Theo bà Chutima Bunyapraphasara, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Hợp tác mới được bổ nhiệm, chương trình cánh đồng lúa siêu lớn sẽ được phát triển và hoạt động trong năm 2017, với 3 mô hình khác nhau tại 3 khu vực địa lý khác nhau và được đề xuất bởi chính nông dân tham gia chương trình. Dự án cánh đồng lúa siêu lớn được triển khai từ năm 2016 đã thu hút nông dân tham gia đồng thuận đưa đất trồng lúa gom vào cùng 1 mảnh, sau đó các thiết bị sản xuất hiện đại, bao gồm máy gặt, sẽ được vận hành.
Nông dân tham gia chương trình có thể vay đến 5 triệu Baht với lãi suất 0,01% từ Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác Nông nghiệp (BAAC), và Bộ Thương mại sẽ chịu trách nhiệm marketing và bán hàng, tìm thị trường đầu ra cho sản phẩm.
Hoạt động theo nhóm, các nông dân tham gia chương trình có thể đàm phán để tiếp cận tốt hơn các thị trường và các nguồn tài chính, như vay vốn. Việc tổ chức theo nhóm hợp tác được thực hiện nhằm đảm bảo tính hiệu quả của toàn bộ hoạt động kinh doanh gạo – từ lên kế hoạch cho tới sản xuất canh tác và marketing cho tới phân phối. Tháng 8/2016, chính phủ Thái Lan đã phê chuẩn gói cho vay trị giá 3,25 tỷ Baht thông qua BAAC để triển khai các dự án cánh đồng lúa siêu lớn giai đoạn 2017-19.
Bộ Nông nghiệp và Hợp tác đã ký một biên bản ghi nhớ với Bộ Thương mại trong tháng 9/2016 và Bộ Nội vụ để thúc đẩy chương trình cánh đồng siêu lớn. Năm 2016, Thái Lan có tổng cộng 381 cánh đồng siêu lớn, rộng 150.400ha, với tổng cộng 63.000 nông dân tham gia.
Bộ Nông nghiệp Thái Lan đặt mục tiêu năm 2017, chương trình có 426 cánh đồng siêu lớn, rộng 168.000ha, với tổng số nông dân tham gia là 72.142. Các nhà chức trách đang tạo thêm nhiều động lực để thu hút thêm nhiều nông dân tham gia.
“Năm 2017, chương trình cánh đồng siêu lớn sẽ triển khai phần lớn ở 3 mô hình sản xuất: sản xuất truyền thống đi kèm với các phương pháp quản lý sản xuất và marketing tốt hơn hay còn gọi là Mô hình 2.0; sản xuất sử dụng công nghệ cơ bản và trồng chủ yếu loại lúa gạo cao cấp để cung ứng làm nguyên liệu đầu vào cho nhiều ngành sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng cao hay còn gọi là Mô hình 3.0; và sản xuất ứng dụng công nghệ hiện đại như vệ tinh GPS, phun phân bón và thuốc BVTV để giảm chi phí sản xuất và sản phẩm các sản phẩm mang tính đột phá hay còn gọi là Mô hình 4.0”, bà Chutima cho biết. “Tuy nhiên, đối với mô hình 4.0, chúng ta có thể cần tìm và thu hút thêm nhiều nhà đầu tư có quan tâm”.
Bà Chutima, nguyên thư ký thường trực Bộ Thương mại, cho biết Bộ này cũng tập trung nhiều hơn vào tăng cường an toàn thực phẩm và an ninh lương thực một cách chủ động và áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (GAP) vào ngành nông nghiệp năm 2017.
“Một trong những ưu tiên hàng đầu của Bộ Thương mại năm 2017 là thúc đẩy ứng dụng GAP để chúng ta có thể tuyên bố trước thế giới trong tương lai gần rằng Thái Lan là nhà cung cấp các sản phẩm nông nghiệp an toàn như các loại rau củ cho thị trường thế giới. Mặc dù hóa chất được sử dụng rộng rãi trong canh tác nhưng sẽ được yêu cầu duy trì thời gian đủ dài để an toàn cho thu hoạch và các dư lượng thuốc phải ở mức an toàn. Một khi đạt đuộc điều này thì Thái Lan sẽ tiến tới bước phát triển tiếp theo: làm nông không hóa chất và cuối cùng là làm nông hữu cơ”.
Cùng với sự phát triển của ngành nông nghiệp, bà Chutima cũng cho rằng Thái Lan cần giúp người tiêu dùng hiểu biết hơn về sự khác nhau giữa các sản phẩm nông nghiệp an toàn và các sản phẩm hữu cơ, làm cách nào để chọn các mặt hàng này và mức sẵn sàng chi trả cho các sản phẩm chất lượng cao, an toàn của người tiêu dùng”.
Theo ông Suthep Kongmak, chủ tịch Hiệp hội nông nghiệp du lịch, chương trình cánh đồng siêu lớn theo sáng kiến của chính phủ sẽ giúp giảm chi phí sản xuất, tăng mạnh năng suất cũng như sức mạnh đàm phán của người sản xuất. Tuy nhiên, ông Suthep cho biết hiệp hội – gồm 40.000 nông dân tại 47 tỉnh, mới chỉ tham gia chương trình trong niên ụ 2015/16 với diện tích tham gia là 9.600ha, chủ yếu sản xuất lúa gạo Hom Mali, gạo trắng và gạo thơm Pathum Thani. Năm 2017, hiệp hội đặt mục tiêu tăng đất tham gia chương trình thêm 6.400ha.
“Nhưng những nông dân đang tham gia chương trình và thuộc hiệp hội vẫn chưa đăng ký với Bộ Nông nghiệp do chúng tôi không muốn vay thêm tiền, gia tăng thêm gánh nợ nần. Quan trọng hơn, Bộ cần chúng tôi không chỉ tập hợp thành nhóm và đăng ký như các doanh nghiệp cộng đồng để đủ điều kiện nhận vay ưu đãi từ BAAP mà chúng tôi còn phải báo cáo các dự án với Cơ quan Khuyến nông địa phương để được phê duyệt.
Theo Bangkok Post
Gappingworld