LÚA GẠO

Quy định mới về quản lý, sử dụng đất trồng lúa

Cập nhật ngày: 15 | 07 | 2019

Chính phủ ban hành Nghị định số 62/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa.

Cụ thể, Nghị định số 62/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung điều kiện chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm, cây lâu năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản:

a- Không làm mất đi các điều kiện phù hợp để trồng lúa trở lại; không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa; không làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi phục vụ trồng lúa.

b- Phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm, cây lâu năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa của cấp xã, đảm bảo công khai, minh bạch.

c- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây lâu năm phải theo vùng, để hình thành các vùng sản xuất tập trung và khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng sẵn có; phù hợp với định hướng hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp của địa phương.

d- Trường hợp trồng lúa đồng thời kết hợp nuôi trồng thủy sản, cho phép sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng cho nuôi trồng thủy sản, độ sâu của mặt bằng hạ thấp không quá 120cm, khi cần thiết phải phục hồi lại được mặt bằng để trồng lúa trở lại.

Quy định thủ tục đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Nghị định số 62/2019/NĐ-CP bổ sung quy định thủ tục đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa. Theo quy định, đối tượng có nhu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa, gửi 1 bản đăng ký đến UBND cấp xã theo mẫu gồm: các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng đất trồng lúa hợp pháp (người sử dụng đất) có nhu cầu chuyển đổi sang trồng cây hàng năm, trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản; hộ gia đình, cá nhân trong nước sử dụng đất trồng lúa hợp pháp có nhu cầu chuyển sang trồng cây lâu năm.

Trường hợp bản đăng ký chuyển đổi không hợp lệ, trong thời gian 3 ngày làm việc, UBND cấp xã phải hướng dẫn cho người sử dụng đất, chỉnh sửa, bổ sung bản đăng ký.

Trường hợp bản đăng lý chuyển đổi hợp lệ và phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa của UBND cấp xã, trong thời gian 5 ngày làm việc, UBND cấp xã có ý kiến "Đồng ý cho chuyển đổi", đóng dấu vào Bản đăng ký, vào sổ theo dõi và gửi lại cho người sử dụng đất. Trường hợp không đồng ý, UBND cấp xã phải trả lời bằng văn bản.

Sử dụng kinh phí hỗ trợ

Nghị định số 62/2019/NĐ-CP cũng sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ để bảo vệ và phát triển đất trồng lúa; trong đó sửa đổi, bổ sung quy định sử dụng kinh phí hỗ trợ.

Theo đó, UBND các cấp sử dụng kinh phí do người được nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước nộp và nguồn kinh phí hỗ trợ theo quy định để thực hiện bảo vệ, phát triển đất trồng lúa. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể, địa phương sẽ quyết định thực hiện hỗ trợ cho người trồng lúa: sử dụng không thấp hơn 50% kinh phí dùng hỗ trợ cho người trồng lúa để áp dụng giống mới, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất lúa; hỗ trợ liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Phần kinh phí còn lại để thực hiện các việc: a- Phân tích chất lượng hóa, lý tính của các vùng đất chuyển trồng lúa nước có năng suất, chất lượng cao định kỳ 10 năm để sử dụng hiệu quả và có biện pháp cải tạo phù hợp; b- Cải tạo nâng cao chất lượng đất chuyên trồng lúa nước hoặc đất trồng lúa nước còn lại: tăng độ dày của tầng canh tác; tôn cao đất trồng lúa trũng, thấp; tăng độ bằng phẳng mặt ruộng; thau chua, rửa mặn đối với đất bị nhiễm phèn, mặn và các biện pháp cải tạo đất khác; c- Đầu tư xây dựng, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn xã, trong đó ưu tiên đầu tư hệ thống giao thông, thủy lợi trên đất trồng lúa; d- Khai hoang, phục hóa đất chưa sử dụng thành đất chuyên trồng lúa nước hoặc đất trồng lúa nước còn lại.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/9/2019.

Theo Chinhphu.vn

TIN TỨC KHÁC

Xu hướng thị trường gạo thế giới đến giữa tháng 7/2019

16-7-2019

Tổng hợp một số tin vắn trên thị trường gạo Thái Lan, Trung Quốc, Pakistan và MERCOSUR

Thái Nguyên: Nâng tầm gạo địa phương

12-7-2019

Sau chè, gạo Bao thai Định Hóa là sản phẩm thứ 2 của tỉnh Thái Nguyên được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể.

Gạo trên đà giảm giá

10-7-2019

Xuất khẩu lúa, gạo giảm mạnh khiến giá lúa trong nước giảm thấp, dự báo giá gạo có thể tiếp tục xuống thấp trong tháng tới.

Trung Quốc sẽ không còn là thị trường xuất khẩu gạo màu mỡ

9-7-2019

Khối lượng gạo nhập khẩu và xuất khẩu của Trung Quốc đang tiến tới mức ngang bằng nhau, làm thay đổi đáng kể động lực thúc đẩy thương mại lúa gạo toàn cầu.

Giá gạo xuất khẩu Ấn Độ tăng tuần thứ hai liên tiếp

8-7-2019

Giá xuất khẩu gạo tại Ấn Độ tiếp tục tăng trong tuần này, vì đồng rupee mạnh và nhu cầu tăng nhẹ, trong khi các trung tâm khác ở châu Á đang gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với mức giá nhà xuất khẩu hàng đầu đưa ra.

Giá lúa, gạo Philippines giảm tháng thứ 6 liên tiếp

4-7-2019

Ba tháng kể từ khi chính phủ Philippines tự do hoá thương mại gạo, giá lúa, gạo trung bình tiếp tục giảm vì nguồn cung vẫn tràn ngập thị trường.

Tình huống hiếm gặp, thế mạnh Việt khó khăn chưa từng có

3-7-2019

Năm 2017-2018, các nước trên thế giới đều tích cực lấp đầy kho dự trữ của mình. Thế nên, đầu 2019 và thời gian tới đây gạo Việt xuất khẩu - thế mạnh đem về tỷ USD sẽ chịu áp lực chưa từng có - bởi cung nhiều hơn cầu.

Tình hình sinh vật gây hại lúa (trong tuần 4 của tháng 6/2019) và dự báo sinh vật gây hại trong tuần tới

2-7-2019

Theo Cục Bảo vệ thực vật, tình hình sinh vật gây hại lúa trong tuần 4 của tháng 6/2019 (từ ngày 21/6/2019 đến ngày 27/6/2019) và dự báo sinh vật gây hại trong tuần tới cụ thể như sau:

Tình hình sinh trưởng của lúa (tuần 4 tháng 6/2019)

1-7-2019

Theo Cục Bảo vệ thực vật, tình hình sinh trưởng của lúa trong tuần 4 của tháng 6/2019 (từ ngày 21/6/2019 đến ngày 27/6/2019) cụ thể như sau:

Thị trường xuất khẩu gạo châu Á chưa thể khởi sắc vì thiếu các đơn hàng mới

17-6-2019

Giá gạo xuất khẩu Ấn Độ và Việt Nam giảm trong tuần này do nhu cầu yếu trong khi đồng baht mạnh khiến nguồn cung từ Thái Lan giảm sức cạnh tranh ngay cả khi nhà xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới đang trật vật để tìm đơn hàng mới.

Việt Nam mở cửa thị trường gạo cho doanh nghiệp Trung Quốc

21-5-2019

Hiệp hội Lương thực và các doanh nghiệp nhập khẩu gạo Trung Quốc đã làm việc với Hiệp hội Lương thực Việt Nam và hơn 40 doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam vào sáng ngày 6/5 trong chuỗi các hoạt động xúc tiến thương mại gạo.

Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc, Philippines: Những tín hiệu trái chiều

20-5-2019

Với việc luật tự do hóa nhập khẩu gạo được thông qua, có khả năng trong năm 2019 lượng gạo nhập khẩu của Philippines có thể tăng mạnh lên mức cao kỷ lục 4 triệu tấn. Còn tại Trung Quốc, việc xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn tiếp tục gặp khó khăn.