Ông đề ra nhiệm vụ phải bán 1 triệu tấn gạo mỗi năm trong vòng ba năm tới.
Trước đó, tại Hội thảo tham vấn Kế hoạch chiến lược 2020 - 2023, với sự tham gia của các thành viên CRF, đại diện bộ, cơ quan chính phủ và các bên liên quan quốc tế, ông Song Saran cho biết hiệp hội cam kết nâng xuất khẩu gạo của quốc gia lên 1 triệu tấn vào năm 2022.
Campuchia ghi nhận sự sụt giảm trong xuất khẩu gạo xay xát sang Liên minh châu Âu (EU) trong năm 2019 vì thuế quan do thuế quan đối với gạo trắng Indica. Tuy nhiên, tổn thất từ khối EU, thị trường lớn nhất đối với gạo xay xát của quốc gia Đông Nam Á, đã được thay thế bằng tăng xuất khẩu sang Trung Quốc và các thị trường mới khác.
Vì vậy, trong nỗ lực để đạt được mục tiêu đề ra, CRF sẽ xuất khẩu 35% gạo sang thị trường Trung Quốc, 30% sang châu Âu, 30% cho các nước ASEAN và 5% cho thị trường khác, ông Saran cho biết.
Trong đó, gạo thơm chất lượng cao sẽ chiếm 30% tổng xuất khẩu gạo thơm thông thường 40% và gạo thường 30%.
"Để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, chúng tôi có gói tín dụng lãi suất đặc biệt 200 triệu USD để mua gạo trong mùa thu hoạch", Chủ tịch của CRF cho biết và nói thêm các quĩ có sẵn có thể mua khoảng 500.000 tấn lúa, đặc biệt là giống hoa nhài, trong vụ mùa.
Số liệu từ Ban thư kí dịch vụ một cửa cho xuất khẩu gạo chỉ ra Campuchia đã xuất khẩu tổng cộng 514.149 tấn gạo sang 59 quốc gia và khu vực trong 11 tháng đầu năm 2019, tăng 3,4% so với cùng kì năm trước đó.
Campuchia đã bán 174.397 tấn gạo sang thị trường châu Âu trong giai đoạn này, giảm 26%, báo cáo cho biết.
Mặt khác, 205.358 tấn gạo đã được vận chuyển sang Trung Quốc trong 11 tháng đầu năm 2019, tăng 34% so với cùng kì 2018, theo báo cáo.
Trung Quốc vẫn là người mua gạo hàng đầu của Campuchia trong giai đoạn này, chiếm 40% tổng xuất khẩu của quốc gia này, theo The Khmer Times.
Theo Kinh tế và Tiêu dùng