RAU QUẢ

Xuất khẩu rau quả tháng 9 tăng hơn 9%, cắt đứt chuỗi các tháng sụt giảm trong 5 tháng qua

Cập nhật ngày: 11 | 10 | 2021

Giá xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam trong tháng 9 đạt 250 triệu USD, tăng 9,2% so với tháng 8 và tăng 5,2% so với tháng 9/2020.

Nguồn: Vietnambiz.vn

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu ước tính của Tổng cục Hải quan cho biết trị giá xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam trong tháng 9/2021 đạt 250 triệu USD, tăng 9,2% so với tháng 8 và tăng 5,2% so với tháng 9/2020. 

Đây có thể là tín hiệu lạc quan cho thấy sự phục hồi của mặt hàng này sau khi ghi nhận sự giảm mạnh trong tháng trước đó. Đặc biệt cũng đã cắt đứt chuỗi các tháng sụt giảm trong 5 tháng qua.

Tính chung trong 9 tháng đầu năm 2021, trị giá xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam ước đạt 2,77 tỷ USD, tăng hơn 11% so với cùng kỳ năm ngoái.

 
Xuất khẩu rau quả tháng 9 tăng hơn 9%, cắt đứt chuỗi các tháng sụt giảm trong 5 tháng qua - Ảnh 1.

(Nguồn: Tổng cục Hải quan/Bộ Công Thương)

Tuy nhiên, Cục Xuất nhập khẩu cho rằng do tác động của đại dịch COVID-19, Việt Nam phải áp dụng các biện pháp phòng chống mạnh nhất làm cho việc sản xuất, lưu thông hàng hóa bị ách tắc, đứt gãy chuỗi cung ứng. Đây là lý do chính khiến xuất khẩu hàng rau quả giảm liên tiếp kể từ tháng 4/2021. 

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, chia sẻ váo báo Công Thương rằng: "Nếu như trước đây xe xe lạnh thanh long từ biên giới Việt Nam vào địa phận tỉnh Quảng Tây chỉ 2-3 ngày, nay kéo dài hơn một tuần làm chí phí vận chuyển tăng cao gấp đôi (từ 50 triệu/ xe tăng lên hơn 100 triệu) gây thiếu xe để quay đầu chở hàng, làm tăng thêm giá thành hàng hóa khó cạnh tranh với hàng nội địa Trung Quốc và của các nước khác".

Đáng chú ý, trong tháng 8 xuất khẩu hàng rau quả sang thị trường Trung Quốc giảm mạnh. Do Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu thanh long tại các cửa khẩu Hà khẩu và Thiên Bảo, thuộc tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), làm thanh long trong nước giảm giá mạnh. Nguyên nhân phía Trung Quốc đưa ra là do hàng hóa Việt Nam bị nghi nhiễm SARS-CoV-2.

Các mặt hàng khác như chuối, xoài, nhãn… hiện nay gặp khó khi xuất khẩu sang Trung Quốc do trùng thời vụ với hàng nội địa Trung Quốc với sản lượng càng ngày càng tăng do nông dân Trung Quốc gia tăng diện tích trồng rất nhanh (nhất là thanh long ruột đỏ, nhãn), giá bán ra giảm. Hiện, việc xuất khẩu thanh long ruột đỏ rất yếu do Trung Quốc trồng rất nhiều loại này và chất lượng ngày càng ngon.

Mặt khác, nhiều công ty Trung Quốc đầu tư trồng trọt sản phẩm cùng loại nhiều tại Thái Lan, Campuchia, Lào… nên họ ưu tiên đem sản lượng đã đầu tư về Trung Quốc tiêu thụ tạo sự cạnh tranh với hàng Việt Nam.

Ngoài ra, rau quả Việt còn chịu sự cạnh tranh gay gắt về chất lượng và mẫu mã với hàng cùng loại của Thái Lan, Campuchia… Chính vì vậy, các thương gia Trung Quốc không có hoặc lãi ít khi nhập và bán hàng từ Việt Nam (nhất là giá cước xe vận chuyển tăng cao như hiện nay, thời gian thông quan hàng lâu, phẩm chất bị giảm sút…).

 
Xuất khẩu rau quả tháng 9 tăng hơn 9%, cắt đứt chuỗi các tháng sụt giảm trong 5 tháng qua - Ảnh 2.

Thị trường xuất khẩu hàng rau quả trong tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2021. (Nguồn: Tổng cục Hải quan/Bộ Công Thương)

Tính chung trong 8 tháng đầu năm 2021, xu hướng xuất khẩu tới thị trường Trung Quốc giảm tốc nhanh nhất so với các thị trường khác, trị giá xuất khẩu hàng rau quả tới thị trường Trung Quốc đạt 1,4 tỷ USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2020.

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu hàng rau quả của chính của Việt Nam. Do đó, việc tăng mạnh sang các thị trường khác như Mỹ, Nhật Bản, thị trường Đài Loan, Nga, Australia…cũng chưa bù đắp được mức giảm xuất khẩu tới thị trường Trung Quốc trong tháng 8/2021.

"Tuy nhiên, việc đa dang hoá thị trường xuất khẩu hàng rau quả, tránh phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc là rất cần thiết trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp", Cục Xuất nhập khẩu nhấn mạnh.

TIN TỨC KHÁC

Thanh long Bình Thuận có “giấy thông hành” vào Nhật Bản

8-10-2021

Ngày 7/10/2021, sau hơn 3 năm nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản, Bộ Nông - Lâm - Ngư nghiệp Nhật Bản (MAFF) đã chính thức cấp Bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với thanh long Bình Thuận. Đây là sản phẩm nông sản thứ 2 của Việt Nam sau vải thiều Lục Ngạn được cấp Bằng chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản.

Australia thúc đẩy mở cửa cho tôm tươi, chanh leo, hoa tươi Việt Nam

4-10-2021

(HQ Online) - Thời gian tới, Australia và Việt Nam thống nhất tiếp tục thúc đẩy tiến trình mở cửa, tạo thuận lợi trong xuất khẩu cho các hàng hóa nông, thủy sản có thế mạnh của nhau như tôm tươi nguyên con, chanh leo, hoa tươi cắt cành của Việt Nam; quả đào và xuân đào của Australia.

Đưa mắc ca thành ngành hàng sản xuất hiệu quả, bền vững

29-9-2021

Mục tiêu Đề án "Phát triển bền vững mắc ca giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050" đặt ra là đưa mắc ca thành ngành hàng sản xuất hiệu quả, bền vững.

800 tấn thanh long nằm chờ ở cửa khẩu Móng Cái sẽ được thông quan vào ngày 22/9

22-9-2021

Phía Hải quan Quảng Ninh thông tin từ 23h ngày 22/9, 800 tấn thanh long nằm chờ tại cửa khẩu Móng Cái sẽ được thông quan sang Trung Quốc sau 7 ngày tạm dừng với lý do phát hiện SARS-CoV-2 trên mẫu lấy từ bao bì, hàng hóa nhập khẩu.

Trung Quốc cấm nhập na, roi, Đài Loan dọa kiện ra WTO

20-9-2021

Bộ trưởng Ngoại giao chính quyền Đài Loan Joseph Wu tweet rằng đó là cách làm “vũ lực hóa thương mại” thường thấy của Trung Quốc, như nhằm vào dứa hồi tháng 2 năm nay.

Phát hiện virus SARS-CoV-2 trên bao bì thanh long, Trung Quốc tạm dừng thông quan

17-9-2021

Phía Trung Quốc thông báo tạm dừng thông quan nhập khẩu quả thanh long từ Việt Nam trong thời gian 7 ngày do phát hiện virus SARS-CoV-2 trên bao bì mặt hàng này.

Tín hiệu vui trong tiêu thụ sản phẩm chuối ở Lai Châu

14-9-2021

Sau hơn một tháng lao đao vì không xuất khẩu được chuối tươi, hiện nay người dân trồng chuối, các thương lái, doanh nghiệp đều phấn khởi vì quả chuối được xuất khẩu trở lại.

Trung Quốc thay đổi quyết liệt, bỏ "thói quen" buôn bán nông sản thời vụ

13-9-2021

Hàng rào kỹ thuật về tiêu chuẩn, kiểm dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm của các nước nói chung và Trung Quốc nói riêng ngày càng cao. Các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, thủy sản vẫn duy trì thói quen buôn bán thời vụ, manh mún, về lâu dài chưa phù hợp trước sự thay đổi quyết liệt của Trung Quốc.

Trái cây Việt Nam lần đầu ra mắt tại Hội chợ Macfrut 2021

9-9-2021

Ngày 7/9, Hội chợ trái cây Macfrut lần thứ 38 đã chính thức khai mạc tại thành phố Rimini thuộc vùng Emilia Romagna của Italy.

Xuất khẩu chuối Campuchia sang Trung Quốc tăng mạnh

8-9-2021

Campuchia đang hướng tới thị trường Trung Quốc với mục tiêu tăng cường xuất khẩu chuối, sau khi xuất khẩu vốn đã tăng 61% trong 7 tháng đầu năm 2021 so với cùng kỳ năm ngoái.

Thị trường chuối Trung Quốc đang mùa thấp điểm

6-9-2021

Mùa thu hoạch chuối chủ yếu diễn ra vào mùa Hè, là lúc cây chuối phát triển mạnh nhất trong năm. Trong khi đó, thời tiết nóng khiến tiêu thụ chuối ở Trung Quốc chậm lại.