RAU QUẢ

Khẩn trương tuân thủ các quy định an toàn thực phẩm của EU

Cập nhật ngày: 24 | 02 | 2025

EU không quy định về khối lượng hàng hóa, nên đôi khi chỉ vài kilogram cũng bị cơ quan quản lý kiểm tra và cảnh báo nếu chúng ta vi phạm.

Nguồn: Nongnghiep.vn

Chỉ đạo của Chính phủ

Ngày 20/2 vừa qua, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 1407/VPCP-NN thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về thông tin báo chí phản ánh "Thực phẩm xuất khẩu của Việt Nam bị EU cảnh báo".

Theo đó, nhiều loại thực phẩm liên tục bị EU cảnh báo, khiến Việt Nam rơi vào nguy cơ mất thị trường xuất khẩu tỷ USD nếu không có biện pháp chấn chỉnh kịp thời.

Nguyên nhân được chỉ ra là do một số doanh nghiệp chưa đăng ký lưu hành các sản phẩm có chứa thành phần từ thực phẩm mới, vi phạm quy trình phê duyệt của châu Âu. Nhiều trường hợp khai báo không đúng theo hồ sơ đăng ký về nguyên liệu, nhất là các thành phần có thể gây dị ứng cho người tiêu dùng, làm dấy lên mối lo ngại lớn về minh bạch và an toàn thực phẩm.

Nghiêm trọng hơn, một số sản phẩm chứa phụ gia không được phép sử dụng hoặc vượt mức quy định, khiến EU buộc phải ra lệnh thu hồi ngay lập tức. Hoặc nhiều lô hàng có thành phần từ động vật nhưng lại không thực hiện kiểm dịch thú y tại cửa khẩu, vi phạm trực tiếp các quy định an toàn sinh học của EU.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã giao Bộ NN-PTNT, Bộ Công thương theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được giao khẩn trương chỉ đạo, triển khai quyết liệt, hiệu quả các biện pháp nhằm tăng cường thông tin, phổ biến, hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm xuất khẩu thường xuyên cập nhật và thực hiện đầy đủ các quy định về vệ sinh, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh của thị trường xuất khẩu.

Cùng với đó, tăng cường kiểm tra, giám sát vùng nguyên liệu, các cơ sở sơ chế, chế biến, đóng gói nhằm đảm bảo đáp ứng quy định về các biện pháp vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động, thực vật, tránh tình trạng bị cảnh báo về an toàn thực phẩm, ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu nông sản, thực phẩm của Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Chia sẻ thêm về những quy định này, ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam nhấn mạnh 2 nội dung về "thực phẩm mới" và "sản phẩm hỗn hợp". Đây là vấn đề đang khiến doanh nghiệp lúng túng.

Theo ông Nam, "thực phẩm mới" là bất kỳ loại thực phẩm nào không được sử dụng để tiêu thụ cho con người ở mức đáng kể trong Liên minh châu Âu trước ngày 15/5/1997. Chi tiết được nêu tại Quy định (EU) 2015/2283. Danh sách thực phẩm mới được cấp phép tại Quy định (EU) 2018/1023.

Trong khi đó, "sản phẩm hỗn hợp" nếu chứa thành phần có nguồn gốc từ động vật, thì nguyên liệu từ động vật phải nằm trong danh sách các doanh nghiệp được phép xuất khẩu sản phẩm động vật vào EU.

Riêng về nhóm sản phẩm hỗn hợp, đây là một quy định rất mới, vừa được EU ban hành tại Quy định (EC) 2022/2292 và có hiệu lực từ ngày 15/12/2022. EU quy định, những sản phẩm có thành phần từ động vật đã qua chế biến và các nguyên liệu thực vật làm thay đổi đặc tính của sản phẩm nguồn gốc động vật được coi là sản phẩm tổng hợp.

"Tất cả các sản phẩm tổng hợp, trong đó bao gồm bánh cáy, muốn xuất khẩu vào EU phải được sản xuất từ các cơ sở được EU phê duyệt và đặt tại quốc gia được EU cho phép xuất khẩu. Đó là 2 yếu tố cần lưu ý, bên cạnh nguồn nguyên liệu đạt chuẩn và được EU cấp phép trong các phụ lục của Quy định (EC) 2022/2292", ông Nam bày tỏ.

Cẩn trọng nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa

Vào tuần trước, EU cho biết, Kế hoạch Quy định sử dụng bền vững thuốc trừ sâu (SUR) không còn nằm trong chương trình nghị sự của ban điều hành EU, sau khi các bên liên quan không đạt được tiến triển nào trong quá trình thảo luận. Việc giảm một nửa lượng thuốc trừ sâu đến năm 2030 vấp phải sự phản đối quyết liệt từ các đảng cánh hữu và các cuộc biểu tình rộng rãi của nông dân.

Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển, kiêm nhiệm thị trường Bắc Âu, nhìn nhận, việc EU từ bỏ kế hoạch cắt giảm thuốc trừ sâu có thể giúp doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam giảm áp lực trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường khắt khe. 

Tuy nhiên, nông sản, thực phẩm nhập khẩu vào EU có thể phải đáp ứng những yêu cầu cao hơn về mức dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật (MRL), trong đó có những hóa chất không được phép sử dụng trong quá trình canh tác, chế biến. Nói tóm lại, là siết chặt các vấn đề liên quan tới vệ sinh, an toàn thực phẩm.

Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU thông tin thêm, rằng hệ thống pháp luật của EU về an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật liên tục được sửa đổi, bổ sung và minh bạch hóa nhằm bảo vệ sức khỏe con người, động, thực vật và môi trường tại châu Âu.

Về quản lý an toàn thực phẩm chung, EU tiếp cận theo hướng tích hợp, nghĩa là kiểm soát mọi mắt xích trong chuỗi sản xuất, phân phối và xuất khẩu. Với nông sản, thực phẩm hàng hóa của các nước thứ ba nếu muốn tiếp cận thị trường, EU sẽ áp dụng các biện pháp quản lý khác nhau.

Chẳng hạn với sản phẩm có nguồn gốc thực vật, EU yêu cầu giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật, do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp; Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật và tài liệu để đảm bảo lô hàng đáp ứng yêu cầu của EU; Nhận dạng để đảm bảo rằng lô hàng đúng quy cách tương ứng với giấy chứng nhận; Kiểm tra để đảm bảo lô hàng không có sinh vật gây hại theo quy định và khi kiểm tra thực tế theo Quy định (EU) 2019/2072.

Phân tích chi tiết hơn, Phó Giám đốc Ngô Xuân Nam cho rằng, EU không quy định về khối lượng hàng, nên đôi khi hàng hóa chỉ vài kilogram cũng bị kiểm tra và cảnh báo nếu vi phạm. “Với nhóm hàng đã bị EU cảnh báo ở mức độ cao, nếu chúng ta không có giải pháp kịp thời, cải thiện, thậm chí EU sẽ không cho nhập vào”, ông Nam nói.

TIN TỨC KHÁC

Giống nho NH04-102 chính thức được phép sản xuất tại Duyên hải Nam Trung bộ

20-2-2025

Giống nho không hạt chất lượng cao NH04-102 của Viện Nha Hố đã được giới thiệu và chính thức được phép phát triển sản xuất tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ.

Việt Nam sắp vượt qua Thái Lan về xuất khẩu sầu riêng vào Trung Quốc

4-2-2025

Năm 2024, nhập khẩu sầu riêng của Trung Quốc từ Thái Lan giảm 12,8% xuống còn 809.740 tấn, trong khi nhập khẩu từ Việt Nam lại tăng mạnh 49,4% lên 736.715 tấn.

Việt Nam đứng thứ hai xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc

4-2-2025

Việt Nam đứng thứ hai trong xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc với kim ngạch hơn 4 tỷ USD, vượt Chile và thu hẹp khoảng cách với Thái Lan.

Xuất khẩu rau quả Việt Nam sụt giảm trong tháng đầu năm 2025

4-2-2025

Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit) thông tin, trong tháng 1/2025, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt 416 triệu USD, giảm 11,3% với tháng trước (tháng 12/2024 đạt 529 triệu USD) và giảm 5,2% so với cùng kỳ năm 2024 (tháng 1/2024 đạt 490 triệu USD).

Sầu riêng 'tắc đường' sang Trung Quốc: Kinh nghiệm 10 ngày thần tốc của Thái Lan

23-1-2025

Cả hệ thống nông nghiệp Thái Lan đã vào cuộc, nhằm giải quyết dứt điểm việc tồn dư vàng O trên sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc.

Doanh nghiệp bán rẻ sầu riêng vì khó xuất sang Trung Quốc

20-1-2025

Trung Quốc kiểm tra thêm chất vàng O, một số doanh nghiệp Đăk Lăk buộc phải quay đầu xe để bán tháo sầu riêng giá rẻ thay vì cố chờ thông quan.

Sầu riêng Việt Nam chiếm gần một nửa sầu riêng nhập vào Trung Quốc

8-1-2025

Trung Quốc tăng mạnh nhập khẩu sầu riêng Việt Nam trong năm 2024 trong khi giảm nhập từ Thái Lan, giúp sầu riêng Việt Nam tăng thị phần tại thị trường này.

Xuất khẩu rau quả 2025 có thể tiếp tục lập kỷ lục 8 tỷ USD nhờ sầu riêng?

6-1-2025

Năm 2025, ngành rau quả đặt mục tiêu xuất khẩu tiếp tục lập mốc kỷ lục mới, tăng 15% so với 2024 lên khoảng 8 tỷ USD. Trong đó, sầu riêng tiếp tục đóng vai trò là lực đẩy chính nhờ vẫn còn dư địa tăng trưởng.

Cần sớm ban hành tiêu chuẩn cho các mặt hàng rau quả chủ lực

31-12-2024

Hiệp hội Rau quả kiến nghị Bộ NN-PTNT có thêm những chương trình, chính sách để hỗ trợ ngành hàng nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm và xuất khẩu bền vững.

Việt Nam thu hơn 3,1 tỷ USD từ xuất khẩu sầu riêng

24-12-2024

Xuất khẩu sầu riêng đạt hơn 3,1 tỷ USD (77.500 tỷ đồng), chiếm gần một nửa kim ngạch xuất rau quả năm nay.

Trung Quốc chi hơn 100.000 tỷ đồng mua rau quả Việt

24-12-2024

11 tháng, xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc đạt hơn 4,3 tỷ USD (108.000 tỷ đồng), tăng 28% so với cùng kỳ 2023, cao nhất từ trước tới nay.

Lần đầu tiên Việt Nam tổ chức hội thảo quốc tế ngành dừa

13-12-2024

Ngày 12/12, Hiệp hội Dừa Việt Nam phối hợp với Betrimex tổ chức hội thảo quốc tế về ngành dừa với chủ đề 'Nâng tầm chuỗi giá trị ngành dừa Việt Nam' (CocoNext 2024).