RAU QUẢ

Lần đầu tiên Việt Nam có hệ thống truy xuất “dấu chân” trái thanh long

Cập nhật ngày: 18 | 08 | 2023

Từ nay trở đi, người dân ở châu Âu ăn một quả thanh long hay con tôm từ Việt Nam xuất khẩu đến, sẽ biết quá trình sản xuất và vận chuyển sản phẩm đó đã thải ra môi trường lượng khí carbon bao nhiêu và ở những công đoạn nào…

Nguồn: Vneconomy

Canh tác thanh long tại bình thuận đã được truy xuất dấu chân carbon theo thời gian thực.
Canh tác thanh long tại bình thuận đã được truy xuất dấu chân carbon theo thời gian thực.

Ngày 17/8/2023, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) đồng tổ chức hội thảo “Chuyển đổi số hướng tới nông nghiệp xanh và phát triển bền vững”.

Sự kiện này nằm trong khuôn khổ dự án "Thúc đẩy đầu tư của tư nhân vào nông nghiệp carbon thấp và ứng phó biến đổi khí hậu, góp phần thực hiện NDC (Đóng góp do quốc gia tự quyết định) của Việt Nam”, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng UNDP phối hợp thực hiện.

TRUY XUẤT DẤU CHÂN CARBON TRONG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN

Tại hội thảo, lần đầu tiên UNDP và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giới thiệu mô hình về một hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử để theo dõi xuất xứ và dấu chân carbon của từng trái thanh long được sản xuất tại Bình Thuận.

Với hệ thống này, người tiêu dùng trong nước và quốc tế khi mua hoặc nhập khẩu thanh long từ vùng sản xuất trọng điểm Bình Thuận, có thể quét mã QR để truy xuất nguồn gốc trái cây và mức độ thực hành “xanh” hoặc thân thiện với môi trường được áp dụng để sản xuất ra trái cây này một cách minh bạch nhất.

Dấu vết carbon trong sản xuất thanh long
Dấu vết carbon trong sản xuất thanh long

Theo đó, các thiết bị thông minh tự động đo lượng khí phát thải khí carbon được lắp đặt tại từng vườn trồng, cập nhật lên không giang mạng, cho phép theo dõi và thống kê dấu chân carbon theo thời gian thực. Không chỉ dừng lại ở đó, công nghệ này còn phân tích, để đưa ra các giải pháp để giảm phát thải carbon trong sản xuất, vận chuyển nông sản.

Cụ thể, cải thiện hiệu quả sử dụng điện chiếu sáng – chuyển từ bóng Compact sang đèn Led giúp giảm tới 68% lượng phát thải từ sử dụng điện năng. Trồng xen cây thân gỗ tại các bờ bao, đường ranh giới, các khoảng trống trong vườn thanh long, đã giúp hấp thu khí carbon do cây thanh long thải ra. Ước tính trồng 100-300 cây thân gỗ/ha, hấp thụ được 0,9 – 2,8 tấn CO2/ha/năm, tương đương giảm 20-45% lượng phát thải tại trang trại.

Đến nay, đã có 99 vườn trồng của nông dân thuộc 4 hợp tác xã tại Bình Thuận (HTX Thanh long Hoà Lệ, HTX Hàm Minh, HTX Thuận Tiến, Công ty Phúc Hà) đã được cấp tài khoản tham gia hệ thống này.

Trong bối cảnh chuyển đổi xanh trong nông nghiệp, đây là một công cụ quan trọng để các nhà sản xuất và doanh nghiệp địa phương tại Việt Nam theo dõi và quản lý mức độ phát thải khí nhà kính của chuỗi cung ứng và tránh những rào cản không cần thiết khi xuất khẩu sang các thị trường giá trị cao, thường là nơi đang tiến tới áp dụng cơ chế điều chỉnh carbon qua biên giới.

Tại hội thảo, các đại biểu đã chia sẻ và thảo luận về nhiều chủ đề: Sự cần thiết phải đo lường và giảm phát thải trong trồng lúa; một số mô hình nông nghiệp thông minh gắn với chuyển đổi số; sự cần thiết của các giải pháp số hóa theo tiêu chuẩn để phục vụ hoạt động sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản theo chuỗi; tầm nhìn chiến lược về chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; sự hợp tác giữa chính phủ và các tổ chức quốc tế để xây dựng dữ liệu phục vụ phát triển xanh và bền vững cho ngành nông nghiệp Việt Nam…

XÂY DỰNG KIẾN TRÚC DỮ LIỆU NỀN TẢNG NGÀNH NÔNG NGHIỆP

Phát biểu tại hội thảo, ông Hoàng Trung, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhận định nhận thức và kỹ năng sử dụng thiết bị thông minh của nông dân còn hạn chế, diện tích canh tác nhỏ; doanh nghiệp nông nghiệp chưa mạnh dạn đầu tư cho chuyển đổi số. Vì vậy, chuyển đổi số ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn cần có sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương, doanh nghiệp. Quy mô ứng dụng chuyển đổi số cần phải được mở rộng và đồng bộ giữa các vùng, miền, địa phương.

Thứ trưởng Hoàng Trung phát biểu khai mạc hội thảo.
Thứ trưởng Hoàng Trung phát biểu khai mạc hội thảo.

“Chuyển đổi số nông nghiệp và phát triển nông thôn là yêu cầu tất yếu khách quan và là trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của cả hệ thống, của ngành, doanh nghiệp, khoa học công nghệ và đặc biệt là người nông dân; Chuyển đổi số chính là phương thức quan trọng giúp người nông dân, doanh nghiệp sản xuất nông sản chất lượng, với chi phí thấp nhất, nhưng đạt lợi nhuận cao nhất”, Thứ trưởng Hoàng Trung nhấn mạnh.

Ông Patrick Haverman, Phó trưởng đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam bày tỏ sự tự hào được hợp tác với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc đầu tư vào một số giải pháp sáng tạo nhằm hỗ trợ quá trình chuyển đổi xanh và bền vững trong ngành nông nghiệp.

“Chúng tôi rất vui khi hệ thống truy xuất nguồn gốc carbon được số hóa đã được thiết lập cho hai mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam là thanh long và tôm. Công cụ này rất cần thiết đối với chính quyền địa phương, doanh nghiệp, nhà sản xuất và người tiêu dùng để hoạt động trong một nền kinh tế xanh, nơi mà việc tuân thủ các chuẩn mực "xanh" và tiêu chuẩn "xanh" là điều được yêu cầu như một xu hướng mới”, ông Patrick Haverman thông tin.

Đề cập về xu hướng số chuyển dịch nền kinh tế, ông Nguyễn Quốc Toản, Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho rằng người tiêu dùng thông minh quan tâm đến sức khỏe, minh bạch, giá trị xã hội, không gian tương tác. Do đó, vùng nông thôn sẽ là nhân tố thúc đẩy giai đoạn bùng nổ tiếp theo của nền kinh tế số.

Theo ông Toản, ứng dụng số vào nông nghiệp và phát triển nông thôn sẽ được mở ra nhiều hướng.

Một là, sử dụng các công nghệ số hóa như cảm biến, hệ thống giám sát tự động, trí tuệ nhân tạo (AI) để theo dõi và điều chỉnh quy trình sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng suất và chất lượng nông sản.

Hai là, sử dụng dữ liệu thu thập từ các cảm biến để dự đoán thời tiết, khuyến nghị giống cây, quản lý tình trạng sức khỏe của cây trồng, phòng trừ dịch bệnh.

Ba là, tích hợp chuỗi cung ứng, sử dụng các nền tảng công nghệ để tạo liên kết giữa người nông dân, nhà máy chế biến, thị trường và người tiêu dùng.

Bốn là, ứng dụng công nghệ số vào đào tạo để nâng cao kỹ năng sử dụng công nghệ, từ việc sử dụng các ứng dụng di động đơn giản cho đến quản lý các hệ thống phức tạp hơn như trí tuệ nhân tạo và blockchain.

Năm là, hình thành hệ thống dịch vụ trực tuyến: các nền tảng trực tuyến cho việc mua bán sản phẩm nông nghiệp, tư vấn nông nghiệp, chia sẻ kinh nghiệm và thông tin.

Sáu là, tạo môi trường thúc đẩy sự sáng tạo và khởi nghiệp trong chuyển đổi số.  

Bảy là, khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ, tổ chức nghiên cứu và đầu tư viên tham gia vào phát triển và ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp.

Tám là, ứng dụng công nghệ số để quản lý tài nguyên nước, đất đai và rừng nguyên liệu một cách hiệu quả, theo dõi và đánh giá tác động của hoạt động nông nghiệp đối với môi trường.

Do đó, ông Toản cho rằng cần phải xây dựng hệ thống kiến trúc dữ liệu nền tảng ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Chuyển đổi sang một cách tiếp cận mới lấy dữ liệu làm trung tâm để cho phép tích hợp hệ thống và các phần mềm trong cùng một nền tảng đồng bộ nhằm tạo ra sự cộng hưởng hiệu quả.

 

TIN TỨC KHÁC

‘MỎ VÀNG’ MỚI NỔI TẠI ĐÔNG NAM Á: LÀ MẶT HÀNG VIỆT NAM XUẤT KHẨU TĂNG 18 LẦN, TRUNG QUỐC CỰC 'NGHIỆN' KHIẾN NHIỀU QUỐC GIA MỜI GỌI ĐẦU TƯ

14-8-2023

Trung Quốc cũng đang ôm mộng nội địa hóa mặt hàng trên nhưng với kết quả ban đầu đầy thất vọng, Malaysia, Thái Lan hay Việt Nam có lẽ không cần quá lo lắng trước đối thủ này.

Doanh nghiệp Việt Nam có thể bắt đầu xuất khẩu dừa sang Mỹ 'ngay lập tức'

10-8-2023

Cục Kiểm dịch động thực vật (APHIS) thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ thông tin tới Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) về việc cho phép Việt Nam xuất khẩu dừa sang thị trường này.

Giá sầu riêng đầu vụ tăng cao, nhộn nhịp "cọc, chốt"

7-8-2023

Nông dân tỉnh Đắk Lắk đang vào vụ thu hoạch sầu riêng năm 2023, kéo dài từ cuối tháng 7 đến tháng 10. Năm nay, giá sầu riêng đầu vụ tăng cao, năng suất dự đoán tăng, nông dân Đắk Lắk phấn khởi.

XUẤT KHẨU SẦU RIÊNG LẬP KỶ LỤC, TIẾN SÁT MỤC TIÊU 1 TỶ USD CHỈ SAU 6 THÁNG

28-7-2023

6 tháng đầu năm, xuất khẩu quả sầu riêng đạt 876 triệu USD, gấp 20 lần cùng kỳ năm trước, hoàn thành 88% mục tiêu 1 tỷ USD trong năm 2023 mà Hiệp hội Rau quả Việt Nam đặt ra ở vào đầu năm.

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỪ SẢN PHẨM TỎI ĐEN THEO CÔNG NGHỆ NHẬT BẢN

25-7-2023

Tỏi tía huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La là một trong những loại nông sản có giá trị kinh tế, được nhiều du khách biết đến. Bởi, tỏi có mùi thơm, cay, nhiều tinh dầu và có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.

KHÁNH THÀNH NHÀ MÁY CHẾ BIẾN SẦU RIÊNG CÔNG SUẤT 40 NGHÌN TẤN/NĂM

20-7-2023

Nhà máy được đầu tư hơn 100 tỷ đồng, chuyên chế biến trái sầu riêng tươi và bóc múi với dây chuyền hiện đại nhất Việt Nam hiện nay để xuất khẩu.

RAU QUẢ CHƯA THOÁT CẢNH ĐƯỢC MÙA RỚT GIÁ

19-7-2023

Tình trạng rộ mùa rớt giá vẫn tiếp diễn dù ngành rau quả liên tục lập kỷ lục về xuất khẩu.

Vải thiều Việt 'hút' khách hàng Thái Lan, bán với giá 173.000 đồng/kg

17-7-2023

Theo Tổng giám đốc Central Retail Việt Nam, vải thiều Việt Nam được đánh giá là loại vải ngon nhất trên thị trường Thái Lan, được bán với giá 259 Bath/hộp, tương đương 173.000 đồng/kg.

VẢI THIỀU BẮC GIANG CHINH PHỤC THỊ TRƯỜNG THÁI LAN VỚI XUẤT KHẨU CHÍNH NGẠCH

10-7-2023

Vải thiều Bắc Giang tươi vừa được xuất khẩu chính ngạch và đưa vào một hệ thống siêu thị lớn tại Thái Lan, mở ra một kênh xuất khẩu tiềm năng cho nông sản Việt Nam.

VẢI THIỀU VIỆT NAM SANG MỸ, GIÁ BÁN ĐÁNG MƠ ƯỚC VỚI NGƯỜI NÔNG DÂN

4-7-2023

Gần 20 tấn quả vải tươi Việt Nam lên kệ tại hệ thống siêu thị Safeway và Albertsons ở các tiểu bang bờ Tây nước Mỹ, với giá bán 3,99 USD/pint (0,47kg), tương đương 200.000 đồng/kg.

CHƯA CÓ THÔNG BÁO VỀ VIỆC HÀN QUỐC CẤM NHẬP KHẨU ỚT TỪ VIỆT NAM

28-6-2023

Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) cam kết phối hợp chặt chẽ với phía Hàn Quốc để hướng dẫn doanh nghiệp trong nước đáp ứng đầy đủ các quy định của thị trường nhập khẩu.