Thuế suất mới, có hiệu lực trong ngày 22/5, sẽ tăng cường việc hạn chế nhập khẩu gạo, đặc biệt từ quốc gia láng giềng - Ấn Độ.
Ấn Độ là nhà cung cấp gạo lớn nhất cho quốc gia Nam Á trong năm 2017 sau khi lũ lụt tàn phá mùa màng, theo Reuters.
Động thái này của chính phủ Bangladesh sẽ giúp bảo vệ lợi ích của người nông dân vì người trồng lúa đang bị buộc phải bán gạo ở mức giá thấp hơn chi phí sản xuất, một quan chức bộ lương thực cho biết.
Giá gạo địa phương tại Bangladesh đã giảm xuống mức thấp nhất trong 3 năm vì nguồn cung dồi dào từ vụ thu hoạch năm ngoái và dự báo sản lượng cao kỉ lục trong năm nay. Người nông dân phẫn nộ vì giá gạo giảm sâu đã đốt cánh đồng lúa.
Thuế quan nhập khẩu sẽ khiến hoạt động xuất khẩu gạo của Ấn Độ gần như trở thành không thể, giới thươnng nhân tại Ấn Độ cho hay.
"Xuất khẩu sang Bangladesh là điều không thể sau khi thuế tăng", theo một thương nhân có trụ sở tại New Delhi, Ấn Độ.
Quốc gia Nam Á một lần nữa áp mức thuế trước đó - 28%, sau khi ghi nhận khối lượng gạo nhập khẩu khổng lồ và một vụ mùa bội thu. Gạo là lương thực chính của 160 triệu người dân Bangladesh.
Tuy nhiên, dù thuế nhập khẩu cao, các công ty tư nhân đã nhập khẩu hơn 330.000 tấn gạo trong giai đoạn tháng 7/2018 - tháng 4/2019, dữ liệu chính phủ Bangladesh.
Chính phủ sẽ thu mua thêm gạo từ người nông dân địa phương để bảo vệ họ, Bộ trưởng Bộ Lương thực Bangladesh Sadhan Chandra Majumdar phát biểu hôm 23/5.
"Chúng tôi đang xây dựng 200 hầm chứa thóc trên khắp cả nước để có thể thu mua thêm gạo", ông nói, và cho biết thêm người nông dân sẽ được hưởng lợi từ những hầm chứa thóc này trong năm tới.
Bangladesh, đã nhập khẩu kỉ lục 3,9 triệu tấn gạo trong năm tính tới tháng 6, đã thăng dư 2 - 2,5 triệu tấn gạo, một quan chức bộ lương thực khác cho biết.
"Việc tăng thuế quan sẽ chỉ hỗ trợ giá gạo (nội địa) trong ngắn hạn. Bangladesh cần xuất khẩu lượng gạo thặng dư để giảm áp lực đối với giá trong trung hạn", một nhà xuất khẩu có trụ sở tại Mumbai cho hay.
Sản lượng gạo của Bangladesh dự báo tăng 7% lên 34,9 triệu tấn trong năm tính tới tháng 4 so với năm ngoái, vì diện tích gieo trồng và năng suất tăng, theo dữ liệu tư Bộ Nông nghiệp Mỹ.
Theo Vietnambiz