Cập nhật ngày:
31 | 01 | 2020
Bộ NN&PTNT cho rằng nhu cầu nhập khẩu gạo từ Việt Nam tiếp tục giảm dần do các quốc gia khác đã và đang cơ cấu lại nền nông nghiệp nhằm nâng cao khả năng tự cung cấp và đáp ứng phần nào nhu cầu lương thực nội địa.
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) cho biết, chỉ số giá gạo FAO (2002 - 04 = 100) trung bình đạt 224 điểm vào tháng 12, giảm 0,6% so với cùng kì 2018.
Tháng 12 trên thị trường thế giới, giá xuất khẩu gạo Ấn Độ tăng nhẹ trở lại từ mức thấp trong 3 năm do các nhà xuất khẩu tăng giá để bù đắp việc đồng rupee tăng. Nguồn cung thấp và nhu cầu tăng từ Cuba, Iraq và Philippines đã đẩy giá gạo Việt Nam tăng lên.
Gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ được chào bán giá 358 - 363 USD/tấn, tăng nhẹ so với 356 – 362 USD/tấn đầu tháng 12 và là mức thấp nhất kể từ tháng 1/2017.
Gạo 5% tấm của Thái Lan tăng từ 394 – 410 USD/tấn lên 415- 419 USD/tấn. Gạo 5% tấm của Việt Nam tăng nhẹ ở 535 - 357 USD/tấn (FOB cảng Sài Gòn).
Tại Việt Nam, theo Tổng cục Hải quan cho biết, giá gạo xuất khẩu bình quân 2019 đạt 430 - 460 USD/tấn, thấp trong ba năm trở lại đây.
Đối với trong nước, Bộ NN&PTNT cho biết giá lúa, gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) diễn biến tăng, giảm trái chiều trong tháng 12.
Dự báo về sản lượng gạo toàn cầu 2020, FAO ước tính con số tiêu thụ gạo toàn cầu năm 2019 - 2020 vào khoảng 516,8 triệu tấn, tăng khoảng 0,2% so với mức 515,9 triệu tấn ước tính vào tháng 11/2019.
Bộ NN&PTNT cho rằng nhu cầu gạo nhập khẩu từ Việt Nam hiện đang giảm dần do các quốc gia khác đã và đang cơ cấu lại nền nông nghiệp để nâng cao khả năng tự cung cấp và đáp ứng phần nào nhu cầu lương thực nội địa. Đồng thời, Việt Nam đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các đối tác nhập khẩu mới.
Theo Vietnambiz