LÚA GẠO

FAO: Tình hình sản xuất lúa gạo năm 2016 và triển vọng năm 2017 của các nước xuất khẩu lớn

Cập nhật ngày: 03 | 05 | 2017

Ấn Độ

Ước tính chính thức lần thứ 2 cho sản xuất lúa gạo tại Ấn Độ vừa được công bố giữa tháng 2 vừa qua, cho thấy sản lượng vụ chính năm 2016 của nước này tăng 5% lên 144 triệu tấn lúa, tương đương 96 triệu tấn gạo, cao hơn 3,2 triệu tấn so với dự báo chính thức trước đó, chủ yếu nhờ mùa mưa diễn biến thuận lợi.

Theo các nhà chức trách Ấn Độ, kết quả sản xuất rất tích cực của vụ chính đã giúp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của sản lượng lúa vụ hai suy giảm 1,2%. Nguyên nhân chính là do nguồn cung nước hạn chế tại các bang miền Nam, tác động tiêu cực tới cả các khu vực sản xuất được thủy lợi hóa trong năm thứ 3 liên tiếp. Theo đó, nhìn chung, Ấn Độ dự báo tổng sản lượng lúa năm 2016 là 163,3 triệu tấn, tương đương 108,9 triệu tấn gạo, tăng 4% so với năm 2015 và cao hơn 1,8 triệu tấn so với dự báo của FAO hồi tháng 12/2016. FAO cũng đưa ra dự báo sản lượng lúa của nước này đạt 165,3 triệu tấn, tương đương 110,2 triệu tấn gạo năm 2017, cao hơn 1,2% so với mức sản lượng năm 2016. Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để đưa ra dự báo cho vụ sản xuất sắp tới do yếu tố chính là mùa mưa tại khu vực Tây Nam nước này.

Mức độ và phân phối lượng mưa theo mùa, cả về thời điểm và địa điểm, có tác động lớn tới diện tích và năng suất vụ chính. Trong khi đó, nguồn cung nước là yếu tố chính tác động lên sản xuất lúa vụ hai. Dự báo tăng trưởng còn phụ thuộc vào những chính sách thúc đẩy sản xuất từ phía chính phủ. Chính phủ Ấn Độ thường triển khai chính sách thu mua lúa ở mức giá hỗ trợ tối thiểu và mức giá này đã liên tục tăng trong những năm gần đây. Tuy nhiên, các nỗ lực nhằm giải quyết vấn đề năng suất thấp phổ biến trên cả nước tại Ấn Độ vẫn đang được triển khai thông qua các chính sách như National Food Security Mission và Bringing Green Revolution to Eastern India. Trong một phần kế hoạch ngân sách năm 2017, các nhà chức trách Ấn Độ cũng đang đặt mục tiêu thúc đẩy tín dụng nông nghiệp, tăng tỷ lệ thủy lợi hóa và cải thiện chất lượng đất, đồng thời mở rộng chương trình bảo hiểm mùa vụ “Pradhan Mantri Fasal Bima Yojana” (PMFBY). Chương trình bảo hiểm này vừa được triển khai vào năm 2016, nhằm cung cấp bảo hiểm mùa vụ toàn diện trước các rủi ro gây ra bởi thảm họa thiên nhiên, với mức phí bảo hiểm do nông dân thanh toán ở mức thấp: 2% cho vụ chính và 1,5% cho vụ phụ. Phần còn lại sẽ được thanh toán bởi chính phủ. Trong giai đoạn đầu triển khai chương trình vào vụ chính năm 2016, có 23 bang báo cáo đã triển khai chương trình, tổng diện tích canh tác được bảo hiểm là 38,9 triệu ha, tăng 15% so với diện tích được bảo hiểm trong năm 2015 của chương trình bảo hiểm trước đó. Chính phủ Ấn Độ đặt mục tiêu có 40% diện tích đất canh tác lúa được bảo hiểm theo chương trình PMFBY trong vụ tới và mở rộng lên mức 50% đến năm 2018.

Thái Lan

Các nhà chức trách Thái Lan cho biết nguồn cung nước dồi dào cho hệ thống thủy lợi vào vụ hai của niên vụ 2016/17 từ đầu tháng 4 đã đưa diện tích thủy lợi hóa đạt 1,2 triệu ha, có với chỉ 510.000 ha kế hoạch được phê duyệt cho vụ hai và tăng 560.000ha so với cùng kỳ năm ngoái, khi hoạt động sản xuất bị tác động nặng nề bởi tình trạng thiếu nước. Sự cải thiện nhanh chóng này là nhờ các biện pháp chính sách của chính phủ Thái Lan khuyến khích nông dân chuyển sang các cây trồng khác, và các nhà chức trách cũng khuyến cáo nông dân hạn chế gieo trồng lúa vụ 3, vốn thường bắt đầu sau khi thu hoạch lúa gieo trồng hồi tháng 4 chuẩn bị kết thúc. Xét đến sự tiến triển này về cơ sở hạ tầng sản xuất lúa gạo Thái Lan, FAO nâng dự báo sản xuất lúa của Thái Lan thêm 1,5 triệu tấn lên 32,6 triệu tấn, tương đương 21,6 triệu tấn lúa, tức tăng 14% so với sản lượng năm 2015. Mức tăng này phản ánh sản lượng tăng cả ở vụ chính và vụ hai nhờ điều kiện sản xuất thuận lợi được duy trì.

Về triển vọng sản xuất năm 2017, FAO dự báo sản xuất lúa tại Thái Lan sẽ tăng 700.000 tấn so với năm 2016 lên 33,3 triệu tấn, tương đương 22 triệu tấn gạo. FAO dự báo sản xuất lúa gạo Thái Lan tăng là do nông dân tại nước này tiếp tục lựa chọn trồng lúa thay vì các cây trồng khác, dù chính phủ nước này đã hạ mục tiêu sản xuất lúa từ 27 triệu tấn xuống 25 – 26 triệu tấn trong năm 2016. Giá lúa tại Thái Lan đang gặp áp lực lớn do sự phục hồi sản lượng, dù chính phủ nước này đã triển khai chương trình thế chấp lúa gạo tại chỗ đối với 3 triệu tấn lúa và tạo động lực cho các trung gian thương mại dự trữ các nguồn lúa thu hoạch vụ chính. Đến tháng 2/2017, giá lúa cổng trại giảm 6 – 14% so với cùng kỳ năm 2016, ở mức 7.400 – 10.900 Baht/kg, tương đương 214 – 317 USD/tấn. Giá lúa giảm mạnh cũng gây áp lực lên giá các ngũ cốc thay thế. Trong trường hợp này là ngô, khi chính phủ Thái Lan liên tục kêu gọi nông dân chuyển từ trồng lúa sang trồng ngô.

Mặc dù mía đường vẫn là cây trồng thay thế thu hút sự chú ý của nông dân nhưng diễn biến vẫn cần được theo dõi trong bối cảnh các cải cách căn bản ngành đường Thái Lan đang diễn ra và nguồn cung gạo chất lượng kém dồi dào từ kho dự trữ chính phủ, người trồng lúa có thể sẽ có động lực chuyển sang trồng mía.

Về vấn đề thời tiết, Cơ quan Khí tượng Thủy văn Thái Lan cho biết lượng mưa có thể sẽ duy trì ở mức bình thường trong suốt tháng 5 – 6.

Việt Nam

Theo ước tính chính thức mới nhất, sản lượng lúa của Việt Nam năm 2016 đạt 43,6 triệu tấn, tương đương 28,3 triệu tấn gạo, giảm 4% so với năm 2015. Nguyên nhân là do thiếu nước, xâm mặn nghiêm trọng và bão làm giảm năng suất trung bình. Nông dân Việt Nam hiện đang thời gian cao điểm sản xuất vụ chính đông xuân. Đến giữa tháng 3/2017, hoạt động sản xuất vụ lúa đầu tiên và lớn nhất trong 3 vụ được báo cáo là phục hồi so với hoạt động sản xuất hồi năm ngoái, đạt diện tích gieo trồng 3,04 triệu ha. Tại ĐBSCL, khu vực sản xuát chiếm một nửa sản lượng vụ đông xuân, vấn đề xâm mặn vẫn còn tác động và mưa đến trễ được cho là có thể làm giảm năng suất. Năm 2016, nguồn nước không đủ cho hệ thống thủy lợi và tình trạng xâm mặn đã làm giảm 10% năng suất trung bình vụ chính tại ĐBSCL xuống còn 6,4 tấn/ha. Kết quả thu hoạch sớm cho thấy thậm chí năng suất còn có thể giảm thấp hơn trong năm nay. Tình hình sản xuất tại ĐBSH tốt hơn nhờ thời tiết tốt. Hiện khu vực ĐBSCL đang chuẩn bị xuống giống vụ hè thu. Tuy vậy, sự tụt giảm sản lượng trong vụ đầu bị trễ có thể duy trì mức giá lúa ở mức cao.

Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để đưa ra dự báo về sản xuất lúa gạo Việt Nam năm 2017 do cần theo dõi thêm liệu quỹ đạo giảm sản lượng có tiếp diễn trong vụ 3, xét đến định hướng của chính phủ muốn chuyển đổi 800.000ha đất lúa sang các mục đích khác đến năm 2020. Nhìn chung, FAO dự báo Việt Nam sẽ thu hoạch 44 triệu tấn lúa, tương đương 28,6 triệu tấn gạo trong năm 2017, tăng 1% so với sản lượng năm 2016.

Pakistan

Ước tính sơ bộ của chính phủ Pakistan cho thấy sản lượng lúa năm 2016 của nước này giảm năm thứ 2 liên tiếp xuống còn 10 triệu tấn, tương đương 6,6 triệu tấn gạo, giảm 3% so với năm 2015 và thấp hơn 350.000 so với dự báo của FAO. Mặc dù thời tiết thuận lợi nâng năng suất lúa lên mức cao 3,7 tấn/ha, mức tăng này không bù đắp được mức giảm diện tích canh tác do giá thấp nên nông dân chuyển sang các cây trồng khác sinh lời cao hơn hoặc chuyển thành đất đồng cỏ.

FAO dự báo sản lượng lúa năm 2017 của Pakistan sẽ phục hồi 3% lên 10,3 triệu tấn, tương đương 6,8 triệu tấn gạo. Dự báo này phản ánh nhận định sự phục hồi của giá gạo nôi địa cộng với chi phí đầu vào giảm, chủ yếu là chi phí phân bón, sẽ khuyến khích nông dân tăng diện tích đất canh tác lúa.

Tuy nhiên, diễn biến thực tế vẫn phục thuộc vào tình hình thực tế mùa mưa và lượng nước cho hệ thống thủy lợi hiện có. Một số nhà quan sát lo ngại về nguồn nước khi các đợt khô hạn trái mùa đang làm cạn kiệt nguồn nước tại các hồ chứa.

Theo FAO

Theo Gappingworld

TIN TỨC KHÁC

Giá lúa gạo ngày 28/4/2017

28-4-2017

Giá lúa gạo ổn định

Nhiều nhà xuất khẩu gạo tiếp cận thị trường Trung Quốc

27-4-2017

Bắc Kinh đã đồng ý thêm 8 công ty của Campuchia bán gạo vào thị trường Trung Quốc đại lục, nâng lên 34 công ty.

Phát động cuộc thi sáng tác Logo thương hiệu quốc gia gạo Việt Nam

27-4-2017

Sáng nay (26/4), tại TP HCM, Bộ NN-PTNT đã tổ chức Lễ phát động “Cuộc thi sáng tác Logo thương hiệu quốc gia gạo Việt Nam”, với tiền thưởng 100 triệu đồng cho giải nhất.

Giá lúa gạo ngày 27/4/2017

27-4-2017

Giá lúa gạo ổn định

Giá lúa gạo ngày 25/4/2017

25-4-2017

Giá lúa gạo ổn định

Xuất khẩu gạo tháng 3 của Việt Nam cao nhất trong vòng 1 năm

24-4-2017

Về dài hạn, nhập khẩu gạo của nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới là Trung Quốc được dự báo giảm xuống còn 4,5 triệu tấn trong năm thương mại tính đến tháng 6/2018. Trong tháng 3/2017, xuất khẩu gao của Việt Nam đạt 550.700 tấn, kim ngạch xuất khẩu theo tháng cao nhất trong vòng 1 năm, với nhu cầu từ Trung Quốc và những đối tác chính khác, như Singapore và Bờ Biển Ngà, tăng.

Giá lúa gạo ngày 24/4/2017

24-4-2017

Giá lúa Jasmine khô Cần Thơ giảm mạnh

Thái Lan phê chuẩn bán 1,62 triệu tấn gạo không dùng làm thực phẩm

22-4-2017

Hội đồng chính sách gạo quốc gia Thái Lan, do Thủ tướng Prayut Chan-o-cha đứng đầu, vừa phê chuẩn bán lô gạo không dùng làm thực phẩm đầu tiên được đấu giá trong phiên chung, tổng cộng lượng bán là 1,62 triệu tấn, trị giá 7,92 tỷ Baht.

Giá lúa gạo ngày 21/4/2017

21-4-2017

Giá lúa IR50404 giảm nhẹ

Giá lúa gạo ngày 19_4_2017

19-4-2017

Tại Tiền Giang giá lúa tăng mạnh.

Giá lúa gạo ngày 18/4/2017

18-4-2017

Tại Hậu Giang giá lúa OM 4218 tăng nhẹ

Dự trữ gạo của Ai Cập đủ dung trong sáu tháng

17-4-2017

Theo hãng tin MENA, nguồn cung cấp gạo của Ai Cập sẽ đáp ứng đủ tiêu thụ nội địa trong vòng sáu tháng. Ông Ragab Shehata, người đứng đầu bộ phận gạo tại Liên đoàn Công nghiệp Ai Cập cho biết, giá gạo trung bình sẽ ở mức 6,5-7,5 bảng Ai Cập/kg và lương thực sẵn có sẽ đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dung. Thị trường gạo hiện nay đang ổn định và sẽ không có biến động lớn về giá đến lễ hội Ramadan vào tháng 5.