩu cà phê của khu vực này dành cho thị trường châu Âu, khoảng hơn 30% dành cho thị trường Mỹ.

Sản lượng cà phê Colombia dự báo đi ngang ở mức 14,5 triệu bao trong niên vụ 2018/19 mặc dù sản lượng này vẫn cao nhờ điều kiện sản xuất thuận lợi. Trong thập kỷ qua, năng suất cà phê Colombia đã tăng khoảng 30% do chương trình tái canh thành công, các vườn cây năng suất thấp hơn được thay thế bằng các giống cà phê kháng bệnh gỉ sắt. Chương trình tái canh này đã làm giảm năng suất cà phê Colombia từ 15 – 7 năm trước nhưng sau đó năng suất tăng trở lại. Xuất khẩu cà phê Colombia chủ yếu sang các thị trường Mỹ và EU, dự báo tăng 500.000 bao lên 12,5 triệu bao, tồn kho cuối kỳ giảm.

Sản xuất cà phê Indonesia dự báo tăng 500.000 bao lên 11,1 triệu bao trong niên vụ 2018/19. Sản lượng cà phê Robusta dự báo đạt 9,7 triệu bao nhờ điều kiện sản xuất thuận lợi tại các vùng đất thấp Southern Sumatra and Java – các khu vực chiếm xấp xỉ 75% tổng sản lượng cà phê Robusta. SẢn lượng cà phê Arabica cũng được dự báo tăng nhẹ lên 1,4 triệu bao. Năng suất tăng tại các vùng trồng Arabica chính ở miền bắc Sumatra dự báo sẽ bù đắp được năng suất giảm tại một số khu vực gặp mưa nhiều và giá mạnh trong giai đoạn kết quả. SẢn lượng tăng dự báo sẽ giúp xuất khẩu cà phê Indonesia tăng 300.000 bao lên 7,2 triệu bao.

Nhập khẩu cà phê của EU dự báo tăng 1 triệu bao lên 48 triệu bao và chiếm hơn 40% tổng nhập khẩu cà phê thế giới. Các nhà cung cấp lớn nhất cho thị trường này bao gồm Brazil (29%), Việt Nam (24%), Honduras (7%) và Colombia (7%). Tồn kho cà phê cuối kỳ tại EU dự báo tăng 800.000 bao lên 11,9 triệu bao.

Nhập khẩu cà phê của Mỹ dự báo tăng vọt 2,4 triệu bao lên 27 triệu bao trong niên vụ 2018/19. Mỹ là thị trường nhập khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới, với các nhà cung cấp chính là Brazil (23%), Colombia (22%), Việt Nam (15%), và Honduras (6%). Tồn kho cà phê cuối kỳ tại Mỹ dự báo tăng 600.000 bao lên 7,2 triệu bao.

Các điều chỉnh dự báo lớn của USDA cho niên vụ 2017/18

Sản lượng cà phê thế giới được điều chỉnh giảm 100.000 bao so với báo cáo tháng 12/2017 xuống 159,8 triệu bao.

  • Sản lượng cà phê Việt Nam được điều chỉnh giảm 600.000 bao xuống 29,3 triệu bao do thất thoát trong thu hoạch vì mưa muộn.
  • Sản lượng cà phê của Peru được điều chỉnh tăng 575.000 bao lên 4,4 triệu bao do thiệt hại gây ra bởi bệnh gỉ sắt thấp hơn dự báo.

Xuất khẩu cà phê toàn cầu niên vụ 2017/18 được điều chỉnh tăng 800.000 bao lên 111,2 triệu bao.

  • Xuất khẩu cà phê của Ethiopia được điều chỉnh tăng 600.000 bao lên 4 triệu bao do nguồn cung khả dụng xuất khẩu tăng.
  • Xuất khẩu cà phê của Peru được điều chỉnh tăng 575.000 bao lên 4,2 triệu bao do nguồn cung tăng.

Tồn kho cà phê cuối kì niên vụ 2017/18 trên thế giới được điều chỉnh tăng 100.000 bao lên 29,4 triệu bao.

  • Tồn kho cà phê cuối kì tại EU được điều chỉnh tăng 600.000 bao lên 11,1 triệu bao.
  • Tồn kho cà phê cuối kì tại Indonesia lên 835.000 bao do nhập khẩu tăng và xuất khẩu giảm.
  • Tồn kho cà phê cuối kì tại Ấn Độ được điều chỉnh giảm 900.000 bao xuống 1,2 triệu bao do sản lượng giảm và xuất khẩu tăng.
  • Tồn kho cà phê cuối kì tại Brazil được điều chỉnh giảm 300.000 bao xuống 2,3 triệu bao do sản xuất giảm và tiêu dùng tăng.

Theo USDA (gappingworld.com)

TIN TỨC KHÁC

Nhật Bản, Indonesia lọt top 5 thị trường bán lẻ cà phê lớn nhất thế giới

15-6-2018

Với thị trường bán lẻ tiêu thụ lần lượt 304.000 tấn và 268.000 tấn, Nhật Bản và Indonesia đã lọt vào top 5 thị trường bán lẻ cà phê lớn nhất thế giới, cùng với Mỹ (ước tính 607.000 tấn), Brazil (425.000 tấn) và Đức (424.000 tấn). Nghiên cứu mới nhất từ hãng nghiên cứu thị trường Mintel “Coffee — Global Annual Review 2018”, cho thấy châu Á là con rồng đang lên trên thị trường cà phê toàn cầu trong những năm gần đây.

Tái canh cà phê: Vẫn tốc độ “rùa”

12-6-2018

Đề án tái canh cây cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2014 – 2020 đã đi được 2/3 chặng đường nhưng công việc vẫn còn ngổn ngang khi diện tích cà phê già cỗi vẫn tăng. Năng suất, chất lượng sản phẩm chậm được cải thiện, trong khi giá cả bấp bênh đã khiến những người trồng cà phê nếm “giọt đắng”.

Chung tay tái canh cây cà phê Tây Nguyên: Khó nhất là vốn!

4-6-2018

Thủ phủ cà phê Tây Nguyên, phần lớn được trồng từ đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, đến nay đã có tuổi đời từ 25 đến trên 30 năm. Nhiều vườn đã già cỗi, thoái hóa, năng suất, chất lượng thấp.

Nông hộ là lực lượng chủ lực tái canh cây cà phê

5-6-2018

Sau nhiều năm thực hiện tái canh, những vườn cà phê của nông dân phát triển rất tốt, năng suất vượt trội so với vườn cũ đã bị thoái hóa. Những chủ vườn cà phê hết sức hồ hởi và có niềm tin cao.

Giống và vốn là điều kiện tiên quyết tái canh cây cà phê

6-6-2018

Bên cạnh sự hỗ trợ của địa phương, sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật thì giống và vốn là vô cùng quan trọng, quyết định sự thành bại của quá trình tái canh vườn cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên... Theo đó, rất cần những "bà đỡ" cho hai khâu cốt lõi này.

Nhà xuất khẩu cà phê hàng đầu Brazil cảnh báo chậm trễ giao hàng do đình công

25-5-2018

Nhà xuất khẩu cà phê hàng đầu Brazil cảnh báo chậm trễ giao hàng do đình công

Sản lượng cà phê Brazil năm 2018 dự báo cao kỷ lục

22-5-2018

Theo cơ quan thống kê nông nghiệp Brazil Conab, sản lượng cà phê Brazil năm 2018 dự báo đạt mức cao kỷ lục 58,04 triệu bao, vượt qua mức kỷ lục trước đó là 51,37 triệu bao năm 2016.

Dự trữ cà phê tại các kho của Mỹ đến cuối tháng 4/2018

21-5-2018

Giữa tháng 5/2018, Green Coffee Association đã công bố lượng cà phê dự trữ tại các kho của Mỹ đến cuối tháng 4/2018, theo đó tổng tồn kho cà phê tại các kho trên khắp nước Mỹ tăng 165.248 bao so với cuối tháng 3/2018:

Louis Dreyfus giảm dự trữ cà phê Robusta do thay đổi chính sách kho bãi

15-5-2018

Louis Dreyfus vừa xả bán một phần lớn lượng dự trữ cà phê Robusta có chứng nhận trước khi một thay đổi về quy định khiến chi phí dự trữ cà phê giao sau trở nên đắt đỏ hơn.

Xuất khẩu cà phê Brazil ổn định trong tháng 4/2018

11-5-2018

Theo Hiệp hội các nhà xuất khẩu cà phê Brazil Cecafé, trong tháng 4/2018, Brazil đã xuất khẩu 1,98 triệu bao loại 60kg, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm 2017.

Rủi ro kép đe dọa ngành cà phê tại miền đông Ethiopia

10-5-2018

Nhiều thế hệ qua, nông dân đã trồng cà phê tại Awedai và các khu vực lân cận miền đông Ethiopia, tạo dựng sinh kế từ loài cây này hiện cho sản phẩm xuất khẩu chính của nước này. Nhưng những vườn cà phê có tuổi đời hàng thế kỷ qua tại đây đang bị thay thế bởi Khat, một cây rợp lá để nhai như một chất kích thích tại vùng đất mũi châu Phi và bán đảo Arabian.

Báo cáo Thị trường cà phê ngày 19.04.2018

20-4-2018

Trong khi nhiều giấy mực viết về Starbucks đang có kế hoạch đóng cửa hơn 8000 cửa hàng tại Mỹ vào chiều thứ 3 ngày 29.05 để đào tạo hơn 175.000 nhân viên về khía cạnh tiêu cực của việc phân biệt chủng tộc. Sự kiện này diễn ra sau sự kiện tại cửa hàng Starbucks tại Philadenphia và do cần thời gian tìm chuyên gia cũng như xây dựng chương trình đào tạo hiệu quả nên thời điểm diễn ra đạo tạo bị lùi lại.