CÀ PHÊ

Nhật Bản, Indonesia lọt top 5 thị trường bán lẻ cà phê lớn nhất thế giới

Cập nhật ngày: 15 | 06 | 2018

Với thị trường bán lẻ tiêu thụ lần lượt 304.000 tấn và 268.000 tấn, Nhật Bản và Indonesia đã lọt vào top 5 thị trường bán lẻ cà phê lớn nhất thế giới, cùng với Mỹ (ước tính 607.000 tấn), Brazil (425.000 tấn) và Đức (424.000 tấn). Nghiên cứu mới nhất từ hãng nghiên cứu thị trường Mintel “Coffee — Global Annual Review 2018”, cho thấy châu Á là con rồng đang lên trên thị trường cà phê toàn cầu trong những năm gần đây.

Những người khổng lồ châu Á mới nổi

Hơn nữa, Mintel  cho biết các thị trường mới nổi của châu Á sẽ tiếp tục tăng trưởng và củng cố vị thế trên thị trường cà phê toàn cầu trong tương lai, đồng thời nghiên cứu cũng cho thấy Indonesia, Việt Nam và Philippines được dự báo nằm trong top 5 thị trường bán lẻ cà phê tăng trưởng nhanh nhất về lượng trong giai đoạn 2017 – 2021.

Mintel dự báo tăng trưởng trung bình hàng năm của thị trường bán lẻ cà phê Indonesia là 11,4%/năm; tốc độ này của Việt Nam là 9,2%/năm, và của Philippines là 6,7%/năm. Các thị trường tăng trưởng nhanh khác là Thổ Nhĩ Kỳ (6,8%/năm) và Mexico (6,1%/năm) – nước duy nhất không nằm ở châu Á hoặc Trung Đông.

“Châu Á có tiềm năng tăng trưởng rất lớn về cà phê, khi tiêu dùng cà phê liên tục tăng trên khắp châu lục”, theo ông Jonny Forsyth, giám đốc hợp tác của Mintel Food & Drink phát biểu. “Văn hóa cà phê đang nổi lên tại châu Á với ngày càng nhiều nhà cung cấp cà phê đặc sản đang mở cửa hàng tại các nước như Nhật Bản, Singapore và Indonesia. Các chuỗi cà phê thương hiệu mạnh cũng đang tăng cường nỗ lực mở rộng tại khu vực này. Ngoài ra, các thị trường mới nổi của châu Á cũng đang dẫn dắt tăng trưởng cà phê toàn cầu trong những năm vừa qua và sẽ tiếp tục vai trò này với Indonesia là thị trường dẫn đầu trong thời gian tới”.

Thị trường cà phê single-serce tại châu Á

Theo Mintel, trong phần phân tích các phân khúc thị trường, phân khúc thị trường cà phê single-serve – như viên nén, bao và các loại túi lọc – vẫn là phân khúc béo bở nhất tại các thị trường phát triển hơn như Mỹ, nhưng tốc độ tăng trưởng khá chậm. Tuy nhiên, tăng trưởng phân khúc cà phê single-serve đang mạnh tại các thị trường mới nổi, đặc biệt là châu Á.

Châu Á và khu vực Trung Đông – châu Phi và Mỹ Latin chiếm 23% tổng lượng sản phẩm cà phê single-serve mới trên thị trường, so với mức 14% trong năm 2014, dựa vào thống kê trong Cơ sở dữ liệu các sản phẩm mới trên toàn cầu của Mintel (GNPD). Tại Hàn Quốc, 30% sản phẩm mới trên thị trường cà phê năm 2017 là các viên nén cà phê, tăng từ tỷ lệ 20% trong năm 2016.

Hơn nữa, trong năm 2017, 20% người uống cà phê thành thị Trung Quốc cho biết họ uống cà phê túi nhỏ giọt (drip-bag) – một sản phẩm lai giữa cà phê viên nén và hòa tan – 1 lần mỗi ngày hoặc hơn, tăng từ mức 3% trong năm 2016. “Tăng trưởng phân khúc cà phê single-serve, mặc dù sa sút trên phạm vi toàn cầu, nhưng lại có tiềm năng rất lớn tại các thị trường mới nổi, với châu Á là khu vực đặc biệt tiềm năng do thói quen uống cà phê ngày càng tăng tại các quốc gia có truyền thống tiêu dùng chè, như Ấn Độ và Trung Quốc, sự thịnh vượng lớn mạnh lên và tốc độ đô thị hóa cao”, ông Forsyth nhấn mạnh. “Các sản phẩm cà phê single-serve, như túi lọc nhỏ giọt, đang ngày càng phổ biến đối với những người uống cà phê Trung Quốc nhờ sự tương đồng với các túi chè truyền thống. Các sản phẩm này cũng được cho là tự nhiên và ít chế biến hơn cà phê hòa tan. Tình hình cho thấy phân khúc cà phê túi nhỏ giọt có tiềm năng tăng trưởng mạnh trongn ăm 2018 và những năm tới”.

Cà phê ướp lạnh uống liền và cà phê ủ lạnh

Ngoài ra, theo dữ liệu của Mintel, 19% các sản phẩm cà phê mới ra mắt trong năm 2017 là cà phê ướp lạnh uống liền, tăng từ mức 16% năm 2015 và 17% năm 2016.

Trên toàn cầu, Nhật Bản vẫn dẫn đầu về các sáng tạo cà phê uống liền, chiếm 18% số sản phẩm cà phê uống liền mới ra mắt trong năm 2016, dù giảm từ tỷ lệ 20% trong năm 2016. Mỹ theo sau Nhật Bản, với tỷ lệ 13% trong năm 2017, tăng từ tỷ lệ 10% trong năm 2016.

Trong một phân khúc nhánh có liên quan, tăng trưởng cà phê ủ lạnh lại do Mỹ dẫn đầu, với doanh thu bán lẻ nội địa ước đạt 38 triệu USD trong năm 2017, tăng gấp đôi so với năm 2016. “Đầu tư toàn cầu vào phân khúc cà phê ướp lanh uống liền tăng do các nhà sản xuất hướng tới mục tiêu nhóm khác hàng trẻ – những người thưởng thức hương vị, sự tươi mới và nhẹ nhàng của phân khúc cà phê này. Diễn biến này bất chấp thực tế về suy giảm tăng trưởng thị trường cà phê Nhật Bản, trước đây vốn thống trị về mức độ sáng tạo lẫn doanh thu trong phân khúc cà phê lạnh”, ông Forsyth cho hay. “Cà phê ủ lạnh đang giúp cao cấp hóa phân khúc cà phê uống liền (RTD) và đang chứng minh là một phân khúc có tính sáng tạo hơn các dạng cà phê uống nóng, khi các nhà sản xuất tiếp tục mở rộng các dòng sản phẩm trong phân khúc này vào năm 2017”.

Ông kết luận rằng cà phê ủ lạnh sẽ tiếp tục tăng trưởng tại ngày càng nhiều thị trường, bao gồm châu Á Thái Bình Dương, trong những năm tới.

Theo Food Navigator (gappingworld.com)

TIN TỨC KHÁC

Tái canh cà phê: Vẫn tốc độ “rùa”

12-6-2018

Đề án tái canh cây cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2014 – 2020 đã đi được 2/3 chặng đường nhưng công việc vẫn còn ngổn ngang khi diện tích cà phê già cỗi vẫn tăng. Năng suất, chất lượng sản phẩm chậm được cải thiện, trong khi giá cả bấp bênh đã khiến những người trồng cà phê nếm “giọt đắng”.

Chung tay tái canh cây cà phê Tây Nguyên: Khó nhất là vốn!

4-6-2018

Thủ phủ cà phê Tây Nguyên, phần lớn được trồng từ đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, đến nay đã có tuổi đời từ 25 đến trên 30 năm. Nhiều vườn đã già cỗi, thoái hóa, năng suất, chất lượng thấp.

Nông hộ là lực lượng chủ lực tái canh cây cà phê

5-6-2018

Sau nhiều năm thực hiện tái canh, những vườn cà phê của nông dân phát triển rất tốt, năng suất vượt trội so với vườn cũ đã bị thoái hóa. Những chủ vườn cà phê hết sức hồ hởi và có niềm tin cao.

Giống và vốn là điều kiện tiên quyết tái canh cây cà phê

6-6-2018

Bên cạnh sự hỗ trợ của địa phương, sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật thì giống và vốn là vô cùng quan trọng, quyết định sự thành bại của quá trình tái canh vườn cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên... Theo đó, rất cần những "bà đỡ" cho hai khâu cốt lõi này.

Nhà xuất khẩu cà phê hàng đầu Brazil cảnh báo chậm trễ giao hàng do đình công

25-5-2018

Nhà xuất khẩu cà phê hàng đầu Brazil cảnh báo chậm trễ giao hàng do đình công

Sản lượng cà phê Brazil năm 2018 dự báo cao kỷ lục

22-5-2018

Theo cơ quan thống kê nông nghiệp Brazil Conab, sản lượng cà phê Brazil năm 2018 dự báo đạt mức cao kỷ lục 58,04 triệu bao, vượt qua mức kỷ lục trước đó là 51,37 triệu bao năm 2016.

Dự trữ cà phê tại các kho của Mỹ đến cuối tháng 4/2018

21-5-2018

Giữa tháng 5/2018, Green Coffee Association đã công bố lượng cà phê dự trữ tại các kho của Mỹ đến cuối tháng 4/2018, theo đó tổng tồn kho cà phê tại các kho trên khắp nước Mỹ tăng 165.248 bao so với cuối tháng 3/2018:

Louis Dreyfus giảm dự trữ cà phê Robusta do thay đổi chính sách kho bãi

15-5-2018

Louis Dreyfus vừa xả bán một phần lớn lượng dự trữ cà phê Robusta có chứng nhận trước khi một thay đổi về quy định khiến chi phí dự trữ cà phê giao sau trở nên đắt đỏ hơn.

Xuất khẩu cà phê Brazil ổn định trong tháng 4/2018

11-5-2018

Theo Hiệp hội các nhà xuất khẩu cà phê Brazil Cecafé, trong tháng 4/2018, Brazil đã xuất khẩu 1,98 triệu bao loại 60kg, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm 2017.

Rủi ro kép đe dọa ngành cà phê tại miền đông Ethiopia

10-5-2018

Nhiều thế hệ qua, nông dân đã trồng cà phê tại Awedai và các khu vực lân cận miền đông Ethiopia, tạo dựng sinh kế từ loài cây này hiện cho sản phẩm xuất khẩu chính của nước này. Nhưng những vườn cà phê có tuổi đời hàng thế kỷ qua tại đây đang bị thay thế bởi Khat, một cây rợp lá để nhai như một chất kích thích tại vùng đất mũi châu Phi và bán đảo Arabian.

Báo cáo Thị trường cà phê ngày 19.04.2018

20-4-2018

Trong khi nhiều giấy mực viết về Starbucks đang có kế hoạch đóng cửa hơn 8000 cửa hàng tại Mỹ vào chiều thứ 3 ngày 29.05 để đào tạo hơn 175.000 nhân viên về khía cạnh tiêu cực của việc phân biệt chủng tộc. Sự kiện này diễn ra sau sự kiện tại cửa hàng Starbucks tại Philadenphia và do cần thời gian tìm chuyên gia cũng như xây dựng chương trình đào tạo hiệu quả nên thời điểm diễn ra đạo tạo bị lùi lại.

Starbucks đẩy mạnh phát triển tại thị trường Trung Quốc

18-4-2018

Cửa hàng Starbucks Thượng Hải có công suất phục vụ tới 7.000 khách mỗi ngày. Trong những ngày đầu tiên hoạt động, cửa hàng Starbucks Shanghai Roastery đã trở thành cửa hàng bận rộn nhất của Starbucks trên toàn thế giới, với số lượng giao dịch trung bình mỗi ngày gấp đôi số giao dịch của cửa hàng rất thành công Starbucks Roastery tại Seattle, và giá trị giao dịch trung bình là 29 USD