Cập nhật ngày:
10 | 05 | 2018
Nhiều thế hệ qua, nông dân đã trồng cà phê tại Awedai và các khu vực lân cận miền đông Ethiopia, tạo dựng sinh kế từ loài cây này hiện cho sản phẩm xuất khẩu chính của nước này. Nhưng những vườn cà phê có tuổi đời hàng thế kỷ qua tại đây đang bị thay thế bởi Khat, một cây rợp lá để nhai như một chất kích thích tại vùng đất mũi châu Phi và bán đảo Arabian.
“Cà phê chỉ thu hoạch mỗi năm một lần nhưng bạn có thể thu hoạch khat 2 lần một năm”, theo Jemal Moussa, nông dân 45 tuổi có 6 đứa con cho biết nguồn thu nhập của gia đình ông đang phụ thuộc vào loại lá này. “Khat hữu dụng hơn nhiều”. Ông cho biết từ đầu những năm 2000s, nông dân tại Awedai đã bắt đầu trồng khat khi nhu cầu đối với loại lá này ngày càng tăng còn giá cà phê thì vẫn đi ngang. 1kg cà phê có giá 50 – 60 birr nhưng cùng lượng khat, dù không được tính bằng kg, có giá tới 100 birr. Ông Jemal cho biết năm 2018, toàn bộ nền kinh tế Awedai, một thị trấn nhỏ nằm cách cố đô Harar 35km, phụ thuộc vào loại lá này.
Các xe tải chất đầy khat cứ 30 phút lại có một chuyến ra khỏi thị trấn, hướng tới khu vực lân cận Ethiopian Somali và Hargeisa,, tại khu vực bán tự trị láng giềng của Somaliland.
Bất hợp pháp tại các nước phương Tây, loại lá này lại cực kỳ được ưa chuộng tại khu vực này. Ngoài sự cạnh tranh bởi khat, trồng cà phê tại khu vực này còn đang bị tác động bởi suy giảm mức độ bao phủ rừng và hạn hán. Nông dân tin rằng sự thơm ngon của cà phê Ethiopia đến từ việc trồng cà phê dưới bóng râm – một đặc tính rất dễ tổn thương nếu các cây che phủ bị cắt bỏ.
Năm 2015/16, hạn hán do hiện tượng El Nino – xảy ra do bề mặt biển Thái Bình Dương có nhiệt độ cao hơn trung bình – đã tàn phá hoạt động sản xuất cà phê tại khu vực miền đông, trước khi những cơn mưa mùa thua dưới mức trung bình tại miền nam và đông nam của nước này dẫn đến đợt ạn hán mới tại khu vực đất trũng trong năm sau đó. Năm 2017, khoảng 5,6 triệu người đã phải kêu gọi hỗ trợ thực phẩm khẩn cấp tại Ethiopia năm 2017. “Hoạt động thu hoạch bị trễ khoảng 3,5 tuần. Đến nay, sản lượng vẫn chưa khôi phục hoàn toàn”, theo Aman Adinew, giám đốc điều hành Metad Agricultural Development, chuyên chế biến cà phê tại Yirgacheffe thuộc miền nam Ethiopia cho hay.
Yirgacheffe là một trong những thương hiệu cà phê nổi tiếng nhất tại nước sản xuất cà phê lớn nhất châu Phi này. “Cà phê vẫn còn xanh trên cây và cần mưa để chín. Chúng tôi hy vọng mưa sẽ đến sớm”, ông Aman cho hay. “Nhưng nếu xu hướng này tiếp diễn, nông dân và các nhà kinh doanh như chúng tôi sẽ bị tác động tiêu cực”. Trong khi cà phê phụ thuộc vào mưa, Khat cần ít mưa hơn nên Khat trở thành cây trồng rất hấp dẫn đối với nông dân.
Theo Reuters (gappingworld.com)