LÚA GẠO

Xuất khẩu gạo đón tín hiệu tích cực

Cập nhật ngày: 16 | 04 | 2025

Hơn 1 tháng qua, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam luôn duy trì đà tăng nhẹ. Nhờ lợi thế gạo thơm và gạo chất lượng cao chiếm tỷ trọng lớn mà gạo Việt Nam giữ được giá xuất khẩu cao, không bị áp lực cạnh tranh bởi gạo Pakistan hay Ấn Độ.

Nguồn: Kinhtedothi.vn

Giá gạo xuất khẩu tăng nhẹ

Sau thời gian dài giảm sâu, từ đầu tháng 3/2025 đến nay, giá gạo xuất khẩu đã tăng trở lại và lên ngưỡng gần 400 USD/tấn đối với gạo 5% tấm. Giá gạo xuất khẩu Việt Nam đã vượt một số trong khu vực và trên thế giới.

Cập nhật số liệu mới nhất của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho thấy, gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam đang ở mức 397 USD/tấn, gạo 25% tấm ở mức 369 USD/tấn, gạo 100% tấm ở mức 317 USD/tấn. Đáng chú ý, giá gạo xuất khẩu 25% tấm của Việt Nam đang thấp hơn giá gạo xuất khẩu của Thái Lan, nhưng cao hơn giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ, Pakistan.

Sự tăng trở lại của giá gạo xuất khẩu Việt Nam được cho là thời điểm trước đó, giá gạo xuất khẩu đã chạm đáy. Bên cạnh đó, vụ lúa lớn nhất trong năm là vụ Đông Xuân đã sắp kết thúc, lượng lúa trong dân không còn nhiều, nên áp lực tiêu thụ không lớn như trước. Trong khi đó, vụ Hè Thu phải đợi đến tháng 7, tháng 8 mới có lúa trở lại. Trong khoảng thời trống thời gian này, người mua vẫn rất cần và giá sẽ tốt hơn.

Bên cạnh đó, nhiều nhà nhập khẩu sau thời gian điều chỉnh và chờ động thái về giá từ các nước xuất khẩu lớn như Việt Nam, Ấn Độ hay Thái Lan thì nay đang quay trở lại thị trường, tăng đàm phán trở lại, đẩy giá lúa gạo trong nước và giá gạo xuất khẩu tăng.

Tại thị trường trong nước, nhiều DN đã trữ gạo tương đối lớn để đàm phán giá với đối tác. Tín hiệu tich cực từ thị trường và chất lượng gạo vụ Đông Xuân là tốt nhất trong năm nên các DN xuất khẩu cũng không vội chốt đơn.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam Lê Thanh Tùng cho hay, hiện nhiều thương nhân nước ngoài đã liên hệ đàm phán giá hợp đồng nhưng DN vẫn chưa có ý định bán ra bởi tín hiệu thị trường đang tốt dần lên.

Nhìn lại thời điểm đầu năm, giá lúa tương đối cao. Sau đó, giá lúa giảm sâu, DN tập trung mua vào để bình quân được mặt bằng giá. Lúc này, mức giá xuất khẩu gạo đã đem lại lợi nhuận cho DN, song mức giá vẫn chưa được tốt lắm. DN kỳ vọng giá gạo xuất khẩu sẽ tiếp tục tăng.

Cạnh tranh bằng chất lượng

Số liệu của Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho thấy, trong quý I/2025, xuất khẩu gạo đạt 2,2 triệu tấn và 1,14 tỷ USD, tăng 0,6% về khối lượng nhưng giảm 19,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2024. Nguyên nhân do giá gạo xuất khẩu bình quân 3 tháng đầu năm 2025 ước đạt 522,1 USD/tấn, giảm 20,1% so với cùng kỳ năm 2024.

Philippines là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam với thị phần chiếm 42,1%. Bờ Biển Ngà và Gana là hai thị trường lớn tiếp theo với thị phần tương ứng là 16,3% và 10,2%.

So với cùng kỳ năm trước, giá trị xuất khẩu gạo 2 tháng đầu năm 2025 sang thị trường Philippines giảm 15,7%, trong khi thị trường Bờ Biển Ngà tăng 10 lần, thị trường Gana tăng 3,3 lần. Trong nhóm 15 thị trường xuất khẩu lớn nhất, giá trị xuất khẩu gạo tăng mạnh nhất ở thị trường Bangladesh với mức tăng 247,6 lần và giảm mạnh nhất ở thị trường Indonesia với mức giảm 96,8%.

Giới chuyên gia nhận định, chính việc đa dạng hóa thị trường cùng việc chuyển dịch cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu theo hướng tăng tỷ trọng gạo thơm, Japonica, gạo đặc sản và các sản phẩm gạo có giá trị gia tăng cao đã giúp gạo Việt Nam đứng vững trước bối cảnh thị trường đầy biến động.

Theo Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) Đỗ Hà Nam, nhờ sự khác biệt về chất lượng nên gạo Việt Nam đang dần chiếm lĩnh các thị trường truyền thống và cả những thị trường mới. Do đó, tiếp tục nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm lúa gạo để tạo ra sự khác biệt trên thị trường thế giới; xây dựng chuỗi giá trị lúa gạo hiệu quả, từ sản xuất đến tiêu thụ là hướng đi cần thiết của ngành lúa gạo.

Hiện, gạo xuất khẩu của Việt Nam có 3 loại: gạo thường, gạo thơm, gạo cao cấp. Trong đó, gạo thơm chiếm 60%, gạo cao cấp chiếm 15%, gạo thường chiếm 15%. Gạo thơm của Việt Nam được sự tin dùng của khách hàng, chinh phục các thị trường khó tính. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có lợi thế về sản lượng đối với loại gạo thơm so với các quốc gia xuất khẩu gạo khác. Đây cũng được cho là điểm cộng giúp gạo Việt chiếm giữ được thị phần và giá cả.

 

TIN TỨC KHÁC

Xuất khẩu gạo chững lại, nhập khẩu tăng vọt

11-4-2025

Giá gạo thế giới lao dốc khiến nhiều doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh tích trữ, kéo kim ngạch nhập khẩu 3 tháng tăng 32,4%, đạt 685 triệu USD.

Phillipines ngày càng thiếu gạo

3-4-2025

Lượng gạo tiêu thụ của Philippines tiếp tục tăng nhanh hơn so với số lượng gạo có thể sản xuất được. Điều này dẫn đến việc thiếu hụt nguồn cung, lên đến khoảng 6,1 triệu tấn vào năm 2029, theo dự báo từ BMI, đơn vị nghiên cứu của Fitch Solutions.

Gạo Việt Nam sẽ hưởng lợi nếu Mỹ áp thuế cao với gạo châu Á?

28-3-2025

Mức thuế nhập khẩu cao hơn mà Mỹ áp vào gạo từ châu Á sẽ gây bất lợi cho Thái Lan. Điều này có thể mở ra cơ hội cho gạo Việt Nam hoặc Campuchia vốn có giá bán rẻ hơn.

Thủ tướng yêu cầu kiểm tra, giám sát thu mua gạo xuất khẩu

6-3-2025

Thủ tướng vừa yêu cầu các cơ quan chức năng theo dõi, kiểm tra việc thu mua lúa gạo, đảm bảo nông dân không bị ép giá, bảo vệ lợi ích xuất khẩu.

Bám sát thị trường để ổn định lại giá xuất khẩu gạo

20-2-2025

Từ cuối năm 2024 đến giữa tháng 2/2025, giá lúa gạo trong nước và giá gạo xuất khẩu liên tục giảm sâu. Tuy nhiên với nhận định nhu cầu thực tế của các nước nhập khẩu rất lớn, người sản xuất vẫn bám sát thị trường để khôi phục lại giá gạo xuất khẩu.

Giá gạo xuất khẩu xuống đáy 9 năm

11-2-2025

Sau Tết Nguyên Đán, giá gạo xuất khẩu giảm còn 399 USD một tấn, thấp nhất trong 9 năm.

Dự báo xuất khẩu gạo năm 2025 gặp khó khăn

22-1-2025

Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), ông Nguyễn Ngọc Nam, cho biết xuất khẩu gạo của Việt Nam được dự báo đạt 7,5 triệu tấn trong năm nay, giảm so với mức kỷ lục 9,04 triệu tấn vào năm ngoái. Giá gạo châu Á hiện cũng giảm mạnh.

Giá gạo xuất khẩu xuống thấp nhất 4 năm

14-1-2025

Giá gạo 5% tấm xuất khẩu giảm xuống 434 USD một tấn, thấp nhất 4 năm, khiến giá lúa trong nước cũng đi xuống, gây khó cho doanh nghiệp, nông dân.

Cơ hội và thách thức cho ngành hàng xuất khẩu gạo năm 2025

2-1-2025

Kim ngạch xuất khẩu đạt gần 6 tỷ USD và lập kỷ lục mới trong hai năm liên tiếp, liệu gạo Việt Nam có còn nhiều dư địa tăng trưởng trong năm 2025?

Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu gạo

25-12-2024

Năm 2024, Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu gạo sau Ấn Độ 17 triệu tấn, Thái Lan 10 triệu tấn.

Xuất khẩu gạo lập kỷ lục mới, vượt mốc 5 tỷ USD

3-12-2024

Tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước tính từ đầu năm đến ngày 15/11 đã lên 8,05 triệu tấn, trị giá 5,05 tỷ USD. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, xuất khẩu gạo đã vượt 5 tỷ USD…

Xuất khẩu kỷ lục, Việt Nam vẫn nhập khẩu gạo nhiều thứ 3 thế giới

21-11-2024

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo năm nay, Việt Nam sẽ nhập khẩu tới 3,2 triệu tấn gạo và trở thành nhà nhập khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới chỉ sau Philippines và Indonesia.