LÚA GẠO

FAO: sản lượng gạo của Việt Nam giảm trong niên vụ 2024-2025

Cập nhật ngày: 18 | 06 | 2024

Tổ chức Nông lương của Liên hợp quốc (FAO) dự báo, sản lượng gạo toàn cầu sẽ tăng lên mức cao kỷ lục trong niên vụ 2024-2025, đạt 534,9 triệu tấn, tăng 0,9% so với niên vụ trước nhưng thương mại gạo toàn cầu sẽ tiếp tục giảm. Với Việt Nam, sản lượng sản xuất và xuất khẩu mặt hàng này đều suy giảm trong niên vụ mới.

Nguồn: Thesaigontimes.vn

Báo cáo Triển vọng Thực phẩm thế giới của FAO, công bố hôm 13-6, cho biết với sản lượng gạo dự kiến tăng 0,6% lên 478,9 triệu tấn trong niên vụ 2024-2025, châu Á sẽ chiếm phần lớn mức tăng của sản lượng gạo toàn cầu.

Theo đó, giá gạo cao và sự hỗ trợ của các chính phủ ​​sẽ thúc đẩy nông dân mở rộng diện tích trồng lúa gạo trong niên vụ mới. Trong khi đó, năng suất lúa gạo ở châu Á có thể cải thiện khi các điều kiện khô hạn của hiện tượng El Niño suy yếu dần.

“Tại khu vực châu Á, Bangladesh, Ấn Độ và Philippines đều sẽ đạt sản lượng thu hoạch kỷ lục nhờ điều kiện trồng trọt được cải thiện và sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ. Nỗ lực mở rộng diện tích trồng lúa để tận dụng mức giá hấp dẫn cũng được dự đoán sẽ thúc đẩy sản lượng gạo ở Campuchia, Nepal và Pakistan”, theo báo cáo.

Với năng suất tốt hơn, FAO kỳ vọng diện tích trồng lúa của Trung Quốc sẽ mở rộng trong niên vụ mới sau ba năm suy giảm. Sản lượng gạo của nước này dự kiến tăng 0,6%, lên 142,3 triệu tấn trong niên vụ mới. Sản lượng gạo cũng sẽ phục hồi ở Iraq, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ.

Ở những nơi khác trong khu vực, triển vọng kém tích cực hơn. Chẳng hạn, tại Thái Lan, triển vọng tăng trưởng sản lượng gạo bị hạn chế vì việc trồng trọt có thể bị trì hoãn do tình trạng khô hạn vào đầu mùa cùng với những bất ổn xung quanh các cải cách liên quan đến các chương trình hỗ trợ của chính phủ.

FAO dự báo, sản lượng ​​gạo trong vụ mùa mới sẽ suy giảm ở Hàn Quốc, Myanmar, Malaysia, Timor-Leste, Việt Nam và Indonesia. Với Việt Nam, sản lượng gạo sẽ đạt 27,8 triệu tấn trong niên vụ 2024-2024, giảm 1,4% so với niên vụ trước.

Châu Phi sẽ hướng tới năm thứ liên tiếp mở rộng sản xuất gạo, với sản lượng dự kiến đạt tổng cộng 28,4 triệu tấn trong niên vụ 2024-2025, tăng 4% so với niên vụ trước và đánh dấu mức cao kỷ lục.

Trong năm nay, thương mại gạo quốc tế giảm năm thứ hai liên tiếp xuống còn 51,4 triệu tấn, mức thấp nhất trong 4 năm. Về phía nhập khẩu, các nước châu Phi dự kiến giảm mua gạo trong niên vụ mới. Nhập khẩu gạo của các nước châu Á có thể ổn định ở mức tương đối mạnh mẽ. Dự báo, nhu cầu nhập khẩu ​​tăng ở các khu vực khác.

Về xuất khẩu, Ấn Độ đóng góp phần lớn sự sụt giảm thương mại gạo toàn cầu do các hạn chế hiện tại đối với hoạt động xuất khẩu gạo trắng phi basmati và gạo tấm. Tuy nhiên, với sản lượng xuất khẩu dự kiến đạt gần 15,4 triệu tấn trong năm 2024, Ấn Độ vẫn nhà cung cấp gạo lớn nhất cho thị trường thế giới.

FAO cho biết, đối với các nhà xuất khẩu gạo ở Đông Nam Á, triển vọng của Việt Nam sẽ suy giảm so với năm 2023 và Myanmar sẽ ở “dưới mức tiềm năng”. Trong khi đó, xuất khẩu gạo của Thái Lan có thể vẫn ở gần mức 8,6 triệu tấn của năm 2023.

Với Campuchia, triển vọng xuất khẩu sẽ do nhu cầu xuyên biên giới mạnh mẽ từ Việt Nam để tiêu dùng nội địa và tái xuất khẩu. Sản lượng gạo của Campuchia sẽ tăng 1,8% lên 7,9 triệu tấn trong năm nay, trở thành nước sản xuất gạo lớn thứ 10 thế giới sau khi vượt qua Brazil và Nhật Bản vào năm ngoái.

Trung Quốc được dự báo là nước sản xuất gạo lớn nhất trong niên vụ này, tiếp theo là Ấn Độ, Bangladesh, Indonesia, Việt Nam, Thái Lan, Myanmar, Philippines và Pakistan.

Tỷ lệ sử dụng gạo của thế giới trong niên vụ mới dự kiến tăng lên 531,4 triệu tấn, nguồn cung dồi dào giúp thúc đẩy tăng trưởng việc sử dụng gạo trong thực phẩm. Dù vậy, do sản lượng gạo cao kỷ lục nên dự trữ gạo toàn cầu trong niên vụ 2024-2025 sẽ tăng thêm 2,7%, lên mức cao nhất lịch sử là 205,1 triệu tấn. Tuy nhiên, không giống các niên vụ trước, dự trữ gạo sẽ ít tập trung hơn và tăng lên ở nước xuất khẩu lẫn nước nhập khẩu.

FAO ghi nhận, giá gạo trên thị trường quốc tế đã dịu lại trong những tháng gần đây nhưng vẫn ở mức cao. Trong tháng 4, chỉ số giá gạo toàn cầu của FAO ở mức trung bình 137,3 điểm, giảm 2,7% so với cuối năm 2023 nhưng cao hơn 7,5% so với cuối năm 2022.

 

TIN TỨC KHÁC

Thái Lan đẩy mạnh cánh đồng lúa siêu lớn trong năm 2017

16-1-2017

Chính phủ Thái Lan đã cam kết sẽ đẩy mạnh chương trình xây dựng cánh đồng lúa siêu lớn trong năm 2017 và theo chương trình này, chính phủ sẽ cung cấp các khoản vay ưu đãi, máy móc và thiết bị nông nghiệp cho nông dân để giảm chi phí và tăng năng suất/ Chương trình sẽ phủ khắp trên 168.000 ha đất nông nghiệp tham gia vào.

Philippines mua hơn 53.000 tấn gạo từ Thái Lan và Việt Nam

13-1-2017

Các thương nhân ngành gạo Philippines đã mua hơn 53.000 tấn gạo từ Thái Lan và Việt Nam trong những tuần gần đây, nhằm tăng cường nguồn cung gạo sau những trận bão lớn gần đây gây thiệt hại nặng cho sản xuất nông nghiệp tại nước này.

Giá gạo Ấn Độ tăng nhờ nhu cầu phục hồi, thị trường gạo Thái Lan, Việt Nam trầm lắng

13-1-2017

Giá gạo tại Ấn Độ tăng trong tuần này nhờ nhu cầu tại châu Phi và châu Á phục hồi; trong khi đó, thị trường gạo Thái Lan và Việt Nam tiếp tục trầm lắng.

Thái Lan lập kế hoạch cắt giảm sản xuất gạo – tăng xuất khẩu trong năm 2017

12-1-2017

Theo một nhà chức trách Thái Lan, nước này đặt mục tiêu giảm sản xuất gạo trong năm 2017, trong khi vẫn tăng xuất khẩu. Nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới này đã thất bại trong nỗ lực khuyến khích nông dân giảm sản xuất lúa gạo trong năm 2016, bất chấp giá giảm thấp. Chính phủ nước này cung đang có kho dự trữ 8 triệu tấn, kế thừa từ chính phu tiền nhiệm.

Chính phủ Thái Lan nối lại hoạt động đấu giá kho gạo chính phủ từ quý 1/2017

12-1-2017

Chính phủ Thái Lan hy vọng sẽ nối lại hoạt động đấu giá các kho gạo chính phủ từ quý 1/2017. Theo bà Duangporn Rodphaya, người đứng đầu cơ quan ngoại thương nước này, cơ quan bà đang thảo luận với các cơ quan liên quan đến xem xét các loại gạo nào nên được đấu giá đầu tiên.

Thái Lan: Toàn bộ kho dự trữ gạo chính phủ sẽ được xả bán trong năm 2017

11-1-2017

Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha muốn xả bán toàn bộ lượng gạo dự trữ còn lại trong kho chính phủ trong năm 2017.

Xuất khẩu gạo năm 2017 của Thái Lan có thể đạt 10 triệu tấn

10-1-2017

Thái Lan kỳ vọng xuất khẩu từ 9,5 – 10 triệu tấn gạo trong năm 2017, tương đương hoặc tăng nhẹ so với mức xuất khẩu 9,5 triệu tấn trong năm 2016, theo Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan nhận định. Dự báo này được đưa ra gần sát với dự báo của Bộ Thương mại nước này là 10 triệu tấn cho năm 2017.

Chính sách tiền tệ của Ấn Độ không tác động tới thu mua tạm trữ gạo

10-1-2017

Chính sách phi tiền tệ hóa không có tác động tiêu cực lên chương trình thu mua tạm trữ gạo do Tập đoàn Lương thực Ấn Độ (FCI) và các công ty thuộc sở hữu chính phủ triển khai. Sản lượng gạo tương đương lúa thu mua từ nông dân trong năm tài khóa 2016/17 bắt đầu từ 1/10/2016 đến nay đã vượt 22 triệu tấn, cao hơn 17% so với cùng kỳ năm tài khóa trước.

Tăng trưởng xuất khẩu gạo của Campuchia giảm mạnh

10-1-2017

Xuất khẩu gạo thành phẩm năm 2016 của Campuchia chỉ tăng trưởng 0,7% so với năm 2015 và là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 2014, theo số liệu chính thức mà chính phủ nước này cung cấp.

Philippines tiếp tục cân nhắc phương án nhập khẩu gạo sau bão

10-1-2017

Chính phủ Philippines đang chờ đánh giá tác động của ba trận bão lớn tại các tỉnh sản xuất gạo chủ lực trong quý 4/2016 trước khi đưa ra quyết định liệu sẽ nhập khẩu gạo trong năm 2017 theo phương án nào, theo NFA cho hay.

Xuất khẩu gạo Việt Nam đạt 2,2 tỷ USD trong năm 2016

9-1-2017

Theo Bộ NNPTNT, xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2016 đạt 4,88 triệu tấn, tương đương 2,2 tỷ USD trong năm 2016, giảm 25,8% về lượng và 21,2% về giá trị so với năm 2015. Chỉ trong tháng 12/2016, Việt Nam đã xuất khẩu 399.000 tấn, trị giá 181 triệu USD.

Trung Quốc cấp phép cho 22 công ty xuất khẩu gạo Việt Nam

6-1-2017

Theo thông báo của Bộ NNPTNT, Trung Quốc đã cấp phép cho 22 doanh nghiệp Việt Nam để xuất khẩu gạo sang thị trường này.