CÀ PHÊ

60% người Sài Gòn ra đường là uống cà phê

Cập nhật ngày: 25 | 12 | 2019

Cà phê và trà là hai lựa chọn phổ biến nhất của người dân ở TP HCM, mỗi thứ chiếm 1/4 tổng số dịp uống trong một tuần. Trong đó, cà phê được lựa chọn uống đến 60% tại nhà, 40% khi ra bên ngoài trong một tuần.

 

 - Ảnh 1.

Cà phê trở thành thức uống "đầu câu chuyện" phổ biến của người Sài Gòn - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Khảo sát này vừa được Kantar Worldpanel, doanh nghiệp chuyên nghiên cứu hành vi mua sắm của người tiêu dùng toàn cầu, công bố tối 27-11 cho riêng thị trường Việt Nam.

Theo Kantar Worldpanel, tiêu dùng thức uống không cồn ngoài nhà (OOH) chiếm đến 60% tổng chi tiêu tại TP.HCM, nơi dân số trẻ chiếm phần lớn có xu hướng ra ngoài thường xuyên hơn và sẵn sàng chi mạnh tay cho ăn uống bên ngoài.

Cà phê và trà là hai lựa chọn phổ biến nhất của người Sài Gòn, mỗi thứ chiếm 1/4 tổng số dịp uống trong một tuần. 

Cà phê trở thành thức uống được yêu thích khi ra khỏi nhà, với tỉ lệ lựa chọn 26% so với mức 25% khi chọn trà, dù chi tiêu cho tiêu dùng đối với trà các loại chiếm đến 87% so với 69% của cà phê khi tiêu dùng ngoài nhà.

Kantar Worldpanel cho rằng không quá ngạc nhiên khi cà phê luôn là lựa chọn hàng đầu khi tiêu dùng bên ngoài, đặc biệt là các hình thức pha sẵn. 

Cà phê các loại bao gồm cả sản phẩm đóng chai và phục vụ tại quán đang giữ tần suất tiêu thụ cao nhất trong số các loại thức uống không cồn, trung bình một người uống 3 lần một tháng.

Tuy nhiên, ngành hàng này chỉ mới tiếp cận được khoảng 60% người tiêu dùng ở Sài Gòn, trong khi trà là thức uống phổ biến thứ 2 với lượng người uống nhiều nhất, hơn 90% người Sài Gòn trung bình uống 2 lần mỗi quý bên ngoài.

Khảo sát cũng ghi nhận nước tăng lực là một trong những thị trường có nhiều sản phẩm mới và cạnh tranh cao trong những năm gần đây. 

Điều này góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành hàng, khi mức tăng trưởng được ghi nhận 6-7% ở cả khu vực thành thị của bốn thành phố lớn và cả nông thôn cho tiêu dùng tại nhà, với tỉ lệ trung bình 34% người Sài Gòn uống nước tăng lực trong một tuần có độ tuổi dưới 35.

Đáng chú ý, nước tăng lực thường được "tiêu thụ" nhiều nhất ở trường học và nơi làm việc (44%) so với 36% ở cà phê vỉa hè/nhà hàng, hay 13% trên đường đi.

 - Ảnh 1.

Cà phê trở thành thức uống "đầu câu chuyện" phổ biến của người Sài Gòn - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Khảo sát này vừa được Kantar Worldpanel, doanh nghiệp chuyên nghiên cứu hành vi mua sắm của người tiêu dùng toàn cầu, công bố tối 27-11 cho riêng thị trường Việt Nam.

Theo Kantar Worldpanel, tiêu dùng thức uống không cồn ngoài nhà (OOH) chiếm đến 60% tổng chi tiêu tại TP.HCM, nơi dân số trẻ chiếm phần lớn có xu hướng ra ngoài thường xuyên hơn và sẵn sàng chi mạnh tay cho ăn uống bên ngoài.

Cà phê và trà là hai lựa chọn phổ biến nhất của người Sài Gòn, mỗi thứ chiếm 1/4 tổng số dịp uống trong một tuần. 

Cà phê trở thành thức uống được yêu thích khi ra khỏi nhà, với tỉ lệ lựa chọn 26% so với mức 25% khi chọn trà, dù chi tiêu cho tiêu dùng đối với trà các loại chiếm đến 87% so với 69% của cà phê khi tiêu dùng ngoài nhà.

Kantar Worldpanel cho rằng không quá ngạc nhiên khi cà phê luôn là lựa chọn hàng đầu khi tiêu dùng bên ngoài, đặc biệt là các hình thức pha sẵn. 

Cà phê các loại bao gồm cả sản phẩm đóng chai và phục vụ tại quán đang giữ tần suất tiêu thụ cao nhất trong số các loại thức uống không cồn, trung bình một người uống 3 lần một tháng.

Tuy nhiên, ngành hàng này chỉ mới tiếp cận được khoảng 60% người tiêu dùng ở Sài Gòn, trong khi trà là thức uống phổ biến thứ 2 với lượng người uống nhiều nhất, hơn 90% người Sài Gòn trung bình uống 2 lần mỗi quý bên ngoài.

Khảo sát cũng ghi nhận nước tăng lực là một trong những thị trường có nhiều sản phẩm mới và cạnh tranh cao trong những năm gần đây. 

Điều này góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành hàng, khi mức tăng trưởng được ghi nhận 6-7% ở cả khu vực thành thị của bốn thành phố lớn và cả nông thôn cho tiêu dùng tại nhà, với tỉ lệ trung bình 34% người Sài Gòn uống nước tăng lực trong một tuần có độ tuổi dưới 35.

Đáng chú ý, nước tăng lực thường được "tiêu thụ" nhiều nhất ở trường học và nơi làm việc (44%) so với 36% ở cà phê vỉa hè/nhà hàng, hay 13% trên đường đi.

Theo Tuổi Trẻ

TIN TỨC KHÁC

Lâm Đồng: Trồng và làm ra thứ cà phê "độc, lạ" bán 500 ngàn/ký

6-12-2019

Với cách trồng, chế biến "độc đáo, lạ" thứ cà phê Robusta, ông Trịnh Tấn Vinh (56 tuổi, xã Đinh Lạc, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) đã nâng cao được giá trị của hạt cà phê lên gấp 15 lần so với cách làm thông thường của người dân địa phương. Với giá 500.000 đồng/ký cà phê do ông Vinh làm ra có thể coi là chuyện cực kỳ hiếm có hiện nay.

Đồng Nai thu hẹp dần diện tích cà phê

5-12-2019

Vụ thu hoạch năm nay, giá cà phê đứng ở mức thấp ngay từ đầu vụ, chỉ từ 29-31 ngàn đồng/kg. Với mức giá này, nông dân thu không đủ bù chi. Vài năm trở lại đây, lợi nhuận từ cây cà phê mỗi năm mỗi thấp khiến nông dân phải chặt bỏ dần cây trồng đang ngày càng kém hiệu quả này.

CÀ PHÊ ĐỨNG TRƯỚC NGUY CƠ TUYỆT CHỦNG DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

3-12-2019

Gần 70% các giống cà phê hoang dã có thể bị tuyệt chủng, 10% sẽ biến mất trong một thập kỷ tới do biến đổi khí hậu, nạn phá rừng và các sự kiện bất lợi khác.

Cà phê Việt ngon số 1 thế giới bị ruồng bỏ

1-12-2019

Đã đến lúc cần tìm giải pháp hiệu quả để giúp nông dân trồng cà phê Arabica có thu nhập ít nhất cũng bằng các loại cây khác.

Thêm mùa cà phê kém vui

28-11-2019

BP - Bước vào vụ thu hoạch, giá cà phê khô đạt 30 ngàn đồng/kg, còn tươi chỉ 5.000 đồng/kg, thấp hơn 5-10 ngàn đồng/kg so với những vụ mùa trước. Nỗi lo giá cả và khan hiếm nhân công thu hái đang khiến người trồng cà phê trong tỉnh kém vui...

Giải pháp đưa cà phê Việt vượt qua cuộc khủng hoảng về giá

26-11-2019

Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê nhân đứng thứ 2 trên thế giới song thường xuyên đối mặt với những biến động thất thường.

Cùng với các loại cây dược liệu, cây cà phê được Kon Tum chọn làm cây trồng chủ lực để giúp phát triển kinh tế hộ gia đình, hướng đến mục tiêu thoát nghèo bền vững.

25-11-2019

Cà phê cũng là sản phẩm tạo ra nguồn thu nhập chính cho bà con các huyện sinh sống trên địa bàn có lợi thế phát triển cà phê, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số trồng cà phê chè tại các xã vùng Đông Trường Sơn. Thời điểm này, niên vụ cà phê 2019 - 2020 đã bắt đầu nhưng giá cà phê đang ở mức rất thấp khiến bà con lo lắng.

Thuận Châu nhộn nhịp mùa thu hoạch cà phê

22-11-2019

Đến Thuận Châu những ngày này, tâm điểm cuốn hút sự chú ý của mọi người là những vườn, đồi cà phê đang vào vụ thu hoạch, cành nào cũng sai trĩu quả, đỏ mọng... Bà con nông dân đang khẩn trương thu hái, không khí thật nhộn nhịp. Những chiếc xe máy tất bật chở những bao tải cà phê đầy ắp từ trên nương xuống, chất đầy những chuyến xe của thương lái đang chờ thu mua sản phẩm.

Indonesia tăng sản lượng cà phê trong bối cảnh nguồn cung thế giới dư thừa

21-11-2019

Nhà sản xuất cà phê robusta thứ ba thế giới, Indonesia, đang tìm cách tăng sản lượng tại thời điểm sản xuất tăng vọt và giá cả giảm mạnh.

Xuất khẩu cà phê chế biến sang Trung Quốc tăng gấp đôi trong 9 tháng đầu năm

20-11-2019

Xuất khẩu cà phê đã qua chế biến sang Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm 2019 tăng 114,8% về lượng và tăng 87% về trị giá so với cùng kì năm 2018, đạt 2.378 tấn, trị giá hơn 7 triệu USD.

Khổ sở tìm người thu hái cà phê

10-11-2019

Lại một năm nữa người trồng cà phê ở huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum bước vào vụ thu hoạch với một tâm trạng không vui.