RAU QUẢ

TRUNG QUỐC ĐẨY MẠNH NHẬP TRÁI CÂY TỪ ASEAN QUA TỈNH QUẢNG TÂY

Cập nhật ngày: 30 | 08 | 2023

Trung Quốc xây dựng trung tâm thương mại trái cây từ ASEAN ở 3 thành phố lớn của tỉnh Quảng Tây, gồm Sùng Tả, Nam Ninh và Khâm Châu.

Nguồn: Nongnghiep.vn

Một quầy sầu riêng tại hội chợ hàng Thái Lan ở thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc hồi tháng 7/2023. Ảnh: CNS.

Một quầy sầu riêng tại hội chợ hàng Thái Lan ở thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc hồi tháng 7/2023. Ảnh: CNS.

Ba trung tâm thương mại trái cây tại tỉnh Quảng Tây được triển khai theo dự án Trung tâm Phân phối Nông sản Trung Quốc - ASEAN, nhằm tăng cường kết nối tỉnh này với các nước ASEAN, theo báo cáo do hãng tin CNS công bố.

Mục đích của dự án này nhằm xây dựng một hệ thống thương mại hoàn chỉnh bao gồm phân phối, kinh doanh và chế biến trái cây, báo cáo cho biết.

Giới chuyên gia cho rằng việc thành lập các trung tâm này sẽ thúc đẩy phát triển mạng lưới vận tải trái cây nhập khẩu, mang lại lợi ích cho cả người tiêu dùng Trung Quốc cũng như giảm chi phí vận tải cho nhà xuất khẩu trái cây ASEAN.

Kim ngạch thương mại tỉnh Quảng Tây đã đạt 339,07 tỷ nhân dân tệ trong nửa đầu năm 2023, tăng 43,2% so với cùng kỳ năm ngoái và gần một nửa trong đó (161,38 tỷ NDT) đến từ các nước ASEAN, tăng 92,6%, theo truyền thông Trung Quốc.

Trung tâm thương mại trái cây ở Khâm Châu, ở gần khu vực cảng của thành phố này, nằm trong dự án Thí điểm Khu Thương mại Tự do của Trung Quốc. Với lợi thế sở hữu nhiều tuyến đường biển với các nước ASEAN, trung tâm này có nhiệm vụ tiếp cận các thị trường Malaysia, Campuchia và Thái Lan, đồng thời đưa các loại trái cây nhiệt đới chất lượng cao như sầu riêng, xoài và nhãn đến người tiêu dùng Trung Quốc.

Trong lễ khánh thành trung tâm, lô hàng sầu riêng đầu tiên của Malaysia đã cập cảng Khâm Châu, sau đó được xử lý và chuyển vào một kho lạnh chuyên dụng. So với nhập khẩu trái cây qua Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị ở Lạng Sơn, Việt Nam, cảng Khâm Châu có nhiều lợi thế lớn hơn do chi phí vận tải qua đường biển thấp hơn đường bộ. Vận tải trài cây qua đường biển trung bình có thể tiết kiệm 10.000 NDT/container so với đường bộ, theo giới chức Khâm Châu.

Trong ba năm tới, Khâm Châu có kế hoạch xây dựng một thị trường thương mại trái cây Trung Quốc - ASEAN và nền tảng thương mại trực tuyến, hướng tới mục tiêu xuất nhập khẩu trái cây đạt trên 600.000 tấn/năm vào năm 2025.

Cảng Khâm Châu có kết nối với 26 cảng biển của các nước ASEAN với 36 tuyến đường vận chuyển hàng hóa, theo Mai Liang, thuộc Tập đoàn Đầu tư Phát triển Khâm Châu, đơn vị xây dựng cảng Khâm Châu. "Khâm Châu nằm ở điểm cuối cùng của mạng lưới đường sắt Trung Quốc, có thể vận chuyển hàng nhập khẩu đi khắp Trung Quốc", Mai cho biết hôm 28/8.

Lan Bin, chủ tịch Công ty Logistics Xianglong ở Khâm Châu, hôm 28/8 cho biết công ty của ông đã đầu tư khoảng 400 triệu NDT vào hoạt động kinh doanh tại trung tâm thương mại trái cây.

"Lợi thế địa lý của cảng Khâm Châu có thể đáp ứng yêu cầu vận tải nghiêm ngặt đối với một số loại trái cây tươi, như sầu riêng và xoài. Bên cạnh đó, thời gian vận chuyển có thể giảm 2 ngày", ông Lan nói.

Trong 5 tháng đầu năm nay, kim ngạch nhập khẩu trái cây của Quảng Tây từ ASEAN đạt 3,66 tỷ NDT, tăng 193,7% so với cùng kỳ năm 2022, theo dữ liệu do cơ quan hải quan Nam Ninh công bố.

Kế hoạch này của Quảng Tây sẽ giúp trái cây nhập khẩu được phân phối trên khắp Trung Quốc và nâng tầm quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và các thành viên ASEAN, Xu Liping, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, thuộc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, cho biết hôm 28/8.

Thành phố Trùng Khánh, ở Tây Nam Trung Quốc, nơi khởi xướng sáng kiến Hành lang Thương mại Biển - Đất liền Quốc tế Mới, cũng đã và đang xây dựng một mạng lưới phân phối nông sản nhập khẩu từ các nước ASEAN ra khắp Trung Quốc.

Chính quyền thành phố Trùng Khánh đang nỗ lực tạo điều kiện cho các hoạt động vận tải đường bộ và đường biển cùng với hành lang thương mại kết nối các tỉnh Quảng Tây, Vân Nam với các nước ASEAN bao gồm Lào, Việt Nam và Myanmar.

Trong 7 tháng đầu năm 2023, ASEAN là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, và tổng kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN đạt 3,59 nghìn tỷ NDT, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm 2022, chiếm 15,3% tổng thương mại quốc tế của Trung Quốc, theo dữ liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc.

"Nhiều hội chợ và triển lãm thương mại được tổ chức tại Quảng Tây với mục đích tăng cường hợp tác với các nước ASEAN, cộng với sự thuận lợi về giao thông từ hành lang thương mại, đã đem lại cho thị trường địa phương những cơ hội kinh doanh tuyệt vời. Hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN sẽ khởi sắc trong tương lai", ông Xu khẳng định.

TIN TỨC KHÁC

Xuất khẩu rau quả vào Trung Quốc tăng kỷ lục

28-8-2023

Sầu riêng là mặt hàng có đóng góp mạnh nhất trong kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam 8 tháng qua.

Giá thanh long chính vụ cao gần gấp đôi năm ngoái

22-8-2023

Giá thanh long ruột đỏ được thương lái mua tại vựa với giá từ 6.000-11.000 đồng/kg, thanh long ruột trắng có giá từ 10.000-12.000 đồng/kg.

Lần đầu tiên Việt Nam có hệ thống truy xuất “dấu chân” trái thanh long

18-8-2023

Từ nay trở đi, người dân ở châu Âu ăn một quả thanh long hay con tôm từ Việt Nam xuất khẩu đến, sẽ biết quá trình sản xuất và vận chuyển sản phẩm đó đã thải ra môi trường lượng khí carbon bao nhiêu và ở những công đoạn nào…

‘MỎ VÀNG’ MỚI NỔI TẠI ĐÔNG NAM Á: LÀ MẶT HÀNG VIỆT NAM XUẤT KHẨU TĂNG 18 LẦN, TRUNG QUỐC CỰC 'NGHIỆN' KHIẾN NHIỀU QUỐC GIA MỜI GỌI ĐẦU TƯ

14-8-2023

Trung Quốc cũng đang ôm mộng nội địa hóa mặt hàng trên nhưng với kết quả ban đầu đầy thất vọng, Malaysia, Thái Lan hay Việt Nam có lẽ không cần quá lo lắng trước đối thủ này.

Doanh nghiệp Việt Nam có thể bắt đầu xuất khẩu dừa sang Mỹ 'ngay lập tức'

10-8-2023

Cục Kiểm dịch động thực vật (APHIS) thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ thông tin tới Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) về việc cho phép Việt Nam xuất khẩu dừa sang thị trường này.

Giá sầu riêng đầu vụ tăng cao, nhộn nhịp "cọc, chốt"

7-8-2023

Nông dân tỉnh Đắk Lắk đang vào vụ thu hoạch sầu riêng năm 2023, kéo dài từ cuối tháng 7 đến tháng 10. Năm nay, giá sầu riêng đầu vụ tăng cao, năng suất dự đoán tăng, nông dân Đắk Lắk phấn khởi.

XUẤT KHẨU SẦU RIÊNG LẬP KỶ LỤC, TIẾN SÁT MỤC TIÊU 1 TỶ USD CHỈ SAU 6 THÁNG

28-7-2023

6 tháng đầu năm, xuất khẩu quả sầu riêng đạt 876 triệu USD, gấp 20 lần cùng kỳ năm trước, hoàn thành 88% mục tiêu 1 tỷ USD trong năm 2023 mà Hiệp hội Rau quả Việt Nam đặt ra ở vào đầu năm.

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỪ SẢN PHẨM TỎI ĐEN THEO CÔNG NGHỆ NHẬT BẢN

25-7-2023

Tỏi tía huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La là một trong những loại nông sản có giá trị kinh tế, được nhiều du khách biết đến. Bởi, tỏi có mùi thơm, cay, nhiều tinh dầu và có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.

KHÁNH THÀNH NHÀ MÁY CHẾ BIẾN SẦU RIÊNG CÔNG SUẤT 40 NGHÌN TẤN/NĂM

20-7-2023

Nhà máy được đầu tư hơn 100 tỷ đồng, chuyên chế biến trái sầu riêng tươi và bóc múi với dây chuyền hiện đại nhất Việt Nam hiện nay để xuất khẩu.

RAU QUẢ CHƯA THOÁT CẢNH ĐƯỢC MÙA RỚT GIÁ

19-7-2023

Tình trạng rộ mùa rớt giá vẫn tiếp diễn dù ngành rau quả liên tục lập kỷ lục về xuất khẩu.

Vải thiều Việt 'hút' khách hàng Thái Lan, bán với giá 173.000 đồng/kg

17-7-2023

Theo Tổng giám đốc Central Retail Việt Nam, vải thiều Việt Nam được đánh giá là loại vải ngon nhất trên thị trường Thái Lan, được bán với giá 259 Bath/hộp, tương đương 173.000 đồng/kg.

VẢI THIỀU BẮC GIANG CHINH PHỤC THỊ TRƯỜNG THÁI LAN VỚI XUẤT KHẨU CHÍNH NGẠCH

10-7-2023

Vải thiều Bắc Giang tươi vừa được xuất khẩu chính ngạch và đưa vào một hệ thống siêu thị lớn tại Thái Lan, mở ra một kênh xuất khẩu tiềm năng cho nông sản Việt Nam.