Cụ thể, tại một buổi họp báo diễn ra hôm 31/5, Bộ trưởng Nông nghiệp Bangladesh, ông Muhammad Abdur Razzaque cho biết: "Chúng tôi đã quyết định xuất khẩu 1 - 1,5 triệu tấn gạo trong năm nay. Các nhà xuất khẩu có thể bắt đầu bán gạo ra thị trường nước ngoài ngay lập tức. Nếu đăng kí với bộ thương mại để nhận được sự chấp chuận, họ sẽ được thông qua ngay lập tức".
Chính phủ cũng đưa ra hỗ trợ lên tới 30% đối với xuất khẩu gạo. Theo ông Abdur Razzaque, chính phủ Bangladesh quyết định xuất khẩu gạo để bảo vệ người nông dân khỏi thua lỗ vì giá thóc nội địa giảm mạnh.
Năm 2017, các nhà nhập khẩu đã mua khoảng 3,9 triệu tấn gạo so với nhu cầu chỉ 1,5 triệu tấn. Tuy nhiên, họ không thể bán gạo trong hai năm qua vì nông dân đã có những vụ mùa bội thu trong hai năm này nhờ thời tiết thuận lợi. Vì vậy, hầu hết nhà xay xát không mua thóc từ thị trường địa phương.
Đồng thời, một số nhà nhập khẩu đã thu mua gạo không cần thiết, lợi dụng thuế nhập khẩu gạo thấp. Chính phủ đã tăng thuế nhập khẩu gạo từ 28% lên 55% để ngăn chặn hoạt động này, Bộ trưởng nói.
Ông cũng cho biết giá gạo giảm thời gian gần đây khi vụ mùa bội thu nhờ thời tiết thuận lợi, ưu đãi của chính phủ, nhập khẩu gạo quá mức và lượng dự trữ khổng lồ.
Trong khi đó, nông dân thất vọng vì giá lúa thấp và mức lương cao cho người lao động để thu hoạch mùa màng của họ. Trong tình huống này, không có sự thay thế cơ giới hóa và hiện đại hóa trong lĩnh vực nông nghiệp để giúp họ thu lãi.
Sản xuất lúa đã tăng nhiều lần so với những năm trước, ông Razzaque nhận định. Chỉ có 11,08 triệu tấn lúa được sản xuất vào năm 1972, nhưng sản lượng đã đạt hơn 19,6 triệu tấn vào năm 2019.
"Hiện tại, chính phủ đã nhấn mạnh cơ giới hóa trong lĩnh vực nông nghiệp. Tổng cộng 30 tỉ taka đã được phân bổ dưới dạng hỗ trợ từ ngân sách doanh thu năm ngoái. Vì vậy, chúng tôi đã quyết định dành sự phân bổ này cho việc cơ giới hóa trong lĩnh vực nông nghiệp", Bộ trưởng nông nghiệp cho hay.
Ông nói thêm gạo sẽ được mua trực tiếp từ đầu vụ từ nông dân sau khi ấn định giá. Không gian để trữ lúa trong các hầm chứa của chính phủ sẽ được tăng lên theo từng giai đoạn.
"Lưu lượng dự trữ lúa sẽ được tăng lên 5 triệu tấn theo từng giai đoạn trong các hầm chứa của chính phủ. Chúng tôi phải khuyến khích xuất khẩu gạo và không khuyến khích nhập khẩu".
Chưa có khả năng để xuất khẩu gạo
Tuy nhiên, Viện nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế (IFPRI) cho biết Bangladesh vẫn chưa có khả năng để xuất khẩu gạo. Cơ quan này khuyến nghị chính phủ Bangladesh nên mua gạo trực tiếp từ nông dân để đảm bảo họ nhận được một mức giá hợp lí. Họ đề nghị mô phỏng mô hình West Bengal của Ấn Độ về vấn đề này.
Hôm 20/5, IFPRI đã trình bày chi tiết về giá lúa và lúa gạo của Bangladesh, quản lí nông nghiệp và tình trạng của thị trường gạo quốc tế cho Bộ nông nghiệp Bangladesh. Họ chỉ ra người mua nghèo và nông dân là những người bị thiệt hại nặng nề nhất vì sự biến động của giá lúa. Thách thức đối với chính phủ là bảo vệ hai nhóm này.
Sau vụ thu hoạch aman, giá thóc, hồi tháng 12/2018, đã giảm xuống còn 580 taka mỗi maund (1 maund = 40 kg). Trong tháng 5, giá thóc đã giảm còn 499 taka. IFPRI nhận định, giá lúa sẽ tiếp tục giảm khi vụ thu hoạch boro diễn ra.
Theo ông Akhter Ahmed, Giám đốc IFPRI tại Bangladesh, cho biết sản lượng lúa và gạo của quốc gia Nam Á không đạt được sự ổn định. Sản lượng cao một vài năm, và thấp trong những năm khác.
Người mua quốc tế không muốn thu mua gạo từ những quốc gia có sản lượng không ổn định như vậy.
Theo Vietnambiz