RAU QUẢ

Vải thiều cần nhặt sạch lá, cắt cuống ngắn

Cập nhật ngày: 09 | 06 | 2022

UBND huyện Lục Ngạn lưu ý người dân khi thu hoạch, bó vải cần được xử lý hoàn toàn sạch lá, và chiều dài cuống không được quá 10cm

Nguồn: Nongnghiep.vn

 

Ông Nguyễn Thế Thi, Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn, Bắc Giang. Ảnh: Bá Thắng.

Ông Nguyễn Thế Thi, Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn, Bắc Giang. Ảnh: Bá Thắng.

Theo một số điểm thu mua vải thiều tại huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), thương lái Trung Quốc yêu cầu chặt chẽ về chất lượng, cũng như quy cách bó, đóng hộp sản phẩm trong vụ thu hoạch 2022. Cụ thể, các chủ vườn khi thu hoạch vải thiều cần nhặt sạch lá và cắt cuống ngắn mới đủ điều kiện thông quan. Bởi đây là quy định về kiểm dịch thực vật của Trung Quốc, vì lá và cuống được xem là rác thải, tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch hại gây bệnh.

Theo các thương nhân Trung Quốc, ngoài việc làm sạch lá và chặt cuống ngắn, vải cần được túm thành bó nhỏ, khoảng từ 2 - 3kg. Người dân cần tuân thủ quy trình này trước khi đưa vải thiều đến các điểm thu mua.

Các cơ sở thu mua vải tươi xuất khẩu sang Trung Quốc tại xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn cho biết, nếu người dân không làm sạch lá, các điểm cân vải buộc phải thuê nhân công, bỏ ra làm lại. Ngoài việc tốn thêm chi phí, quả vải bị ảnh hưởng về chất lượng, đặc biệt là mẫu mã. Nếu làm không cẩn thận, chỉ cần một xe bị quay đầu trên cửa khẩu, coi cơ sở thu mua cả năm làm không công!

Để đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu vải thiều sang thị trường Trung Quốc, nhiều cơ sở thu mua tại Lục Ngạn đang cân nhắc phương án không mua những sọt vải còn lẫn lá, dù vải đẹp đến đâu.

 

Một điểm thu mua vải thiều tại huyện Lục Ngạn, Bắc Giang. Ảnh: Bá Thắng.

Một điểm thu mua vải thiều tại huyện Lục Ngạn, Bắc Giang. Ảnh: Bá Thắng.

Ông Nguyễn Thế Thi, Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn cho biết, Trung Quốc bắt đầu kiểm soát lá của hoa quả nhập khẩu từ năm 2019, trong đó có vải thiều. Tuy nhiên, do vải thiều Lục Ngạn được tiêu thụ ở nhiều thị trường, riêng nội địa chiếm khoảng 50 - 70% tùy niên vụ, nên người dân giữ thói quen chỉ làm sạch lá, cắt cuống ngắn quả vải khi có đầu ra chắc chắn.

Năm nay, Lục Ngạn dự kiến sản lượng vải thiều khoảng 95.000 tấn, trong đó vải chín sớm khoảng 20.000 tấn. Thời gian thu hoạch rộ trong khoảng hai tháng 6 và 7/2022. Với áp lực tiêu thụ vài tấn vải mỗi ngày, UBND huyện đã phối hợp chặt chẽ với Sở NN-PTNT, Sở Công thương tỉnh, cùng các đơn vị liên quan tuyên truyền đến hai nhóm đối tượng chính.

Với thương lái, huyện Lục Ngạn đề nghị không trừ lùi cân; không mua vải lẫn quả nứt, cuống quá dài và còn lá.

Với bà con nông dân, huyện đề nghị phải phân loại vải rõ ràng. Những quả có mẫu mã đẹp được định hướng tiêu thụ dưới dạng tươi, cần nhặt sạch lá, cắt cuống ngắn, bó gọn gàng. Số còn lại có thể cấp cho hệ thống lò sấy.

Để thực hiện mục tiêu này, UBND huyện yêu cầu Phòng NN-PTNT, Phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao, UBND các xã, thị trấn phối hợp thông tin thường xuyên, liên tục trên hệ thống truyền thanh của huyện, xã, thị trấn, loa đài thôn, tổ dân phố, với thời lượng 2 lượt/ngày, bắt đầu từ 1/6 đến hết vụ thu hoạch.

So với năm ngoái, vải năm nay có giá nhỉnh hơn. Tại hầu hết các điểm cân, giá thu mua vào khoảng 25.000 - 30.000 đ/kg. Theo ông Thi, đây là điểm tích cực để bà con tiếp tục nâng cao chất lượng, mẫu mã, và cách bảo quản vải thiều.

 

Nhiều điểm thu mua vải thiều tại Lục Ngạn cho biết, kiểm dịch Trung Quốc sẽ kiểm soát chặt chẽ chất lượng, cũng như quy cách đóng gói sản phẩm trong vụ 2022. Ảnh: TL.

Nhiều điểm thu mua vải thiều tại Lục Ngạn cho biết, kiểm dịch Trung Quốc sẽ kiểm soát chặt chẽ chất lượng, cũng như quy cách đóng gói sản phẩm trong vụ 2022. Ảnh: TL.

UBND huyện Lục Ngạn cũng đã có công văn gửi các đơn vị liên quan và các địa phương trong huyện triển khai phổ biến, kiểm tra giám sát quy định khi thu hoạch, bó vải phải được xử lý hoàn toàn sạch lá, cắt cuống các bó vải, với chiều dài cuống không quá 10cm. Hai là, không tự ý xử lý, bảo quản quả vải bằng các loại thuốc bảo vệ thực vật hoặc hóa chất không được phép.

Ngoài ra, các cơ sở sản xuất xuất thùng xốp, đá cây trên địa bàn được yêu cầu chạy tối đa công suất; niêm yết công khai giá sản phẩm và cam kết bán đúng giá niêm yết; không găm hàng, tăng giá đột biến làm ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ vải thiều trên địa bàn huyện.

Ngày 8/6, UBND huyện Lục Ngạn cũng đã có văn bản chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, quản lý, sử dụng mã số vùng trồng và mã cơ sở đóng gói trên địa bàn; chỉ đạo các xã, thị trấn không cho mượn mã vùng trồng, cơ sở đóng gói; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

"Sai phạm khi sử dụng không đúng mã số vùng trồng và mã cơ sở đóng gói có thể khiến nước nhập khẩu cảnh báo vi phạm hoặc tạm dừng nhập khẩu. Việc này làm ảnh hưởng đến uy tín của vải thiều Lục Ngạn trên thị trường quốc tế và nghiêm trọng hơn là mất thị trường xuất khẩu", Phó Chủ tịch Nguyễn Thế Thi nhấn mạnh.

 

TIN TỨC KHÁC

Nhãn Sông Mã chín sớm ngọt lịm, giá gấp 3 lần chính vụ

1-6-2022

Nhờ việc tập trung sản xuất nhãn chín sớm theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật đã tạo ra sản phẩm nhãn có chất lượng cao, được thu mua tại vườn với giá 60.000 đồng/kg.

BẮC GIANG MỞ RỘNG XUẤT KHẨU VẢI THIỀU SANG TRUNG ĐÔNG, THÁI LAN

30-5-2022

Đến thời điểm hiện tại, đã có rất nhiều doanh nghiệp đăng ký thu mua vải thiều Bắc Giang; trong đó có nhiều thương nhân trong nước và các nước như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, các nước Đông Nam Á, EU,...

Bình Thuận tìm giải pháp tiêu thụ bền vững trái thanh long

24-5-2022

Những năm gần đây việc sản xuất và tiêu thụ thanh long gặp rất nhiều khó khăn, thiếu tính bền vững, nhất là trong năm 2021 và những tháng đầu năm 2022.

Kết nối tiêu thụ cho vải thiều sớm Tân Yên

24-5-2022

Vài ngày nữa, vải thiều sớm ở huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang sẽ bước vào vụ thu hoạch.

Cửa khẩu đóng - mở, xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc gặp 'hạn' đầu năm

24-2-2022

Cửa khẩu liên tục đóng – mở khiến xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc trong tháng 1 chỉ đạt 149 triệu USD, giảm 18,5% so với cùng kỳ năm 2021. Xuất khẩu rau quả, đặc biệt là trái cây sẽ tiếp tục gặp khó khi Trung Quốc theo đuổi "Zero COVID".

Rau quả Việt Nam, Thái Lan héo mòn vì chính sách 'Zero COVID' của Trung Quốc

19-5-2022

Chính sách Zero COVID của Trung Quốc khiến cửa khẩu của Việt Nam, Thái Lan sang nước này liên tục đóng - mở, nhiều xe hàng nông sản ùn ứ, ảnh hưởng đến xuất khẩu rau quả sang thị trường này.

Hơn 100 thương nhân Trung Quốc sẽ đến Bắc Giang thu mua vải thiều

16-5-2022

Cục Quản lý xuất nhập cảnh đã đồng ý cấp thị thực cho 103 thương nhân Trung Quốc vào Việt Nam thu mua vải thiều tại Bắc Giang.

Dự báo nguồn cung thấp kỷ lục trong thị trường cam quýt của Mỹ

9-5-2022

Sản lượng cam quýt niên vụ 2021 - 2022 của Mỹ được dự báo đạt 6 triệu tấn, giảm 13% so với sản lượng của niên vụ 2020 - 2021.

Trái cây được mùa, mất giá

6-5-2022

Trái cây được mùa nhưng hầu hết các nhà vườn tại Đồng bằng sông Cửu Long đều đang kém vui.

Thái Lan đặt mục tiêu xuất khẩu hơn nửa triệu tấn trái cây sang Trung Quốc

6-5-2022

Bộ Thương mại Thái Lan ngày 4/5 đã công bố kế hoạch xuất khẩu 530.000 tấn trái cây tươi sang Trung Quốc trong năm nay.

Thái Lan có nhu cầu lớn nhập trái cây tươi, hàng Việt nhiều cơ hội

4-5-2022

Mặc dù là một cường quốc về xuất khẩu nông sản trên thế giới, nhưng Thái Lan cũng có nhu cầu rất lớn về nhập khẩu các loại trái cây, rau củ tươi. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam khai phá thị trường đầy tiềm năng có giá trị lên tới hàng tỷ USD này.

Mít Thái rớt giá, nông dân Đồng Tháp thua lỗ

26-4-2022

Diện tích trồng mít Thái trong tỉnh Đồng Tháp hơn 3.000 ha; trong đó trồng nhiều nhất là huyện Tháp Mười,Thanh Bình, Cao Lãnh và huyện Châu Thành.