CÀ PHÊ

Dịch COVID-19 trì hoãn xuất khẩu cà phê Ấn Độ

Cập nhật ngày: 09 | 04 | 2020

Khoảng 21.000 tấn cà phê trị giá hơn 400 tỉ rupee của Ấn Độ bị mắc kẹt tại các trung tâm lưu trữ cà phê và các cảng vì không có giấy phép để xuất khẩu, theo tờ Deccan Herald.

Các nhà xuất khẩu cà phê của Ấn Độ đang gặp khó khăn sau khi Chính phủ nước này áp đặt lệnh phong tỏa để ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 trên cả nước. Kết quả là, khoảng 21.000 tấn cà phê trị giá hơn 400 triệu rupee bị mắc kẹt tại các trung tâm lưu trữ cà phê và các cảng vì không có giấy phép để xuất khẩu.

"Ủy ban Cà phê Ấn Độ sẵn sàng cấp giấy phép xuất khẩu, nhưng không có ai tới để xin giấy phép do lệnh phong tỏa. Các trung tâm lưu trữ không được chính quyền nhà nước ở cấp huyện cho phép vận chuyển hàng hóa ra ngoài", theo ông Ramesh Rajah, Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu cà phê trả lời tờ Deccan Herald.

Xuất khẩu cà phê toàn Ấn Độ giảm

Ông Rajah cho biết thêm các trung tâm lưu trữ cà phê ở Chikkamagaluru, Kushalnagar (quận Kodagu), Mangaluru và một số khu vực khác hiện đang tạm trữ khoảng 20.000 tấn cà phê và gần 1.000 tấn khác đang mắc kẹt ở cảng Mangaluru và Kochi vì thiếu giấy phép vận chuyển.

Điều này dẫn đến xuất khẩu cà phê toàn Ấn Độ giảm khoảng 3,2% trong năm tài chính kết thúc vào ngày 31/3. Xuất khẩu giảm nhẹ xuống còn 325.396 tấn (tính đến ngày 18/3) so với 336.131 tấn trong cùng kì năm trước.

Thời tiết xấu trong năm 2018 và 2019 đã ảnh hưởng tới vụ mùa tại các khu vực trồng trọt chính của Karnataka và các khu vực khác ở miền nam Ấn Độ. Các nhà xuất khẩu dự đoán tình hình thời tiết trong năm nay cũng không khả quan hơn.

Trong cả niên vụ 2018 - 2019, xuất khẩu cà phê nước này đạt 353.576 tấn.

Giá trị xuất khẩu cà phê của Ấn Độ niên vụ 2019 - 2020 đã giảm 7,3% xuống mức 51,41 tỉ rupee so với 55,48 tỉ rupee trong niên vụ trước.

Giá trị xuất khẩu tính bằng USD đã giảm 8,9% xuống mức 727 triệu USD so với 798 triệu USD trong năm tài chính trước, theo dữ liệu của Ủy ban Cà phê Ấn Độ. Ủy ban chỉ cấp giấy phép xuất khẩu đến ngày 18/3 năm nay.

Giá cà phê trung bình đạt 157.978 rupee/tấn, giảm 4,3% so với mức 165.041 rupee/tấn trong niên vụ 2018 - 2019.

"Giá cà phê quốc tế giảm mạnh đã kéo theo giá xuất khẩu giảm do cà phê được giao dịch bằng đồng USD trên toàn cầu. Tuy nhiên, sự mất giá của đồng rupee so với đồng USD không giúp ích gì cho các nhà xuất khẩu Ấn Độ do giá giảm trên toàn cầu", ông Rajah nhận định.

Theo Kinh tế và Tiêu dùng

TIN TỨC KHÁC

Toàn cảnh thị trường cà phế thế giới dưới tác động của Covid-19

8-4-2020

Toàn cảnh thị trường cà phế thế giới dưới tác động của Covid-19

Thị trường cà phê ngày 08/4

8-4-2020

Giá cà phê nhân xô tại các vùng trọng điểm Tây Nguyên hôm nay (08/4) tăng 200 đồng lên mức 29.600 – 30.000 đồng/kg. Giá thấp nhất ở 29.600 đồng/kg tại Lâm Đồng và cao nhất ở 30.000 đồng/kg tại Đắk Lắk và Đắk Nông. Tại cảng TPHCM, cà phê xuất khẩu loại 2, tỷ lệ đen vỡ 5% chốt ở 1.313 USD/tấn (FOB), trừ lùi ở mức +80 USD/tấn, theo bảng giá từ nguồn Diễn đàn của người làm cà phê.

Giá cà phê có thể quay trở lại đà phục hồi?

7-4-2020

Cục Chế biến vá Phát triển Thị trường Nông sản nhận định giá cà phê sẽ trở lại đà hồi phục do lo ngại nguồn cung tạm thời bị gián đoạn. Tuy nhiên, hoạt động xuất nhập khẩu đình trệ khắp nơi do dịch bệnh, nhiều cảng phải đóng cửa sẽ khiến giá cà phê chưa thể phục hồi nhanh chóng.

Ngành cà phê trước nguy cơ 'đổ vỡ'

3-4-2020

Giá cà phê xuất khẩu bình quân năm 2019 đạt 1.723 USD/tấn, giảm 9% so với năm 2018. Đến thời điểm 1/4/2020, giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2,5% đen vỡ chỉ còn 1.304 USD/tấn (giá FOB xuất tại cảng TP.HCM). Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên hiện đã xuống dưới 29.000 đồng/kg, trong khi giá thành sản xuất bình quân tại vườn của nông dân là 35.000 đồng/kg.

Các nhà nhập khẩu cà phê tăng cường dự trữ vì lo ngại chính sách đóng cửa chống COVID-19

1-4-2020

Tại một số quốc gia tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới, các nhà nhập khẩu cà phê đang tăng cường dự trữ, chuyển các đơn hàng lên trước một tháng để tránh rơi vào tình trạng thiếu hụt nếu chuỗi cung ứng bị gián đoạn bởi lệnh đóng cửa để chống virus corona.

Cà phê Châu Á: Giá tăng tại Việt Nam do virus corona hạn chế nguồn cung

27-3-2020

Giá cà phê tại Việt Nam tăng trong tuần này do các thương nhân dự trữ sau khi tình trạng thiếu hụt nguồn cung bởi dịch bệnh Covid-19 tại Brazil, nhà sản xuất robusta đối thủ.

Xuất khẩu cà phê từ Ấn Độ sang Italy bị ảnh hưởng vì virus corona

25-3-2020

Xuất khẩu cà phê Ấn Độ được dự báo chịu tác động mạnh trong quí II/2020 vì đơn đặt hàng từ người mua lớn nhất - Italy - đã giảm mạnh trong những ngày qua. Italy đang phải chống lại sự bùng phát nghiêm trọng của virus corona mới.

Xuất khẩu cà phê Brazil sang các nước Arab giảm 15,2% trong hai tháng đầu năm

24-3-2020

Trong hai tháng đầu năm nay, các quốc gia Arab đã nhập khẩu 246.932 bao cà phê 60 kg từ Brazil, giảm 15,2% so với cùng kì năm 2019, theo Brazil-Arab News Agency (ANBA).

Thị trường cà phê tháng 2/2020: Hạn hán gây tổn hại lớn đến ngành cà phê

19-3-2020

Thị trường cà phê tháng 2/2020 nổi bật với thông tin tình hình sản xuất trong tháng 2 tiếp tục gặp nhiều khó khăn do thời tiết khô hạn, nhiều khu vực thiếu nước tưới tiêu. Việc thu mua cà phê gặp khó khăn do giá giảm, người trồng không muốn bán.

Nông dân trồng cà phê Việt Nam được cảnh báo về triển vọng thị trường khó khăn

12-3-2020

Giá cà phê giảm mạnh và một số nông dân và một bộ phận nông dân đang từ bỏ sản xuất do các vấn đề liên quan đến biến động giá và mất cân đối cung – cầu. Giá cà phê Robusta đã giảm 4 – 5,8% trong ngày 31/1/2020 so với ngày 31/12/2019.

Khai mạc vòng sơ kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2020

9-3-2020

Sáng ngày 1/3/2020 Ban tổ chức cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam 2020 tổ chức khai mạc vòng sơ kết tại Khách sạn Biệt Điện - 01 Ngô Quyền - Tp. Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk

Nhu cầu cà phê năm 2020 dự kiến tăng nhẹ nhưng có thể tác động tiêu cực bởi COVID-19

5-3-2020

Theo Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO), chỉ số giá tổng hợp tiếp tục giảm trong tháng 2 do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19. Xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 1 đạt 10,29 triệu bao so với 11,14 triệu bao trong cùng kì năm 2018 - 2019.