CÀ PHÊ

ICO: Xuất khẩu cà phê toàn cầu giảm, giá phục hồi trở lại vào cuối tháng 5

Cập nhật ngày: 14 | 06 | 2022

Theo Tổ chức Cà Phê Quốc tế (ICO), trong tháng 5 chỉ số giá cà phê thế giới giảm trong những ngày đầu tháng nhưng sau đó phục hồi và tăng mạnh vào cuối tháng. Đồng thời, xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 4 giảm hơn 2,8% so với cùng kỳ năm trước.

Nguồn: vietnambiz.vn

Giá cà phê thế giới nhiều biến động trong tháng 5

Trong tháng 5, chỉ số cà phê thế giới được tổng hợp và theo dõi bởi ICO (I-CIP) đã giảm 2,4% so với tháng trước, đạt trung bình 193,7 US cent/pound. 

Theo ghi nhận, mức giá trung bình hàng ngày thấp nhất trong tháng là 185,6 US cent/pound vào ngày 10/5 nhưng sau đó phục hồi và tăng mạnh lên mức 202,3 US cent/pound vào cuối tháng.

So với tháng trước giá trung bình của tất cả các nhóm cà phê đều giảm. Trong đó, cà phê arabica Brazil giảm 3,7%, xuống còn 217,8 US cent/pound; arabica Colombia và arabica khác cũng giảm lần lượt là 2,1% và 1,9%, đạt 286,4 US cent/pound và 260,4 US cent/pound.

Trên thị trường kỳ hạn New York giá cà phê arabica  trong tháng 5 giảm 3%, xuống còn 218,6 US cent/pound. Trong khi giá trung bình cà phê robusta trên sàn giao dịch kỳ hạn ICE Futures Europe giảm 0,8%, xuống còn 103,1 US cent/pound.

Xu hướng tổng thể của thị trường có nhiều biến động do vẫn chịu ảnh hưởng bởi nút thắt trong chuỗi cung ứng cà phê chưa được giải quyết trong khi nền kinh tế toàn cầu đối diện với nhiều rủi ro và thách thức.

Dự trữ cà phê được chứng nhận trên sàn giao dịch New York giảm 3,3% so với tháng trước, đóng cửa ở mức 1,16 triệu bao, trong khi dự trữ robusta chứng nhận trên sàn London tăng 9,6% lên 1,7 triệu bao.

ICO đã duy trì dự báo về nguồn cung cà phê toàn cầu trong niên vụ cà phê hiện tại 2021-2022 ở mức 167,2 triệu bao, giảm hơn 2,1% so với niên vụ trước. Đồng thời giữ nguyên dự báo tiêu thụ cà phê toàn cầu sẽ tăng 3,3%, lên mức 170,3 triệu bao. Thị trường cà phê toàn cầu dự kiến sẽ thâm hụt khoảng 3,1 triệu bao trong niên vụ 2021-2022.

 Diễn biến giá cà phê thế giới từ đầu năm 2020 đến tháng 5/2022

  Nguồn: ICO

Xuất khẩu cà phê toàn cầu giảm 2,8% trong tháng 4

Theo ICO, tổng xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 4 đạt tổng cộng 10,9 triệu bao các loại, giảm hơn 2,8% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, tính chung 7 tháng đầu tiên của niên vụ 2021-2022 (từ tháng 10 năm ngoái), xuất khẩu toàn cầu vẫn tăng nhẹ 0,6% so với cùng thời điểm của niên vụ trước, lên mức 78 triệu bao.

Về chủng loại cà phê xuất khẩu, lượng cà phê nhân xanh xuất khẩu trong tháng 4 đạt hơn 9,9 triệu bao, giảm từ mức 10,2 triệu bao so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế trong 7 tháng đầu niên vụ, xuất khẩu cà phê nhân xanh đạt 69,7 triệu bao, giảm 0,9%.

Xét theo khu vực, từ tháng 10/2021 đến tháng 4/2022, xuất khẩu cà phê của khu vực Nam Mỹ giảm 12,7% xuống còn 33,8 triệu bao. Đáng chú ý, các lô hàng từ Brazil, nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới trong giai đoạn này chỉ đạt 23,6 triệu bao, giảm tới 18% so với cùng kỳ niên vụ trước.

Sự sụt giảm này chủ yếu là do Brazil tiếp tục phải đối mặt tình trạng thiếu container mặc dù tình hình đã cải thiện trong những tuần gần đây. Mặt khác, nước này cũng có một vụ mùa nhỏ hơn theo chu kỳ hai năm một lần của cây cà phê arabica.

Khối lượng xuất khẩu từ Colombia, nước xuất khẩu hàng đầu thế giới khác cũng giảm 9,8% trong 7 tháng đầu niên vụ hiện tại, xuống còn 7,3 triệu bao do điều kiện thời tiết bất lợi kéo dài làm giảm sản lượng. Tính riêng trong tháng 4, xuất khẩu của Colombia giảm đến 17,8% so với cùng kỳ, chỉ đạt 0,9 triệu bao.

Ở chiều ngược lại, xuất khẩu cà phê của khu vực châu Á và châu Đại Dương tiếp tục tăng mạnh 20,9%  trong tháng 4, lên gần 4 triệu bao. Đưa tổng xuất khẩu của khu vực này trong 7 tháng đầu niên vụ hiện tại tăng 9% so với cùng kỳ niên vụ trước, lên mức 28,1 triệu bao.

Việt Nam, nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới đã xuất khẩu 2,7 triệu tấn cà phê trong tháng 4 và tổng cộng gần 18 triệu tấn trong 7 tháng đầu vụ 2021-2022, lần lượt tăng 22,8% và 21,6% so với cùng kỳ vụ trước.

ICO cho rằng mức tăng mạnh này một phần là do cơ sở so sánh ở mức thấp của năm ngoái. Trong cùng thời điểm này năm ngoái xuất khẩu cà phê của Việt Nam lần lượt giảm 20% trong tháng 4 và giảm 14,3% trong 7 tháng đầu niên vụ 2020-2021 do các vấn đề hậu cần như thiếu container, chi phí vận chuyển tăng cao và tình trạng tắc nghẽn cảng tại các điểm đến tại Mỹ và châu Âu. 

Xuất khẩu cà phê theo các thị trường chính trong 7 tháng đầu niên vụ 2021-2022 (tháng 10/2021 đến tháng 4/2022)

 Nguồn: ICO

Các lô hàng xuất khẩu của Ấn Độ cũng tăng 7,8% lên 0,6 triệu bao vào tháng 4 và tăng 36,5% lên 4,23 triệu bao trong 7 tháng đầu vụ 2021-2022.

Tương tự, xuất khẩu cà phê từ Indonesia tăng 13,6% lên 0,5 triệu bao vào tháng 4 và tăng 17,0% lên 4,9 triệu bao trong 7 tháng đầu niên vụ hiện tại. Xuất khẩu của Indonesia tăng mạnh là nhờ lượng cà phê hòa tan được vận chuyển ra nước ngoài tăng lên 1,6 triệu bao trong 7 tháng đầu niên vụ hiện tại so với chỉ 1,1 triệu bao của cùng kỳ.

Trong khi đó, xuất khẩu cà phê của khu vực châu Phi giảm 10,1% trong tháng 4, xuống mức 1,1 triệu bao. Trong 7 tháng đầu năm cà phê hiện tại, xuất khẩu của khu vực này đã giảm xuống 7,3 triệu bao từ mức 7,5 triệu bao của cùng kỳ.

Uganda là nguyên nhân chính khiến xuất khẩu của khu vực này giảm mạnh do hạn hán ở một số vùng trồng cà phê của Uganda khiến sản lượng sụt giảm. Cụ thể, xuất khẩu của Uganda đã giảm 24,1% xuống 0,4 triệu bao trong tháng 4. Qua đó, đưa xuất khẩu của nước này trong 7 tháng đầu niên vụ hiện tại giảm xuống còn 3,3 triệu bao từ mức 3,4 triệu bao của cùng kỳ. 

Ngoài ra, xuất khẩu của Ethiopia tăng mạnh 24,2% trong 7 tháng đầu niên vụ hiện tại trong khi Tanzania tăng nhẹ 0,1%.

Còn tại khu vực Trung Mỹ và Mexico, xuất khẩu của khu vực này trong tháng 4 đã tăng 0,8% lên 2,1 triệu bao và lũy kế trong 7 tháng tăng 4,7%, đạt tổng cộng 8,6 triệu bao.

Trong tháng 4, xuất khẩu của Costa Rica và Mexico giảm lần lượt là 33% và 12,3%, trái lại Guatemala và Nicaragua tăng lần lượt là 4,7% và 22%.

Honduras , nhà xuất khẩu lớn nhất trong khu vực, đã xuất khẩu gần 0,8 triệu bao trong tháng 4, đưa xuất khẩu của nước này trong 7 tháng đầu niên vụ hiện tại lên gần 3 triệu bao, tăng 1,1% so với cùng kỳ vụ trước.

Xuất khẩu cà phê hòa tan hạ nhiệt

Trong tháng 4, tổng xuất khẩu cà phê hòa tan toàn cầu giảm 2,1% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 1 triệu bao. Tuy nhiên, tính chung 7 tháng đầu niên vụ 2021-2022, xuất khẩu cà phê hòa tan vẫn tăng khá mạnh 15,7% lên mức 7,9 triệu bao.

Kết quả này đã đưa tỷ trọng cà phê hòa tan trong tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê toàn cầu lên mức 9,6% (tính theo trung bình 12 tháng) vào tháng 4/2022 từ 9% của cùng kỳ năm trước.

Trong đó, Brazil là nước xuất khẩu cà phê hòa tan lớn nhất với 2,3 triệu bao trong 7 tháng đầu niên vụ 2021-2022, tiếp theo là Indonesia với 1,6 triệu bao, Ấn Độ ở vị trí thứ ba với 1,2 triệu bao.

Xuất khẩu cà phê rang xay sau khi giảm vào tháng trước đã tăng 7,5% trong tháng 4 lên 72.138 bao.

Chủng loại cà phê xuất khẩu trong 7 tháng đầu niên vụ 2021-2022

  Nguồn: ICO

 

TIN TỨC KHÁC

Xuất khẩu cà phê bùng nổ trong tháng 5, hướng tới thiết lập kỷ lục mới

7-6-2022

Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm nay đã chạm mốc 2 tỷ USD, tăng mạnh 54% so với cùng kỳ năm ngoái và hứa hẹn sẽ tiếp tục bứt phá trong những tháng cuối năm nay.

Việt Nam là thị trường cung cấp cà phê lớn nhất cho Nhật Bản

30-5-2022

Trong tháng 4/2022, xuất khẩu cà phê sang Nhật Bản tăng hơn 11% về lượng. Tính chung trong quý I/2022, Việt Nam là thị trường cung cấp cà phê lớn nhất cho thị trường này, chiếm 30% thị phần.

Xuất khẩu cà phê hòa tan của Brazil giảm do xung đột Nga-Ukraine

23-5-2022

Hiệp hội công nghiệp cà phê hòa tan của Brazil (Abics) thông báo doanh số xuất khẩu của ngành này đã giảm 4,7% trong quý đầu tiên của năm 2022 do ảnh hưởng của cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine.

Xuất khẩu cà phê có giữ được đà tăng trưởng trong quý II?

16-5-2022

Cục Xuất nhập khẩu dự báo quý II xuất khẩu cà phê của Việt Nam tiếp tục tăng nhờ nguồn cung dồi dào, các Hiệp định thương mại tự do tạo lợi thế cạnh tranh cho cà phê Việt Nam.

ICO: Giá cà phê tăng trở lại, nhu cầu dự kiến vượt nguồn cung

9-5-2022

Sau khi giảm trong tháng 3 do ảnh hưởng bởi cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, giá cà phê thế giới đã bật tăng trở lại vào tháng 4. Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế thị trường cà phê toàn cầu dự kiến sẽ thâm hụt khoảng 3,1 triệu bao trong niên vụ 2021-2022.

Xuất khẩu cà phê 3 tháng đầu năm 2022 tăng 60,4%

4-5-2022

3 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê đạt 581.693 tấn, tương đương 1,3 tỷ USD, giá trung bình 2.229 USD/tấn.

Bỉ là thị trường xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 của Việt Nam

25-4-2022

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, Bỉ là thị trường xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 của Việt Nam, tỷ trọng chiếm 11,3% tổng lượng và 10,4% tổng trị giá trong quý I/2022. Xuất khẩu cà phê sang thị trường Bỉ bứt phá mạnh đã tác động tích cực lên toàn ngành.

Xuất khẩu cà phê tháng 3/2022 tăng kỷ lục

18-4-2022

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 3/2022 đạt trên 211.000 tấn, trị giá 474,44 triệu USD, tăng 51,4% về lượng và tăng 47,7% về trị giá so với tháng 2/2022; so với tháng 3/2021 tăng 24,4% về lượng và tăng 52% về trị giá.

Lò sấy cà phê gây ảnh hưởng cuộc sống người dân ở Đắk Nông

31-12-2021

Thời điểm này, tại các tỉnh Tây Nguyên, người dân đang bước vào vụ thu hoạch cà phê. Cùng với đó, các lò sấy cà phê của nhiều hộ gia đình, đại lý thu mua nông sản đi vào hoạt động. Điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sinh hoạt của nhiều người dân.

Vườn cà phê có năng suất vượt trội nhờ cách chăm sóc... "ngược đời"

28-12-2021

Đắk Nông - Một nông dân ở thành phố Gia Nghĩa (tỉnh Đắk Nông) đã tạo ra vườn cà phê có năng suất vượt trội, đạt 7 tấn nhân/ha, cao hơn trong vùng khoảng 30%. Để có bước đột phá này, chủ vườn cà phê đã có cách chăm sóc được bà con quanh vùng ví là "ngược đời", bởi từ xưa đến nay chưa có ai làm như vậy.

Sản xuất cà phê hướng hữu cơ đầy triển vọng

27-12-2021

Vườn cà phê luôn ổn định về mặt năng suất và chất lượng, mang lại thu nhập cao gấp nhiều lần là nhờ vào việc canh tác theo hướng hữu cơ sinh học.