CÀ PHÊ

Lâm Đồng: Ông Tách cà phê, khi giá "ủ ê" vẫn thu 2 tỷ đồng

Cập nhật ngày: 25 | 04 | 2019

Sau khi về hưu, ông Mẫn Văn Tách (74 tuổi, xã Lộc Phú, huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng) làm chủ hơn 17 ha cà phê, mang lại cho ông và gia đình hơn 2 tỷ đồng mỗi năm trong giai đoạn giá cà phê xuống thấp.

Trong căn nhà 2 tầng khang trang tại thôn 4, xã Lộc Phú ông Mẫn Văn Tách vui vẻ đón tiếp PV sau vài lần hẹn. Ông Tách lý giải, do diện tích cà phê quá rộng nên công việc thường xuyên, ít có thời gian để tiếp được phóng viên.

Ngồi trò chuyện cùng ông Tách, những người PV trẻ mới biết ông sinh ra tại huyện Yên Phong (tỉnh Bắc Ninh). Năm 1962 (khi mới 17 tuổi) ông tham gia dân quân hỏa tiễn. Đến năm 1979, ông chuyển qua làm lính du kích trong Chiến tranh Biên giới phía Bắc.

 lam dong: ong tach ca phe, khi gia "u e" van thu 2 ty dong hinh anh 1

Ông Tách bên những cây cà phê xanh tốt của gia đình mình. Ảnh: Việt Thuận.

“Hồi ấy, chiến tranh ác liệt, đi lính chẳng dám nghĩ đến ngày về, nhưng vì hòa bình của đất nước, vì vợ con đang mong ở quê nhà, mình phải chiến đấu, phải dành được thắng lợi” Ông Tách tâm sự. Khi hòa bình lập lại, ông trở về quê hương làm kinh tế.

Năm 1995, ông Tách quyết định cùng vợ và 8 người con vào thôn 4 (xã Lộc Phú, huyện Bảo Lâm) lập nghiệp. Với số tiền mang theo, ông mua được 3 ha chè, sau đó, ông chuyển đổi những diện tích chè kém năng suất sang trồng cà phê. Thời gian sau nhận thấy cây cà phê cho năng suất và giá trị cao hơn nên ông chuyển hẳn sang trồng cà phê.

Trong thời gian này, với bản lĩnh của người cựu chiến binh luôn trăn trở tìm hướng đi riêng để phát triển kinh tế. Khi thấy các giống cà phê ghép có năng suất cao ở Bảo Lộc, Di Linh, ông bắt đầu mày mò học hỏi “họ làm được, tại sao mình không”. Nghĩ là làm, ông bắt đầu tiến hành ghép giống mới trên diện tích cà phê sẵn có của gia đình.

Chính nhờ sự quyết tâm, cùng tinh thần chịu khó học hỏi, sản lượng cà phê của gia đình ông Tách ngày một tăng, từ 1,5 đến 2 tấn/ha những năm 2000, sau 4 năm kể từ khi ghép mới, năng suất tăng gấp đôi so với trước, khoảng 3 đến 4 tấn/ha.

Khi có vốn, ông đầu tư thêm máy móc, mua lại lại đất của những hộ dân gần nhà trồng cà phê nhưng có sản lượng thấp để về tự ghép lại. Nói về bí quyết cách lấy mầm ghép, ông Tách cho biết, những cây có năng suất cao, quả to, chùm dày và khả năng chống chịu sâu bệnh cao sẽ được ưu tiên lấy làm giống. Ông cũng chọn những cây cà phê đạt sản lượng cao trong vườn để tiến hành lấy mầm ghép nối.

 lam dong: ong tach ca phe, khi gia "u e" van thu 2 ty dong hinh anh 2

Hiện nay, gia đình ông trồng cà phê với đầy đủ các loại máy móc phục vụ sản xuất nên rất chủ động. Ảnh: Việt Thuận.

Ông Tách cho biết thêm, để cây đạt năng suất cao, phát triển tốt “cần phải đảm bảo chất lượng cây con từ khi xuống giống”. Với đặc thù ở Tây Nguyên là hai mùa mưa và nắng nên việc chăm sóc cây cà phê cũng cần phải có những kĩ thuật nhất định.

“Mùa khô là mùa mà người nông dân trồng cà phê vất vả nhất” ông chia sẻ. Cần phải ép nụ bung ra, sau đó bổ sung nước để cây ra hoa đều, thường xuyên cắt bỏ cành khô. Bên cạnh đó, phun thuốc để hạn chế rụng quả. Mùa khô cũng là mùa mà cây cà phê dễ bị rệp, sâu đục thân...".

Vì vậy, theo ông Tách người trồng cần chú ý để có biện pháp phòng trừ hiệu quả. Khi phát hiện cây cà phê có dấu hiệu bị rệp sáp tấn công, cần tiến hành phun thuốc để tránh lây lan, ảnh hưởng tới chất lượng quả.

Đến đầu mùa mưa, theo ông Tách, nên bón những loại phân có hàm lượng đạm cao và kali như NPK. Trong mùa này, cần phải tỉa chồi để tập trung dinh dưỡng để nuôi các cành mang quả và hạn chế sâu bệnh trên cây.

Ngoài những loại phân hóa học thường được sử dụng như NPK hay các loại phân dưỡng quả, gia đình ông Tách còn bổ sung thêm các loại phân chuồng. Bên cạnh đó, ông Tách tận dụng nguồn phế phẩm từ vỏ cà phê để tiến hành ủ hoai mục, thông qua việc sử dụng Nấm Trichoderma. Loại phân bón hữu cơ này, theo ông Tách sẽ bổ sung một lượng vi sinh vật nhất định để cây phát triển tốt.

 lam dong: ong tach ca phe, khi gia "u e" van thu 2 ty dong hinh anh 3

Với sản lượng 60 - 70 tấn cà phê nhân mỗi năm, ông Tách thu về trên 2 tỷ đồng.

Đến nay, diện tích cà phê của gia đình ông Tách đã lên tới 17 ha. Nhờ chủ động về nguồn nước tưới, kĩ thuật chăm sóc và máy móc sẵn có, mỗi năm, gia đình ông thu sản lượng khoảng 60 - 70 tấn cà phê nhân. Đem về thu nhập mỗi năm cho gia đình ông trên 2 tỷ đồng từ cà phê.

Ngoài cà phê, ông còn trồng xen canh thêm nhiều loại cây ăn trái khác nhau như bơ, mít, sầu riêng, nhãn,... Theo ông Tách “muốn đi lên phát triển kinh tế, người nông dân cần phải áp dụng khoa học kĩ thuật, hơn hết là tính cần cù, xác định rõ mục tiêu phát triển”.

Theo danviet.vn

TIN TỨC KHÁC

Ấn Độ khởi động chiến dịch tiêu thụ cà phê cứu người nông dân

24-4-2019

Để các nhà sản xuất cà phê thế giới, gồm cả Ấn Độ, thoát khỏi tình trạng khủng hoảng giá cà phê hiện nay, Diễn đàn các nhà sản xuất cà phê thế giới lên kế hoạch tiếp cận các nước tiêu thụ cà phê trên thế giới.

Uganda và Việt Nam hợp tác tăng sản lượng cà phê

23-4-2019

Uganda và Việt Nam sẽ hợp tác trong 14 mảng, gồm trao đổi kĩ thuật viên, nhà khoa học, xây dựng các dự án nghiên cứu… của lĩnh vực cà phê.

Startup cà phê Trung Quốc muốn "đấu" với Starbucks được định giá 2,9 tỷ USD

22-4-2019

Luckin mở rộng nhanh chóng và thách thức Starbucks cho thấy các startup Trung Quốc đang trở thành đối thủ đáng gờm của các thương hiệu phương Tây tại thị trường đông dân nhất thế giới...

Phát triển cà phê Việt Nam bền vững bằng giảm lượng khí thải carbon

10-4-2019

Các nông dân trồng cà phê ở Việt Nam, nơi sản xuất cà phê lớn thứ hai trên thế giới, có thể giảm lượng khí thải carbon (CO2) bằng cách trồng các loài thực vật khác nhau bên cạnh cà phê.

Giá cà phê giảm: Nhiều "đại gia" xúm tay cùng nông dân gỡ khó

11-4-2019

Những năm gần đây năng suất và chất lượng cà phê sụt giảm khiến giá trị hạt cà phê không tương xứng với công sức người nông dân bỏ ra. Giải pháp tái canh cà phê được đưa ra với sự tham gia của nhiều bên

Giá cà phê toàn cầu thấp gây rủi ro cho người trồng và cây cà phê trong tương lai

10-4-2019

Người trồng cà phê toàn cầu đang bị đói nghèo bởi giá trên thị trường quốc tế thấp cho niên vụ hiện tại, cảnh báo tương lai ngành cà phê đang gặp rủi ro.

Ấn Độ cấp chứng nhận Chỉ dẫn địa lý (GI) cho 5 loại cà phê

8-4-2019

Chỉ dẫn địa lý là tên hoặc ký hiệu được sử dụng trong các sản phẩm đặc trưng của địa phương hoặc của xuất xứ. Cà phê Malabar Robusta Monsoname, đặc sản riêng của vùng Karnataka và Kerala đã được cấp chứng nhận GI trước đó.

Giá cà phê toàn cầu thấp gây rủi ro cho người trồng và cây cà phê trong tương lai

7-4-2019

- Đại diện nông dân cho biết tại một hội nghị quốc tế rằng người trồng cà phê toàn cầu đang bị đói nghèo bởi giá trên thị trường quốc tế thấp cho niên vụ hiện tại, cảnh báo tương lai ngành cà phê đang gặp rủi ro

Người trồng tiêu, cà phê lỗ nặng vì bị... "bẻ kèo"

6-4-2019

Hàng chục hộ dân là công nhân Công ty TNHH MTV Cà phê Gia Lai (nay chuyển thành Công ty CP Cà phê Gia Lai) đang kêu cứu vì vườn tiêu trồng trong diện tích ký hợp đồng giao khoán với công ty cũ đã và đang bị phá bỏ.

Giá nông sản 2/4: Tại sao cà phê Việt Nam “thất sủng” trên đất Mỹ?

4-4-2019

Báo cáo của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), Mỹ đang có xu hướng giảm nhập khẩu cà phê từ Việt Nam, tìm nguồn khác từ Brazil, Columbia. Liệu điều này có đáng lo ngại?

L’amant Café mang cà phê hữu cơ đến lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột

3-4-2019

Thương hiệu L’amant Café giới thiệu cà phê đặc sản hữu cơ Fine Organic đạt tiêu chuẩn USDA cùng nhiều sản phẩm đa dạng tại lễ hội lớn nhất năm.