LÚA GẠO

Xuất khẩu gạo Campuchia sang châu Âu có thể giảm 10% trong 2019

Cập nhật ngày: 03 | 10 | 2019

Liên đoàn gạo Campuchia (CRF) dự đoán giá trị xuất khẩu gạo sang thị trường châu Âu có thể giảm khoảng 10% trong năm nay.

Chủ tịch CRF, ông Song Saran cho biết trong một đăng tải trên Facebook rằng giá trị xuất khẩu gạo sang châu Âu đạt hơn 200 triệu USD vào năm ngoái. 

Tuy nhiên, liên đoàn dự đoán giá trị xuất khẩu vào thị trường này sẽ giảm còn khoảng 180 triệu USD do các biện pháp bảo vệ EU đưa ra vào đầu năm nay. 

Trong số hơn 270.000 tấn gạo xuất khẩu sang châu Âu trong năm 2018, khoảng 80% là gạo thơm, ông Saran nói. 

Ngược lại, xuất khẩu gạo sang Trung Quốc sẽ tăng nhờ việc vận chuyển nhiều hơn các lô hàng gạo thơm để đáp ứng nhu cầu gia tăng tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. 

"CRF sẽ cố gắng [đưa Campuchia trở thành một trong] ba nhà xuất khẩu gạo hàng đầu [sang Trung Quốc từ vị trí thứ 4 hiện tại] với giá trị ước tính đạt 160 triệu USD trong năm nay, tăng từ 113 triệu USD trong năm 2018", ông Saran nói. 

Nhìn chung, CRF dự kiến giá trị xuất khẩu sẽ đạt khoảng 430 triệu USD trong năm nay, ông nói. 

the_cambodia_rice_federation

Ảnh: Phnom Penh Post.

Ngành gạo Campuchia đã chính thức mất quyền miễn thuế nhập khẩu do Liên minh châu Âu (EU) cấp vào tháng 1/2019 sau khi khối liên minh quyết định áp thuế đối với hàng nhập khẩu từ Campuchia và Myanmar để bảo vệ lợi ích của nông dân trồng lúa châu Âu.

Phó chủ tịch CRF, ông Chan Sokematng cho biết sau khi EU quyết định áp thuế đối với gạo Campuchia hồi đầu năm nay, liên đoàn cần thời gian để tìm thêm thị trường. 

Ngoài Trung Quốc, CRF cũng đang tìm cách mở rộng thị trường gạo Campuchia sang Australia, Canada, châu Phi và các nước Arab. 

"Chúng tôi sẽ mở rộng xuất khẩu gạo thơm sang các nước châu Phi và Arab vì họ [các nước Arab] giàu có và tiêu thụ rất nhiều gạo Thái Lan. Tôi hi vọng các thị trường mới sẽ giúp bù đắp tổn thất từ châu Âu", ông nói. 

Theo ông Hun Lak, giám đốc điều hành của Mekong Oryza Trading, một nhà xuất khẩu gạo hàng đầu ở Campuchia, mặc dù xuất khẩu gạo sang châu Âu có thể giảm, xuất khẩu sang các nước ASEAN và Trung Quốc sẽ tăng. 

"[Chúng tôi] đang giao dịch với các thị trường ASEAN như Malaysia. Họ muốn gạo Campuchia, đặc biệt là gạo thơm", ông nói. 

Một báo cáo từ Ban thư ký dịch vụ một cửa cho xuất khẩu gạo chỉ ra Campuchia đã xuất khẩu 308.013 tấn gạo trong 7 tháng đầu năm nay, tăng 3,7% so với năm trước, với Trung Quốc là thị trường hàng đầu với 123.361 tấn gạo xuất khẩu, tăng 94% so với năm trước.

Năm ngoái, Trung Quốc đã cấp cho Campuchia một hạn ngạch gạo 300.000 tấn. Tuy nhiên, quốc gia Đông Nam Á chỉ xuất khẩu 170.154 tấn. 

Đầu năm nay, Trung Quốc đã bổ sung thêm 100.000 tấn vào hạn ngạch, nâng tổng số lên 400.000 tấn.

Số liệu của Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Campuchia cho thấy nước này đã xuất khẩu 626.225 tấn gạo trong năm ngoái, giảm 1,5% so với 635.679 tấn trong năm 2017.

Các điểm đến chính cho xuất khẩu gạo là EU với tổng số 269.127 tấn và Trung Quốc với 170.154 tấn, theo Phnom Penh Post

Theo Vietnambiz

TIN TỨC KHÁC

Australia thay đổi qui trình kiểm tra gạo không có khả năng nảy mầm

2-10-2019

Theo Bộ Nông nghiệp Australia việc đưa ra các thay đổi đối với biện pháp giảm thiểu rủi ro để đảm bảo qui trình này vẫn hoạt động hiệu quả trong việc quản lí các lô hàng gạo.

Lúa Dibar 10373 năng suất cao

1-10-2019

Diễn biến thời tiết trong vụ sản xuất hè thu (HT) tương đối phức tạp, thuận lợi cho sâu bệnh hại phát triển, nhưng giống lúa Dibar 10377 chỉ bị nhiễm nhẹ, sinh trưởng, phát triển tốt...

Đồng bằng sông Cửu Long xuống giống sớm vụ Đông Xuân để né hạn, mặn

30-9-2019

Trong bối cảnh lũ thấp cộng thêm lượng mưa ít, tình hình hạn, mặn năm 2020 ở Đồng bằng sông Cửu Long được dự báo sẽ đến sớm và nặng hơn trung bình nhiều năm.

Kiên Giang: Lũ nhỏ, xuống giống lúa đông xuân sớm

26-9-2019

Khung thời vụ xuống giống lúa đông xuân (ĐX) 2019-2020 tại Kiên Giang từ đầu tháng 9, vùng ĐX chính vụ từ tháng 10, do dự bão lũ thấp, cần gieo sạ sớm để né mặn xâm nhập, hạn chế thiệt hại.

Báo động 'đỏ' về biến đổi khí hậu lên sản xuất, tiêu thụ lúa gạo ĐBSCL

25-9-2019

Xâm nhập mặn, thiếu phù sa, sạt lở đất gây thiệt hại lớn đến sản xuất lúa của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), trong khi đó, tình hình xuất khẩu gạo cũng khá ảm đạm tại các thị trường trọng điểm.

Giá gạo Việt Nam vẫn neo gần mức thấp nhất trong 12 năm

24-9-2019

Giá xuất khẩu gạo Ấn Độ tăng trong tuần này nhờ đồng rupee phục hồi, trong khi nhu cầu ảm đạm khiến giá của Việt Nam duy trì ở mức thấp nhất gần 12 năm ngay cả khi khuyến khích đầu tư tư nhân để gạo trở nên cạnh tranh hơn.

Myanmar kí hợp đồng xuất khẩu 10.000 bao gạo sang Trung Quốc

23-9-2019

Công ty phát triển gạo Mandalay (MRDC) đã có thỏa thuận với một công ty từ Trung Quốc để xuất khẩu 100.000 tấn gạo theo hệ thống trao đổi biên giới và 500 tấn (hơn 10.000 bao gạo) sẽ được xuất khẩu sang Trung Quốc trong một vài ngày tới.

Gạo bị loại khỏi hiệp ước thương mại Mỹ - Nhật

18-9-2019

Người trồng lúa ở Mỹ sẽ không thể tăng doanh số bán hàng theo các điều khoản hiện tại của thỏa thuận thương mại được Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thông qua.

Chính phủ Thái Lan triển khai chương trình đảm bảo giá gạo từ tháng 10

17-9-2019

Các khoản giải ngân đầu tiên sẽ bắt đầu từ ngày 15/10, đồng thời chương trình đảm bảo giá gạo sẽ được gia hạn thường niên trong suốt nhiệm kì 4 năm của chính phủ đương nhiệm.

Tìm bước đột phá công nghệ nhằm tăng hiệu quả sản xuất, tiêu thụ lúa gạo

20-9-2019

Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong bảo quản, chế biến hiện đang là khâu xung yếu nhất trong chuỗi giá trị lúa gạo Việt Nam.

Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc: Hiểu rõ nhu cầu thị trường

16-9-2019

Hoạt động xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc đang sụt giảm mạnh trong thời gian gần đây. Nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu, cùng với việc tuân thủ quy định của thị trường sẽ giúp xuất khẩu gạo sang Trung Quốc thuận lợi hơn.

Bộ NN&PTNT: Nhu cầu ảm đạm, giá lúa gạo dự báo tiếp tục giảm nhẹ

12-9-2019

Báo cáo từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) cho biết giá lúa, gạo tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) giảm nhẹ trong tháng 8 so với tháng trước, và dự báo có thể tiếp tục giảm nhẹ do nhu cầu tiêu thụ tháng tới ảm đạm.