RAU QUẢ

Ngành rau quả nhiều dư địa xuất khẩu tại 5 thị trường lớn nhất

Cập nhật ngày: 10 | 05 | 2024

Rau quả là mặt hàng có nhiều tiềm năng để xuất khẩu, bởi nhu cầu nhập khẩu trên thị trường thế giới luôn ở mức cao. Dù là mặt hàng xuất khẩu chủ lực nhưng thị phần của rau quả Việt Nam vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ ở 5 thị trường lớn nhất thế giới.

Nguồn: Vinannet.vn
Tiếp tục đà tăng
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), ước tính, tháng 4/2024 xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam đạt 520 triệu USD, tăng 10,7% so với tháng 3/2024 và tăng 33,9% so với tháng 4/2023. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hàng rau quả ước đạt 1,8 tỷ USD, tăng 32,1% so với cùng kỳ năm 2023.
Về thị trường, tỷ trọng xuất khẩu hàng rau quả sang khu vực châu Á chiếm 82,4% tổng trị giá xuất khẩu. Trong đó, hàng rau quả chủ yếu được xuất khẩu sang Trung Quốc, chiếm 71,8% tổng trị giá xuất khẩu. Tốc độ tăng trưởng hàng rau quả sang thị trường Trung Quốc đạt mức cao, góp phần thúc đẩy ngành hàng rau quả tăng trưởng tốt trong quý 1/2024, đạt 759,4 triệu USD, tăng 32,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Bên cạnh đó, quý 1/2024 hàng rau quả cũng xuất khẩu sang các khu vực khác như châu Âu, châu Mỹ, châu Đại Dương và châu Phi, tuy nhiên trị giá xuất khẩu sang các khu vực này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, do đó vẫn còn nhiều cơ hội để ngành hàng rau quả tiếp tục mở rộng thị trường trong thời gian tới.
Đáng chú ý, với nhu cầu nhập khẩu hàng rau quả trung bình 153 tỷ USD/năm trong giai đoạn năm 2019 – 2023 , châu Âu là thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất trên thế giới (theo số liệu từ Trung tâm Thương mại Quốc tế). Tuy nhiên, tỷ trọng nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm 0,22% tổng trị giá nhập khẩu của châu Âu.
Cục Xuất nhập khẩu cho biết, EU là thị trường có nhu cầu nhập khẩu lớn đối với hàng rau quả, tuy nhiên nhập khẩu từ Việt Nam vẫn quá thấp, do đó cơ hội để gia tăng thị phần tại EU là rất lớn. Tuy nhiên, thị trường này cũng đòi hỏi chất lượng khắt khe hàng đầu thế giới. “Người tiêu dùng EU chú trọng đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, sản phẩm đạt chuẩn, không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trước khi xuất khẩu vào thị trường này. Theo đó nếu doanh nghiệp ngành hàng rau quả của Việt Nam xuất khẩu được vào thị trường EU thì sẽ dễ dàng xuất khẩu được sang nhiều thị trường khác”, Cục Xuất nhập khẩu đánh giá.
Nâng chất lượng để tăng thị phần
Do đó, trong thời gian tới, nếu các doanh nghiệp đầu tư thêm về công nghệ, kỹ thuật bảo quản tốt hơn, có sản phẩm chất lượng tốt hơn thì có nhiều cơ hội tăng thị phần tại thị trường EU. “Khi muốn xuất khẩu vào thị trường này, các sản phẩm phải đạt được các tiêu chuẩn châu Âu và chứng chỉ quốc tế như rau quả phải trồng theo tiêu chuẩn GlobalGAP”, Cục Xuất nhập khẩu thông tin.
Thị trường nhập khẩu rau quả lớn tiếp theo là Hòa Kỳ, theo số liệu thống kê từ Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ, trị giá nhập khẩu hàng rau quả của Hoa Kỳ trong năm 2023 đạt 52,4 tỷ USD, tăng 3% so với năm 2022. Trong 2 tháng đầu năm 2024, trị giá nhập khẩu hàng rau quả của Hoa Kỳ đạt 10,6 tỷ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2023. Tuy nhiên, nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm 0,66% tổng trị giá nhập khẩu. Với nhu cầu nhập khẩu hàng rau quả lớn thứ 2 thế giới, Hoa Kỳ là thị trường tiềm năng đối với các nước xuất khẩu hàng rau quả, trong đó có Việt Nam.
Tương tự, mặc dù Trung Quốc là thị trường trọng điểm xuất khẩu rau quả của Việt Nam, nhưng cơ hội để ngành tăng thị phần tại thị trường Trung Quốc còn rộng mở. Thị phần hàng rau quả của Việt Nam tại thị trường Trung Quốc đã tăng mạnh từ 7,9% năm 2022 lên 13,99% năm 2023. Trong 3 tháng đầu năm 2024, trị giá nhập khẩu hàng rau quả của Trung Quốc đạt 6,6 tỷ USD, tăng 5,85% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, trị giá nhập khẩu từ Việt Nam chiếm 9,4%, tăng 1,1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2023.
Theo Cục Xuất nhập khẩu nhu cầu tiêu thụ hàng rau quả tại Trung Quốc rất lớn, tuy nhiên trị giá nhập khẩu từ Việt Nam vẫn còn thấp, do đó cơ hội để ngành hàng rau quả tăng thị phần tại thị trường Trung Quốc còn rộng mở. Để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này, doanh nghiệp ngành hàng rau quả của Việt Nam cần đảm bảo và nâng cao chất lượng, tuân thủ nghiêm quy định về chất lượng và truy xuất nguồn gốc.
Tại thị trường Anh, nhu cầu nhập khẩu hàng rau quả cũng có xu hướng tăng. Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), trong năm 2023, nhập khẩu hàng rau quả của Anh đạt 17,9 tỷ USD, tăng 5,9% so với năm 2022. Thị trường Anh với gần 68 triệu dân, thu nhập bình quân cao, nhu cầu đa dạng với cộng đồng người gốc Á hơn 5,5 triệu người là tiềm năng để các nhà xuất khẩu hàng rau quả Việt Nam có thể khai thác.
Canada là thị trường nhập khẩu hàng rau quả lớn thứ 5 trên thế giới. Nhập khẩu hàng rau quả của nước này năm 2023 đạt 12,5 tỷ USD, tăng 0,4% so với năm 2022. Tuy nhiên, rau quả từ Việt Nam chỉ chiếm 0,63% tổng trị giá nhập khẩu. Theo Cục Xuất nhập khẩu, so với nhu cầu nhập khẩu của thị trường thì tỷ trọng nhập khẩu hàng rau quả từ Việt Nam quá thấp. Do đó, vẫn còn nhiều dư địa tại thị trường Canada để các doanh nghiệp xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam khai thác.

TIN TỨC KHÁC

Vườn dừa 25.000 cây, có thể thu 25.000 USD từ bán tín chỉ carbon

7-5-2024

Không chỉ lúa, những ngày này cây dừa – thế mạnh tỷ USD của nước ta cũng bắt đầu bước vào cuộc đua chuyển đổi để bán tín chỉ carbon trong thời gian tới.

Nắng nóng bất thường khiến sầu riêng Thái Lan lao đao

6-5-2024

Nắng nóng bất thường đã làm giảm chất lượng sầu riêng ở Thái Lan, trong khi người nông dân phải bỏ tiền mua nước tưới còn thương nhân không có sầu riêng để bán.

Những lưu ý khi xuất khẩu dưa hấu sang thị trường Trung Quốc

3-5-2024

Dưa hấu tươi của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc không được nhiễm 5 đối tượng kiểm dịch thực vật còn sống.

Nhu cầu tiêu thụ lớn, xuất khẩu rau quả tiếp đà tăng

26-4-2024

Tháng 4, xuất khẩu rau quả ước đạt 539,8 triệu USD, tăng 37,8% so với cùng kỳ. Lũy kế 4 tháng, xuất khẩu rau quả đạt 1.823,7 triệu USD tăng 32,9% so với cùng kỳ

Hơn 50% chuối nhập khẩu vào Trung Quốc có xuất xứ từ Việt Nam

25-4-2024

HƠN 50% CHUỐI NHẬP KHẨU VÀO TRUNG QUỐC CÓ XUẤT XỨ TỪ VIỆT NAM 25 | 04 | 2024 Theo số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc, trong 2 tháng đầu năm 2024, Việt Nam vượt Philippines trở thành thị trường cung cấp chuối lớn nhất cho Trung Quốc, đạt 173,5 nghìn tấn, trị giá 70,3 triệu USD, tăng 21% về lượng và tăng 1,4% về trị giá, chiếm gần 52% tổng lượng chuối nhập khẩu.

Nhu cầu tiêu thụ lớn, xuất khẩu rau quả tiếp đà tăng

23-4-2024

Tháng 4, xuất khẩu rau quả ước đạt 539,8 triệu USD, tăng 37,8% so với cùng kỳ. Lũy kế 4 tháng, xuất khẩu rau quả đạt 1.823,7 triệu USD tăng 32,9% so với cùng kỳ

Hơn 1,5 triệu USD nâng cao chất lượng 4 mặt hàng trái cây chủ lực

17-4-2024

Xoài, bưởi, sầu riêng và chanh leo tại 5 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Đồng Tháp, Bến Tre, Tiền Giang sẽ hưởng lợi từ Pha 2 Dự án GQSP, từ nay đến năm 2026.

Nhiều nước châu Á đã có khung pháp lý cho cây trồng chỉnh sửa gen

15-4-2024

Nhiều nước Châu Á đã hoàn thiện khung pháp lý cho các loại cây trồng chỉnh sửa gen và đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ chỉnh sửa gen.

SOÁN NGÔI THÁI LAN, VIỆT NAM TRỞ THÀNH NƯỚC XUẤT KHẨU SẦU RIÊNG LỚN NHẤT VÀO TRUNG QUỐC

8-4-2024

Trung Quốc đã nhập khẩu 161 triệu USD sầu riêng tươi từ Việt Nam trong 2 tháng đầu năm, trong khi con số này từ Thái Lan chỉ là 120,3 triệu USD.

Sẵn sàng mọi điều kiện để xuất khẩu dừa tươi, sầu riêng đông lạnh

2-4-2024

Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật Huỳnh Tấn Đạt đề nghị các địa phương rà soát các vùng trồng, cơ sở đóng gói dừa tươi, sầu riêng đông lạnh xuất khẩu sang Trung Quốc.