LÚA GẠO

Ngân hàng Thế giới đề nghị ĐBSCL giảm diện tích trồng lúa

Cập nhật ngày: 19 | 06 | 2019

Vùng đồng bằng nên sản xuất ít gạo hơn để giảm tác động môi trường, đồng thời thúc đẩy sản xuất gạo chất lượng cao và gạo đặc chủng. Phần đất còn lại sẽ dành để trồng các loại nông sản có giá trị cao, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Đó là ý kiến của đại diện Ngân hàng Thế giới (WB) tại VN, đưa ra tại phiên thảo luận chuyên đề "Tái cơ cấu ngành nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL" trong khuôn khổ diễn đàn ĐBSCL năm 2019 diễn ra sáng nay (18/6) tại TP HCM.

Theo bà Phạm Hoàng Vân - chuyên gia của WB, tăng trưởng sản lượng nông nghiệp ở BĐSCL nói riêng và Việt Nam nói chung thời gian qua đạt được nhờ sử dụng ngày càng nhiều đầu vào với chi phi lớn hơn về môi trường. 

Phần lớn tăng trưởng nông nghiệp Việt Nam cho đến nay đều dựa vào mở rộng sản xuất hoặc tăng cường sử dụng đất và các tài nguyên thiên nhiên khác, cũng như sử dụng khá nhiều phân bón và các hóa chất khác trong nông nghiệp.

Do đó tăng trưởng nông nghiệp cũng đi kèm tác động xấu về môi trường như phá rừng, hủy hoại nguồn lợi thủy sản, suy thoái đất và ô nhiễm nguồn nước. Nói cách khác, tăng trưởng nông nghiệp Việt Nam dựa khá nhiều vào sức lao động, tài nguyên thiên nhiên và hóa chất trong sản xuất.

Tuy nhiên, tiến bộ về năng suất, sản lượng và xuất khẩu nông nghiệp đã tạo ấn tượng nhiều hơn so với việc tăng hiệu suất, phúc lợi của nông dân và chất lượng sản phẩm. Việt Nam chưa theo kịp các nước trong khu vực các vấn đề liên quan đến năng suất lao động nông nghiệp và năng suất sử dụng nước.

Một khoảng cách đang hình thành giữa thu nhập nông nghiệp và phi nông nghiệp, sự bất bình đẳng về thu nhập đang gia tăng ở khu vực nông thôn. Hầu hết sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam đều bán ở dạng thô, thường được định vị ở phân khúc chất lượng thấp hoặc trung bình của thị trường quốc tế. 

Vì vậy trong tương lai, ngành nông nghiệp ở ĐBSCL phải đảm bảo "tăng giá trị, giảm đầu vào". Tức là nông nghiệp phải mang lại nhiều lợi ích cho nhà sản xuất, người tiêu dùng và hệ sinh thái bằng cách sử dụng ít đất, nước, lao động, phân bón, hóa chất và năng lượng, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính, ô nhiễm và chất thải. Điều này sẽ đòi hỏi sự thay đổi trong sử dụng đất, sản xuất, và tổ chức hiệu quả chuỗi giá trị và bán các sản phẩm theo nhu cầu của thị trường.

Nông nghiệp Việt Nam sẽ cần phải từ bỏ hình ảnh là một nhà cung cấp hàng hóa giá rẻ (có chất lượng thay đổi hoặc không chắc chắn), để hướng tới một vị thế vững chắc trên thị trường của một nhà cung cấp đáng tin cậy các sản phẩm chất lượng cao, an toàn, được sản xuất và phân phối một cách bền vững.

Tại hội thảo, GS Võ Tòng Xuân cũng cho rằng cần quyết liệt tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở ĐBSCL theo hướng giảm diện tích trồng lúa kém hiệu quả, sang các loại cây trồng và sản phẩm nông nghiệp giá trị cao. 

Diện tích lúa gạo còn lại tập trung vào các loại có giá trị cao, đặc sản. Đồng thời chính sách của nhà nước cần thu hút hơn nữa các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào vùng này bởi doanh nghiệp, người thu mua đầu ra cho nông dân là thành phần quan trọng nhất của chuỗi giá trị nông nghiệp.

Theo Vietnambiz

TIN TỨC KHÁC

Khi trồng lúa không còn có lời

18-6-2019

Hôm nay 18-6 tại TP.HCM, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị đánh giá kết quả hai năm thực hiện nghị quyết 120 của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu.

Sản lượng gạo Ấn Độ có thể giảm vì mưa gió mùa đến muộn

24-6-2019

Sản xuất gạo Ấn Độ có khả năng thu hẹp trong mùa kharif (vụ gặt thu) này do mưa gió mùa đến muộn và người nông dân chuyển sang trồng các loại cây trồng thay thế.

Các nhà xuất khẩu Thái Lan kêu gọi xây dựng tầm nhìn dài hạn cho ngành gạo

27-6-2019

Chính phủ Thái Lan mới đang bị thúc giục để xây dựng một định hướng rõ ràng về phát triển lúa gạo nội địa, không chỉ trong ngắn hạn mà cả trung hạn và dài hạn nhằm duy trì loại cây trồng để bán.

Lúa hè thu chờ giải cứu, nông dân đứng ngồi không yên

26-6-2019

Giá bán lúa nhiều nơi ở Đồng bằng sông Cửu Long đang dưới giá thành sản xuất dù chưa đến chính vụ thu hoạch lúa hè thu, khiến nông dân đứng ngồi không yên.

Bộ Công Thương: Xuất khẩu gạo Việt Nam dự báo ảm đạm trong suốt 2019

24-6-2019

Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết xuất khẩu gạo Việt Nam những tháng đầu năm 2019 gặp nhiều bất lợi về thị trường, đặc biệt là tại các thị trường lớn, truyền thống như Trung Quốc. Dự báo các quốc gia nhập khẩu gạo lớn sẽ giảm khối lượng thu mua trong cả năm 2019.

Philippines sẽ sớm công bố thuế tự vệ đối với nhập khẩu gạo

10-10-2019

Bộ Nông nghiệp Philippines (DA) dự kiến ​​sẽ công bố quyết định cuối cùng về việc liệu quốc gia Đông Nam Á có áp dụng thuế tự vệ chung đối với nhập khẩu gạo để giải quyết vấn đề giá lúa ở mức rất thấp, ảnh hưởng lớn đến sinh kế của nông dân trên toàn quốc.

Campuchia xuất khẩu 265 triệu USD gạo trong tám tháng đầu năm

9-10-2019

Tổng thư ký Liên đoàn gạo Campuchia (CRF) Lun Yeng cho biết, xuất khẩu gạo của Campuchia sang thị trường quốc tế trị giá hơn 265 triệu USD trong tám tháng đầu năm.

Dự báo thị trường xuất khẩu lúa gạo tiếp tục bế tắc

7-10-2019

Dự báo giá lúa, gạo trong nước có thể giảm nhẹ do thiếu vắng nhu cầu mới, thị trường xuất khẩu gạo bế tắc trong thời gian tới.

Kiên Giang: Xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa 75.000 ha

7-10-2019

Ngành nông nghiệp Kiên Giang đã xây dựng thành công 213 cánh đồng lớn trồng lúa, với tổng diện tích 75.000 ha, trong đó có 71.000 ha được ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm, giúp nông dân an tâm sản xuất.

Xuất khẩu gạo Campuchia sang châu Âu có thể giảm 10% trong 2019

3-10-2019

Liên đoàn gạo Campuchia (CRF) dự đoán giá trị xuất khẩu gạo sang thị trường châu Âu có thể giảm khoảng 10% trong năm nay.

Australia thay đổi qui trình kiểm tra gạo không có khả năng nảy mầm

2-10-2019

Theo Bộ Nông nghiệp Australia việc đưa ra các thay đổi đối với biện pháp giảm thiểu rủi ro để đảm bảo qui trình này vẫn hoạt động hiệu quả trong việc quản lí các lô hàng gạo.

Lúa Dibar 10373 năng suất cao

1-10-2019

Diễn biến thời tiết trong vụ sản xuất hè thu (HT) tương đối phức tạp, thuận lợi cho sâu bệnh hại phát triển, nhưng giống lúa Dibar 10377 chỉ bị nhiễm nhẹ, sinh trưởng, phát triển tốt...