Cập nhật ngày:
23 | 02 | 2017
Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch phát triển thương hiệu gạo quốc gia đến năm 2020, đặt mục tiêu cải thiện năng lực marketing và khả năng cạnh tranh. Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn, nhưng thế giới chỉ biết đến sản phẩm gạo trắng của Việt Nam, với tỷ lệ trộn tấm khác nhau.
Xuất khẩu gạo Việt Nam không mang một nhãn hiệu Việt Nam mà được đóng gói vào các túi có nhãn hiệu của các nước nhập khẩu. Trên thị trường Việt Nam, gạo Việt Nam ít được ưa chuộng bằng gạo Thái, gạo Campuchia, gạo Đài Loan hay gạo Nhật Bản.
Việt Nam xuất khẩu gạo sang 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhưng phải cạnh tranh mạnh với Thái Lan, Ấn Độ và Pakistan trên các thị trường này, cùng với sự nổi lên của Myanmar và Campuchia trong tương lai.
Báo cáo của Tổng cục Thống kê (GSO) cho thấy thị trường xuất khẩu gạo chính của Việt Nam là Trung Quốc nhưng thị trường này không ổn định và khó dự đoán. Trong khi Việt Nam chủ yếu xuất khẩu gạo sang Trung Quốc qua đường tiểu ngạch, Thái Lan, Myanmar và Campuchia đều ký các hợp đồng xuất khẩu chính phủ G2G với Trung Quốc. Trong khi đó, các thị trường châu Á (Philippines, Indonesia và Malaysia) có những thay đổi lớn trong thời gian gần đây, khi các chính phủ nước này liên tục triển khai chương trình phát triển sản xuất lúa gạo nội địa để hạn chế nhập khẩu.
Tại các thị trường châu Phi, khu vực nhập khẩu gạo lớn nhất thê giới, Việt Nam phải cạnh tranh khốc liệt với Ấn Độ và Pakistan để bán gạo 25% tấm và với Trung Quốc để bán gạo 5% tấm. Trong tháng 4/2014, giá gạo Viêt Nam 15% tấm ở mức 436,5 USD/tấn, thấp hơn nhiều so với giá chào bán của 3 nước chào bán gạo tại khu vực này là Pháp, Hong Kong, và Thái Lan.
Có nhiều lý do để triển khai mạnh chương trình xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020. Việt Nam muốn xây dựng thương hiệu gạo để giúp bán gạo ở mức giá cao hơn, và củng cố vị thế của Việt Nam trên thị trường gạo thế giới.
Các nhà phân tích chỉ ra rằng chương trình phát triển thương hiệu gạo mới chỉ được phê duyệt và cơ chế điều phối vẫn chưa rõ ràng. Ngoài ra Việt Nam vẫn không có các giống gạo chất lượng cao được trồng trên quy mô lớn và canh tác bền vững. Hợp tác giữa doanh nghiệp, nông dân, các nhà nghiên cứu còn lỏng lẻo và các nhà xuất khẩu thiếu thông tin về các thị trường chính. Ngoài ra, Việt Nam thiếu các nhãn hiệu hấp dẫn để quảng bá trên thị trường nội địa và quốc tế.
Nhiều nhà xuất khẩu cho rằng chất lượng gạo Việt Nam thấp và không ổn định do nhiều giống gạo được đưa vào sản xuất trong khi nguồn lực sản xuất nhỏ lẻ, manh mún. Tại ĐBSCL hiện có hơn 100 giống lúa được sử dụng. “Không thể kiểm soát thương hiệu với quá nhiều giống gạo. Thương hiệu quốc gia gạo Thái Lan hiện chỉ áp dụng cho 2 giống lúa KDML 105 và RD 15”.
Theo vietnamnet