Mặc dù thương mại gạo quốc tế chủ yếu là gạo hạt dài, loại gạo hạt trung bình và ngắn vẫn chiếm một phần nhỏ nhưng quan trọng trong giao dịch. Thông thường, thương mại của loại gạo hạt trung bình và ngắn tương đối ổn định, với các thị trường bền vững ở khu vực Địa Trung Hải và Đông Á.
Tuy nhiên, những năm gần đây xuất hiện không ít sự biến động ở cả thị trường nhập khẩu và xuất khẩu, dẫn tới sự thay đổi ở một số đối tác thương mại.
Nhiều nhà nhập khẩu gạo lớn dự báo giảm thu mua
Theo USDA, các thị trường Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan đưa ra thỏa thuận tiếp cận tối thiểu theo Vòng đàm phán Uruguay của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) để duy trì thuế quan tương đối cao và bảo hộ thị trường trong nước.
Vòng đàm phán Uruguay là cuộc đàm phán lớn nhất trong lịch sử, kéo dài trong 7 năm rưỡi với sự tham gia của 123 quốc gia và liên quan tới gần như toàn bộ thương mại, từ bàn chải đánh răng tới thuyền du lịch, từ ngân hàng tới viễn thông, từ giống của gạo hoang dã tới chữa trị AIDS, theo WTO.
Trong nhiều năm, những quốc gia này vẫn luôn là người mua ổn định và bền vững, chủ yếu đối với gạo hạt trung bình.
Tuy nhiên, gần đây đây Nhật Bản đã tăng khả năng tiếp cận thị trường cho Australia, từ 6.000 tấn trong những năm đầu tiên lên 8.400 tấn.
Năm 2019, Hàn Quốc thông qua hạn ngạch chi tiết cho mỗi quốc gia lên tới 388.700 tấn, với Mỹ được phân bổ 132.304 tấn. Đài Loan dù là thị trường nhỏ, nhưng ổn định.
Các thị trường Đông Á khác gần đây cũng tăng khối lượng thu mua.
Sản lượng gạo tại Triều Tiên trong năm 2018 - 2019 giảm và quốc gia này đã tiến hành nhập khẩu một cách ổn định kể từ giữa năm 2019, và xu hướng này được dự báo sẽ tiếp tục trong năm 2020. Nguồn gốc của gạo nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc.
Trung Quốc đưa ra mức hạn ngạch thuế quan cho 2,66 triệu tấn gạo hạt trung bình và hạt ngắn, tuy nhiên phần lớn đều không được hoàn thành kể từ bắt đầu vì Trung Quốc tham gia WTO. Trong giai đoạn 2003 - 2017, quốc gia châu Á tăng cường nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan, chủ yếu là gạo nếp từ Việt Nam.
Tuy nhiên, sau khi Bắc Kinh thay đổi biểu thuế quan trong năm 2018 và đưa gạo nếp vào danh mục hạn ngạch thuế quan của gạo hạt dài, nhập khẩu loại gạo này đã giảm.
Trong năm 2018 và 2019, nhập khẩu gạo hạt ngắn và trung bình vẫn thấp hơn mức hạn ngạch thuế quan đưa ra.
Ngoài Đông Á, một khu vực quan trọng khác đối với thương mại gạo hạt trung bình là các các quốc gia Trung Đông và Bắc Phi quanh biển Địa Trung Hải.
|
Nhập khẩu gạo từ Thổ Nhĩ Kỳ (đường màu đen) và Ai Cập (đường màu đỏ). Đơn vị: triệu tấn. Nguồn: USDA. |
Thổ Nhĩ Kỳ là một nhà sản xuất quan trọng những cũng nhập khẩu thóc cho nhu cầu nội địa và như một phần của cơ chế nhận gia công hàng hoá cho nước ngoài, sẽ tái xuất một phần gạo xát. Trong vài năm qua, Thổ Nhĩ Kỳ là nhà nhập khẩu lớn nhất trong khu vực.
Ai Cập nổi lên là nhà nhập khẩu chính trong năm 2019 với khối lượng thu mua đạt 700.000 tấn. Đây là một phát triển đáng chú ý kể từ khi nhà sản xuất gạo hạt trung bình lớn này là nhà xuất khẩu quan trọng trong gần 15 năm qua.
Năm 2018, vụ mùa của Ai Cập giảm hơn một phân ba vì chính phủ hạn chế diện tích trồng lúa. Để đảm bảo nhu cầu nội địa, quốc gia này tìm kiếm trên thị trường quốc tế và nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc, và một lượng nhỏ từ Ấn Độ.
Theo USDA, với vụ mùa năm 2019 phục hồi trở lại mức bình thường, nhu cầu nhập khẩu gạo giảm và ước tính chỉ thu mua 200.000 tấn trong 2020.
Xuất khẩu gạo cũng không mấy lạc quan
Mỹ là người chơi quan trọng trong ngành xuất khẩu gạo hạt trung bình và ngắn, với khối lượng thấp hơn từ Liên minh châu Âu (EU), Australia và Trung Quốc.
Tuy nhiên, tầm quan trọng của Trung Quốc đối với loại gạo này ngày càng lớn trong vài năm qua và đang vượt qua Mỹ.
Thị trường gạo hạt trung bình hàng đầu của Trung Quốc trong năm 2019 là Ai Cập, theo sau là Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc và Triều Tiên. Cả Mỹ và Trung Quốc đều hưởng lợi từ sự vắng mặt của Australia trên thị trường vì tác động của hạn hán kéo dài.
Trong năm 2020, xuất khẩu của Trung Quốc dự báo duy trì mạnh mẽ, nhờ các cuộc bán đầu thầu đối với lượng tồn kho khổng lồ tiếp diễn, nhưng USDA đã giảm dự báo khối lượng xuất khẩu 100.000 tấn so với dự báo trước đó vì nhu cầu giảm từ Ai Cập.
Giá gạo cũ của Trung Quốc được giao dịch ở 300 USD/tấn và giá xuất khẩu đối với gạo hạt trung bình và ngắn trung bình cao hơn mức này, nhưng vẫn thấp hơn so với giá xuất khẩu giống gạo này của các quốc gia khác.
Dự báo của các nhà xuất khẩu gạo khác là Ấn Độ và Paraguay cũng được điều chỉnh giảm lần lượt 500.000 tấn và 100.000 tấn vì triển vọng thị trường yếu và sản lượng giảm.
Theo Kinh tế & Tiêu dùng