RAU QUẢ

Kết nối tiêu thụ cho vải thiều sớm Tân Yên

Cập nhật ngày: 24 | 05 | 2022

Vài ngày nữa, vải thiều sớm ở huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang sẽ bước vào vụ thu hoạch.

Nguồn: Bnews.vn

Vài ngày nữa, vải thiều sớm ở huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang sẽ bước vào vụ thu hoạch. Nhằm tăng cường kết nối tiêu thụ vải thiều sớm, ngày 20/5 tại vùng vải sớm xã Phúc Hòa, UBND huyện Tân Yên tổ chức hội nghị kết nối tiêu thụ vải thiều.

Đây là dịp để Tân Yên quảng bá sản phẩm, giới thiệu quy trình trồng, chăm sóc vải thiều sớm Tân Yên theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP theo hướng hữu cơ. Đồng thời, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, thương nhân trong và ngoài nước tìm kiếm đối tác, ký kết tiêu thụ sản phẩm vải thiều sớm Tân Yên cho nhân dân trên địa bàn.

Nâng cao chất lượng quả vải sớm

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Yên Ngô Quốc Hưng, năm 2021 vải thiều sớm Tân Yên đã có mặt tại thị trường khó tính như Nhật Bản, Hoa Kỳ và các nước EU. Năm nay, tổng diện tích sản xuất vải thiều của huyện là 1.340 ha, sản lượng đạt khoảng 16.500 tấn; trong đó, vải sớm là 1.170 ha, sản lượng đạt 14.500 tấn, vải muộn là 2.000 tấn.

Diện tích vải sản xuất đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trên 880 ha; trong đó, diện tích vải đạt tiêu chuẩn sản xuất VietGAP, GlobalGAP là 350 ha. Dự kiến thời gian bắt đầu thu hoạch trà vải sớm từ ngày 25/5, thời gian thu hoạch tập trung từ 1/6 đến ngày 10/6.

Năm 2022, huyện Tân Yên chỉ đạo chú trọng, tiếp tục tập trung mở rộng diện tích sản xuất vải thiều chất lượng cao, lấy chất lượng quả vải làm tiêu chí sản xuất, tiêu thụ bền vững. Do đó, để nâng cao chất lượng quả vải nói chung và vải sớm nói riêng, thời gian qua huyện Tân Yên đã tập trung chỉ đạo, hướng dẫn sản xuất vải thiều đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Đồng thời, mở rộng diện tích cấp mã số vùng trồng đối với các thị trường xuất khẩu như: Nhật, EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc... và chuẩn hóa mẫu mã, bao bì sản phẩm, truy xuất nguồn gốc.

Xác định thị trường tiêu thụ vải sớm cả trong nước và xuất khẩu, vì vậy đối với thị trường Trung Quốc, huyện tập trung hướng dẫn các hộ sản xuất tuân thủ các quy định  về mã số vùng trồng đã được cấp tại xã Phúc Hòa với diện tích 600 ha.

Cùng đó, rà soát, hướng dẫn thực hiện các quy định về xuất khẩu đối với 3 mã số vùng trồng vải xuất khẩu với tổng diện tích 200 ha tại các xã Liên Sơn (80 ha), Hợp Đức (70 ha), thị trấn Cao Thượng (50 ha). Bên cạnh đó duy trì 2 mã số vùng trồng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, EU quy mô 15 ha và 1 mã đề nghị cấp mới với quy mô 11 ha tại thôn Thái Hòa, xã Phúc Hòa.

Từ nay đến hết vụ, huyện tiếp tục chỉ đạo sản xuất, giám sát chặt chẽ việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong phòng trừ sâu bệnh, kiểm soát việc lấy mẫu, đảm bảo nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm quả vải. Đặc biệt, chú trọng vào các vùng sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, các vùng vải xuất khẩu sang Nhật, EU, Mỹ, Trung Quốc, ...

Đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ

Để việc tiêu thụ vải sớm được thuận lợi, UBND huyện Tân Yên đã chủ động phối hợp các đơn vị liên quan nắm tình hình sản xuất, thị trường tiêu thụ vải trong và ngoài nước. Cùng đó, tổ chức hội nghị mời doanh nghiệp vào địa bàn để ký hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Đến nay, đã có một số doanh nghiệp kí kết tiêu thụ vải xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.

Điển hình như Công ty Việt Pháp ký hợp đồng tiêu thụ 40 tấn vải đi thị trường châu Âu; Công ty Fusa ký hợp đồng xuất khẩu 10 tấn vải sang thị trường EU. Các công ty khác như: Toàn Cầu, Amei và một số doanh nghiệp, hợp tác xã có kế hoạch thu mua, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Campuchia, Nga, và tiêu thụ qua hệ thống siêu thị, chợ đầu mối trong nước.

Tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Phan Thế Tuấn cho biết, mới đây, UBND tỉnh Bắc Giang đã ký các biên bản ghi nhớ với đối tác tại Hoa Kỳ về hợp tác xúc tiến tiêu thụ vải thiều và các sản phẩm chủ lực, đặc trưng khác của tỉnh Bắc Giang tại thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2022-2025. Như vậy, trong thời gian tới, trái vải Bắc Giang, thương hiệu vải thiều Bắc Giang; trong đó, vải thiều sớm Tân Yên hứa hẹn sẽ có mặt sâu rộng trong thị trường của Hoa Kỳ.

Cùng đó, UBND tỉnh Bắc Giang đã làm việc với Tham tán Công sứ phụ trách Kinh tế - Thương mại, Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam. Đồng thời, làm việc với UBND tỉnh Lạng Sơn và các cơ quan chức năng cửa khẩu biên giới với Trung Quốc đề nghị tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động thông quan, xuất khẩu vải thiều năm 2022 sang thị trường Trung Quốc.

Trong thời gian tới, để giữ vững thương hiệu “Vùng vải sạch, an toàn dịch bệnh, không bị tác động COVID-19" với chất lượng vượt trội, mở rộng thị trường trong và ngoài nước, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đề nghị UBND huyện Tân Yên tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn bà con vùng trồng vải thực hiện đúng quy trình sản xuất, đảm bảo chất lượng tốt nhất và an toàn không COVID-19 từ khâu sản xuất, thu mua, lưu thông, tiêu thụ; chủ động trong khâu kết nối, xúc tiến tiêu thụ, đa dạng hóa thị trường tiêu thụ. Ngoài ra, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất hỗ trợ người trồng vải, doanh nghiệp, thương nhân trong và ngoài nước trong công tác thu hoạch, chế biến và tiêu thụ vải thiều.

Cùng đó, các doanh nghiệp, thương nhân kinh doanh vải thiều tích cực khảo sát, kết nối, ký kết hợp đồng liên kết với các doanh nghiệp, hợp tác xã, nhóm hộ sản xuất, bao tiêu sản phẩm vải thiều sớm Tân Yên; kịp thời kiến nghị với các cơ quan chức năng của tỉnh và của huyện Tân Yên về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thu mua, tiêu thụ, xuất khẩu vải thiều để được tháo gỡ, giải quyết kịp thời./.

TIN TỨC KHÁC

Cửa khẩu đóng - mở, xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc gặp 'hạn' đầu năm

24-2-2022

Cửa khẩu liên tục đóng – mở khiến xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc trong tháng 1 chỉ đạt 149 triệu USD, giảm 18,5% so với cùng kỳ năm 2021. Xuất khẩu rau quả, đặc biệt là trái cây sẽ tiếp tục gặp khó khi Trung Quốc theo đuổi "Zero COVID".

Rau quả Việt Nam, Thái Lan héo mòn vì chính sách 'Zero COVID' của Trung Quốc

19-5-2022

Chính sách Zero COVID của Trung Quốc khiến cửa khẩu của Việt Nam, Thái Lan sang nước này liên tục đóng - mở, nhiều xe hàng nông sản ùn ứ, ảnh hưởng đến xuất khẩu rau quả sang thị trường này.

Hơn 100 thương nhân Trung Quốc sẽ đến Bắc Giang thu mua vải thiều

16-5-2022

Cục Quản lý xuất nhập cảnh đã đồng ý cấp thị thực cho 103 thương nhân Trung Quốc vào Việt Nam thu mua vải thiều tại Bắc Giang.

Dự báo nguồn cung thấp kỷ lục trong thị trường cam quýt của Mỹ

9-5-2022

Sản lượng cam quýt niên vụ 2021 - 2022 của Mỹ được dự báo đạt 6 triệu tấn, giảm 13% so với sản lượng của niên vụ 2020 - 2021.

Trái cây được mùa, mất giá

6-5-2022

Trái cây được mùa nhưng hầu hết các nhà vườn tại Đồng bằng sông Cửu Long đều đang kém vui.

Thái Lan đặt mục tiêu xuất khẩu hơn nửa triệu tấn trái cây sang Trung Quốc

6-5-2022

Bộ Thương mại Thái Lan ngày 4/5 đã công bố kế hoạch xuất khẩu 530.000 tấn trái cây tươi sang Trung Quốc trong năm nay.

Thái Lan có nhu cầu lớn nhập trái cây tươi, hàng Việt nhiều cơ hội

4-5-2022

Mặc dù là một cường quốc về xuất khẩu nông sản trên thế giới, nhưng Thái Lan cũng có nhu cầu rất lớn về nhập khẩu các loại trái cây, rau củ tươi. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam khai phá thị trường đầy tiềm năng có giá trị lên tới hàng tỷ USD này.

Mít Thái rớt giá, nông dân Đồng Tháp thua lỗ

26-4-2022

Diện tích trồng mít Thái trong tỉnh Đồng Tháp hơn 3.000 ha; trong đó trồng nhiều nhất là huyện Tháp Mười,Thanh Bình, Cao Lãnh và huyện Châu Thành.

Tiền Giang đẩy nhanh cấp mã số vùng trồng cây ăn trái phục vụ xuất khẩu

19-4-2022

Nhằm đẩy mạnh xuất khẩu trái cây, tỉnh Tiền Giang đã và đang đẩy mạnh việc cấp mã số vùng trồng cây ăn trái.

Tiêu thụ ớt ở Trung Quốc gặp khó khăn do dịch Covid-19

19-4-2022

Dịch Covid-19 đã lan rộng đến nhiều nơi tại Trung Quốc gây ảnh hưởng cho ngành du lịch văn hóa nội địa, vận tải và nhà hàng. Đại dịch đã ảnh hưởng đến thị trường ngành ớt như thế nào và liệu có thể tiến hành giao dịch như bình thường được không?

Xuất khẩu rau quả gia tăng giá trị từ chuyển dịch thị trường

4-4-2022

Xuất khẩu rau quả Việt Nam những tháng đầu năm nay có sự sụt giảm khá mạnh. Bởi, thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc gặp nhiều khó khăn.