LÚA GẠO

Hàng trăm ngàn tấn gạo nhập khẩu từ Ấn Độ tiêu thụ ở đâu

Cập nhật ngày: 20 | 06 | 2021

Chỉ trong quý đầu năm, Ấn Độ đã xuất khẩu sang Việt Nam 247.000 tấn gạo, tăng đột biến so quý 1/2020. Thế nhưng tìm gạo Ấn Độ trên thị trường nội địa không dễ... vậy lượng gạo khổng lồ này đi đâu

Theo Thanh niên

Giá trị nhập tăng gấp 544 lần
3 tháng đầu năm, Việt Nam đã chi 74,8 triệu USD để mua gạo của Ấn Độ, tăng hơn 554 lần về trị giá so cùng kỳ năm ngoái là 76 tấn gạo với trị giá 135.000 USD. Từ năm 2019 trở về trước, trung bình mỗi năm, gạo Ấn Độ sang Việt Nam tầm 500 đến vài nghìn tấn.
Thế nhưng trong năm đầu tiên đại dịch Covid-19 bùng phát, Việt Nam đã bất ngờ nhập khẩu 46.700 tấn gạo từ thị trường Ấn Độ, tăng hơn 9,5 lần so với năm 2019 và xu hướng tăng này đang tiếp diễn từ đầu năm đến nay. Theo Bộ Công thương, quý 1, gần như toàn bộ các lô gạo nhập từ Ấn Độ vào Việt Nam đều là gạo non-basmati với giá trung bình khoảng 303 USD/tấn, thấp hơn gần 200 USD/tấn so mức 500 USD/tấn giá gạo trắng xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn này. Trong tháng 5, giá gạo xuất khẩu Ấn Độ nói chung có tăng, đến cuối tháng đạt mức 382 USD/tấn, gạo Việt Nam khoảng 493 USD/tấn duy trì từ đầu đến cuối tháng. Nhìn chung, giá gạo xuất khẩu Ấn Độ loại 5% tấm luôn thấp hơn giá gạo xuất khẩu Việt Nam cùng chủng loại trên dưới 100 USD/tấn.
Trong báo cáo đầu tháng 5 của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), Ấn Độ tiếp tục là nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, dự kiến xuất 15,5 triệu tấn, tăng 940.000 tấn so với năm 2020. Việt Nam duy trì vị trí thứ hai với 6,4 triệu tấn, tăng 233.000 tấn. Đứng thứ ba là Thái Lan dự kiến đạt 6,1 triệu tấn, tăng gần 400.000 tấn. Báo cáo tháng 6, USDA nâng dự báo xuất khẩu gạo năm 2021 của Ấn Độ lên mức kỷ lục mới là 17 triệu tấn, tăng 16,8% (2,44 triệu tấn) so với năm 2020 và cao hơn gần 3 lần quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới là Việt Nam.
Xuất khẩu gạo của Ấn Độ được hỗ trợ bởi được mùa, giá cả cạnh tranh và cơ sở hạ tầng xuất khẩu được cải thiện có khả năng vận chuyển gạo với số lượng lớn.
Gạo nhập khẩu từ Ấn Độ vào Việt Nam có xu hướng tăng được lý giải là do hưởng thuế suất 0% theo cam kết của Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ (AIFTA). Theo AIFTA, Việt Nam cam kết xóa bỏ 80% số dòng thuế vào năm cuối lộ trình là năm 2021 (71% số dòng thuế vào 2018, và 9% số dòng thuế vào 2021), 10% số dòng thuế còn lại chỉ cắt giảm vào cuối lộ trình (năm 2024).
Thế nhưng từ tháng 4, hải quan TP.HCM phát hiện một số lô hàng nhập khẩu với hàng chục container gạo từ Ấn Độ vào Việt Nam qua cảng Cát Lái (Chi cục Hải quan cảng Sài Gòn khu vực 1 - Cục Hải quan TP.HCM). Dù tờ khai ghi hàng có xuất xứ Ấn Độ nhưng kiểm tra trên bao bì, nhãn mác thể hiện là hàng… “Product in Vietnam”. Lực lượng hải quan sau đó đã giữ hàng và điều tra vụ việc. Động thái này dấy lên nghi vấn gian lận xuất xứ với mặt hàng gạo, như đã xảy ra với nhiều hàng hoá khác. 
Nhập nhiều nhưng tìm mua thì không dễ
Ông Phan Văn Có, Giám đốc Marketing Công ty TNHH VRICE, doanh nghiệp chuyên xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Đông, châu Âu, cho hay trong tháng 3, tháng 4 vừa qua, nhiều đơn vị nhập khẩu gạo từ Ấn Độ về để bán trong nước và xuất khẩu tăng vọt.
“Gạo Ấn nhập về Việt Nam trong mấy tháng trước nhiều lắm, nhiều người bảo tiêu thụ trong nước, nhưng cứ thử vào siêu thị hay đến các quầy hàng gạo hỏi xem mua gạo Ấn Độ có không. Trên thị trường bán lẻ tại Việt Nam toàn gạo Việt, ST24, ST25, gạo giống Đài, giống Thái, giống Nhật, giống Campuchia, hoặc nhập từ Thái, Nhật, Campuchia… chứ không hề thấy gạo Ấn. Như vậy, có thể hiểu gạo Ấn được trà trộn gắn nhãn mác gạo Việt để bán vì đã có hàng trăm ngàn tấn được nhập khẩu chỉ trong 3 tháng. Một số tạm nhập tái xuất, nhưng xuất đi hay không thì thật sự không rõ. Trong thời gian qua, có một số lô bị hải quan kiểm tra phát hiện gạo từ Ấn về mà trên bao bì ghi gạo được sản xuất từ Việt Nam, đã giữ lại để xử lý. Thông tin này đang gây hại cho thương hiệu gạo Việt. Trong tháng 4, đã có khách hàng từ Trung Đông phản ánh với chúng tôi rằng, họ mua gạo từ Việt Nam có chất lượng y chang gạo giá rẻ của Ấn trước đây”, ông Có nhấn mạnh và cho rằng, gạo Ấn Độ các đơn vị nhập năm nay là từ mùa 2019-2020, cất trong kho gần 2 năm rồi, nên phẩm cấp thấp. Đa số nhà nhập khẩu bảo nhập để bán cho các nhà máy sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, bún, bánh… Sử dụng các loại gạo này thì chất lượng sản phẩm không thể cao được, ảnh hưởng đến an toàn vệ sinh thực phẩm.
"Từ tháng 5 đến nay, gạo nhập từ Ấn Độ về giảm do nguồn cung trong nước tăng. Còn hàng tạm nhập tái xuất cũng khó “có cửa” do cước vận tải biển từ Ấn Độ và Việt Nam tăng vọt sau khi Ấn Độ bùng phát dịch bệnh liên tục mấy tháng qua. “Hiện giá gạo trắng Ấn Độ và gạo Việt Nam chênh nhau khoảng 80 - 100 USD/tấn. Trong quý 2 lượng gạo nhập từ Ấn giảm hắn và quý 3 chắc chắn sẽ giảm nữa. Qua đây cho thấy, quản lý xuất nhập khẩu gạo cần phải siết chặt, chỉ cần một lô hàng bị giả, sẽ ảnh hưởng đến uy tín của cả ngành”, ông Có nói.
Ông Nguyễn Văn Đôn, Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng cho rằng, nhà nước nên có biện pháp giám sát chất lượng và lượng gạo nhập về từ Ấn Độ thế nào, kinh doanh mua bán ra sao. Đặc biệt, với doanh nghiệp nhập khẩu có vi phạm về xuất xứ như bao bì đã gắn sẵn mác được sản xuất tại Việt Nam phải rút giấy phép kinh doanh để ngăn chặn hành vi phá hoại ngành xuất khẩu gạo của Việt Nam.

TIN TỨC KHÁC

80.000 tấn gạo xuất khẩu theo hạn ngạch EVFTA sẽ có hiệu lực từ 2022

16-6-2021

EU vừa phân bổ thực thi hạn ngạch thuế quan dành cho 80.000 tấn gạo Việt Nam xuất khẩu vào khu vực này theo Hiệp định EVFTA, bắt đầu từ đầu năm sau.

Gạo Ấn Độ “khoác áo” gạo Việt, lo khách tháo chạy

14-6-2021

Sự chênh lệch lớn về giá giữa gạo Ấn Độ và Việt Nam dẫn đến tình trạng gian lận, giả mạo xuất xứ, gây ảnh hưởng đến uy tín gạo xuất khẩu của Việt Nam.

Sản lượng lúa Kiên Giang vẫn tăng dù mất trắng gần 4.000ha

4-6-2021

Dù gần 4.000ha lúa vụ mùa bị thiệt hại mất trắng nhưng nhờ năng suất vụ đông xuân cao nên sản lượng lúa thu hoạch của Kiên Giang vẫn tăng.

Giá lúa gạo có thể thiết lập mặt bằng mới?

2-6-2021

Đại dịch COVID-19 đã buộc nhiều quốc gia phải tăng cường dự trữ lương thực, đặc biệt là lúa gạo. Chuyên gia VSTA dự báo, giá lúa gạo có khả năng tăng nhẹ trong thời gian tới.

Việt Nam nguy cơ mất quyền dự thi 'Gạo ngon nhất thế giới'

27-5-2021

Ban tổ chức cuộc thi vừa cảnh báo, Việt Nam có thể mất quyền dự thi do nhiều công ty tự ý gắn mác "gạo ngon nhất thế giới" trên sản phẩm bán ra thị trường.

Các giống lúa OM được nông dân lựa chọn sản xuất lúa gạo hàng hóa chất lượng cao

19-5-2021

Hiện nay, các giống lúa OM do Viện Lúa ÐBSCL nghiên cứu, lai tạo đang được nông dân chọn để gieo trồng vì cho sản phẩm lúa gạo chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường.

Thái Lan và Philippines giảm thuế xuất nhập khẩu có gây khó cho gạo Việt Nam?

17-5-2021

Ngày 15/5/2021, Philipines đã giảm thuế Tối huệ quốc (MFN) với gạo nhập khẩu trong hạn ngạch từ 40% xuống 35%, gạo nhập khẩu ngoài hạn ngạch ở mức 50% trong vòng một năm. Thái Lan thì giảm thuế xuất khẩu gạo để tăng tính cạnh tranh.

'Cha đẻ' gạo ST25 muốn nhượng lại bản quyền giống cho Nhà nước

6-5-2021

Thứ trưởng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn cho biết, ông Hồ Quang Cua muốn nhượng lại bản quyền và Bộ sẽ tính nguồn tiền, xin phép Chính phủ mua lại.

Tập đoàn PAN nhận ủy thác bảo hộ nhãn hiệu ST24 và ST25 tại thị trường quốc tế

5-5-2021

Tập đoàn PAN và doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí vừa đạt thỏa thuận hợp tác về việc ủy quyền đại diện làm thủ tục bảo hộ nhãn hiệu gạo ST24 và ST25 tại các thị trường quốc tế trọng điểm về xuất khẩu gạo thương hiệu. Bà Nguyễn Thị Trà My, CEO Tập đoàn PAN khẳng định mục tiêu của việc ủy quyền làm thủ tục bảo hộ là nhằm gìn giữ và phát triển nhãn hiệu nông sản Việt Nam tại thị trường quốc tế.

Gạo ST25 bị đăng ký thương hiệu tại Australia: Bộ Công Thương vào cuộc

3-5-2021

Thương vụ Việt Nam tại Australia cho biết, Công ty T&L Global Foods Supply PTY LTD, địa chỉ tại 420 Victoria Rd Malaga, WA, 6090 Australia, nộp đơn ngày 22/4 vừa qua xin bảo hộ nhãn hiệu gạo ST24 và ST25 kèm nội dung là "Gạo, Gạo ngon nhất thế giới", tuy cơ quan của Australia vẫn đang ở giai đoạn xem xét kéo dài nhiều tháng nhưng Thương vụ Việt Nam tại Australia đã triển khai biện pháp khẩn cấp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp.

Thái Lan cắt giảm thuế xuất khẩu gạo để giữ thị phần

4-5-2021

Chính phủ Thái Lan đã nhất trí giảm thuế xuất khẩu gạo sang châu Âu và Anh nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của gạo Thái Lan trên thị trường thế giới.

Gạo ST25 bị doanh nghiệp Mỹ đăng ký thương hiệu

22-4-2021

5 doanh nghiệp tại Mỹ đang chờ được bảo hộ thương hiệu gạo ST25 - gạo ngon nhất thế giới của Việt Nam, theo Văn phòng Sáng chế và Thương hiệu Mỹ (USPTO).