Về dài hạn, nhập khẩu gạo của nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới là Trung Quốc được dự báo giảm xuống còn 4,5 triệu tấn trong năm thương mại tính đến tháng 6/2018. Trong tháng 3/2017, xuất khẩu gao của Việt Nam đạt 550.700 tấn, kim ngạch xuất khẩu theo tháng cao nhất trong vòng 1 năm, với nhu cầu từ Trung Quốc và những đối tác chính khác, như Singapore và Bờ Biển Ngà, tăng.
Lượng gạo thực xuất trong tháng 3 cũng là mức cao nhất kể từ tháng 3/2016 và đánh dấu lần đầu tiên kể từ năm ngoái lượng xuất khẩu gạo từ Việt Nam vượt mốc 500.000 tấn, theo dữ liệu Hải quan Việt Nam cho thấy. Việt Nam hiện là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới sau Ấn Độ và Thái Lan. Trung Quốc là nước nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam kể từ năm 2012, đã nhập khẩu 286.100 tấn trong tháng 3 vừa qua, gần gấp đôi so với lượng nhập khẩu hồi tháng 2, trong khi xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Singapore tăng 10 lần lên 50.300 tấn trong cùng kỳ so sánh.
Bờ Biển Ngà nhập khẩu 6.700 tấn gạo từ Việt Nam trong tháng 3/2017, tăng gần gấp 10 lần lượng gạo nhập khẩu trong tháng 2/2017 và so với chỉ khoảng 397 tấn gạo nhập khẩu trong cùng kỳ năm ngoái. Các nhà giao dịch cho biết các hãng giao dịch tại Singapore sử dụng Singapore làm điểm luân chuyển hàng, trong khi phần lớn gạo Việt Nam xuất khẩu sang Singapore thực tế được luân chuyển tới các thị trường khác trong khu vực và châu Phi.
Trong quý 1/2017, Việt Nam đã xuất khẩu 1,29 triệu tấn, giảm 17,5% so với cùng kỳ năm 2016, tiếp tục khuynh hướng suy giảm xuất khẩu đã bắt đầu từ tháng 5/2016, theo số liệu Hải quan. Suy giảm xuất khẩu gạo từ đầu năm đến nay chủ yếu do nhu cầu yếu từ Philippines và Indonesia.
USDA dự báo nhập khẩu gạo của Trung Quốc đạt 5 triệu tấn trong niên vụ 2016/17, tăng từ 4,8 triệu tấn trong niên vụ trước. Tuy nhiên, nhập khẩu gạo của Trung Quốc trong niên vụ tới, bắt đầu từ tháng 7/2017 được dự báo sẽ giảm xuống còn 4.5 triệu tấn do giá gạo nhập khẩu giảm tính cạnh tranh cũng như các biện pháp làm hạn chế xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc, báo cáo của USDA nhận định. “Do dự trữ ngoại hối của Trung Quốc giảm và triển vọng điều chỉnh tỷ giá tăng, cơ hội cho nhập khẩu gạo bị hạn chế lại”. Bên cạnh đó, Trung Quốc đã cấp giấy phép xuất khẩu gạo cho chỉ 22 công ty Việt Nam tính đến 1/1/2017.
Năm 2016, xuất khẩu gạo của Việt Nam giảm xuống còn 4,8 triệu tấn, mức thấp nhất kể từ năm 2008, do sản xuất lúa gạo nội địa tại các thị trường xuất khẩu chính như Philippines, Indonesia và Malaysia tăng lên, cũng như tăng cạnh tranh từ Ấn Độ, Pakistan, Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar, và Campuchia. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đang gọi một cuộc “cách mạng” để tăng chất lượng gạo và thúc đẩy giá trị xuất khẩu.
Cuộc cách mạng ngành gạo Việt Nam lần thứ nhất diễn ra vào cuối thập niên 1980s khi các cải cách nhanh chóng trong sản xuất nông nghiệp đã giúp Việt Nam trở thành một nước xuất khẩu gạo.
Hiệp hội Lương thực Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu gạo năm 2017 tăng nhẹ lên khoảng 5 triệu tấn. Tuần này, giá gạo trắng 5% tấm của Việt Nam giảm xuống còn 347 – 350 USD/tấn, FOB Sài Gòn, từ mức 352 – 355 USD/tấn hồi tuần trước. Tuy nhiên, mức giá này vẫn đang cao hơn mức giá xuất khẩu trung bình trong quý 1 (344 USD/tấn), theo ghi nhận của UN FAO.
Theo Talk Vietnam