CÀ PHÊ

Vì sao thị trường Trung Quốc bùng nổ nhu cầu tiêu thụ cà phê?

Cập nhật ngày: 27 | 03 | 2024

Trung Quốc đang là một trong những thị trường cà phê phát triển nhanh nhất trên toàn thế giới khi người tiêu dùng cà phê ở quốc gia này tiếp tục tăng.

Theo congthuong.vn

Mặc dù Trung Quốc không phải là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất trên toàn thế giới, nhu cầu về các sản phẩm cà phê và doanh số bán hàng hàng năm tiếp tục tăng.

Thị trường "béo bở"

Cà phê được cho là xuất hiện lần đầu tiên ở Trung Quốc khi một nhà truyền giáo người Pháp trồng cà phê trên khắp tỉnh Vân Nam vào những năm 1890. Đồ uống này hầu như không được chú ý trong hàng trăm năm tiếp theo.

Tuy nhiên, cũng như nhiều thứ ở Trung Quốc, trong 20 năm qua, thị trường đã trải qua một sự thay đổi nhanh chóng. Năm 2021, thị trường cà phê Trung Quốc tăng trưởng 31% so với năm trước và dự kiến sẽ tăng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 9,63% trong giai đoạn 2022-2025.

Trung Quốc đang là một trong những thị trường cà phê phát triển nhanh nhất trên toàn thế giới. Khi số người tiêu dùng cà phê Trung Quốc tiếp tục tăng, năm 2022, mảng cà phê tạo ra doanh thu 15,34 tỷ USD. Khối lượng cà phê tiêu thụ bình quân mỗi người sẽ đạt 0,07kg trong năm 2022.

Vì sao thị trường Trung Quốc bùng nổ nhu cầu tiêu thụ cà phê?
Trung Quốc đang là một trong những thị trường cà phê phát triển nhanh nhất trên toàn thế giới.

Trung Quốc chủ yếu nhập khẩu cà phê từ châu Phi và Nam Mỹ. Tập đoàn xuất khẩu cà phê Cecafe của Brazil cho biết những lô hàng xuất sang Trung Quốc tăng gần gấp ba lần trong năm 2023, lần đầu tiên vượt 1 triệu bao, đưa Trung Quốc trở thành thị trường lớn thứ 8.

Bộ Nông nghiệp Mỹ ước tính Trung Quốc sẽ tiêu thụ 5 triệu bao cà phê trong niên vụ 2023 - 2024, đưa nước này trở thành quốc gia tiêu thụ cà phê lớn thứ 7 thế giới.

Lượng cà phê tiêu thụ của Trung Quốc là tương đối thấp khi so sánh với Mỹ và Brazil, tiêu thụ hơn 20 triệu bao/năm. Tuy nhiên, nhu cầu cà phê ngày càng tăng cho thấy, Trung Quốc đang đứng trước một sự thay đổi văn hóa tương tự nhiều nước châu Á ưa chuộng trà khác như: Nhật Bản và Hàn Quốc.

Cạnh tranh khốc liệt

Giới phân tích dự đoán "cơn khát" cà phê ngày càng tăng ở Trung Quốc, sẽ là động lực cho hoạt động xuất, nhập khẩu cà phê trong tương lai khi không chỉ Bắc Kinh và Thượng Hải mà nhiều thành phố khác của nước này bắt đầu kinh doanh loại đồ uống này.

Hiện tại, nhiều người trẻ Trung Quốc cho biết không thích uống trà như các thế hệ trước đây. Họ cũng cho rằng uống cà phê là một phần trong lối sống của những người trẻ tuổi ở Trung Quốc.

Đây là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất cà phê vốn được hưởng lợi từ việc giá mặt hàng này tăng cao do thời tiết bất lợi ở một số vùng trồng.

Các thương hiệu quốc tế như: Starbucks và Tim Hortons đang đẩy mạnh đầu tư, dù phải đối mặt với nhiều thách thức lớn khi mở hàng loạt cửa hàng và phải cạnh tranh với các cửa hàng nội địa.

Dữ liệu từ Tổ chức Cà phê Quốc tế cho thấy lượng cà phê tiêu thụ ở Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm 2023 đã tăng 15% cùng kỳ năm trước, lên 3,08 triệu bao.

Vì sao thị trường Trung Quốc bùng nổ nhu cầu tiêu thụ cà phê?
Thế giới cà phê Trung Nguyên Legend tại trung tâm thương mại One East, Thượng Hải.

"Người tiêu dùng Trung Quốc ngày càng ưa chuộng lối sống phương Tây và cà phê rõ ràng là một trong những đồ uống đại diện cho điều đó", Jason Yu, giám đốc điều hành công ty nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel cho biết.

Số lượng cửa hàng cà phê có thương hiệu ở Trung Quốc đã tăng 58% trong 12 tháng qua lên 49.691 cửa hàng, theo Alegra Group, một công ty theo dõi sự tăng trưởng của các chuỗi cà phê.

Có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các chuỗi cà phê trong nước và quốc tế, Matthew Barry, chuyên gia phân tích của Euromonitor cho biết. "Các bên đang cố gắng giành lấy thị phần nhiều nhất có thể ở thị trường đang phát triển này", ông nói.

Tập đoàn Alegra ước tính chuỗi cà phê Luckin Coffee của Trung Quốc đã mở thêm 5.059 cửa hàng trong 12 tháng qua, trong khi một chuỗi khác của Trung Quốc, Cotti Coffee, đã mở thêm 6.004 cửa hàng trong cùng kỳ.

"Với quy mô thị trường như vậy, các chuỗi cà phê trong nước và quốc tế sẽ phải cạnh tranh khốc liệt với nhau và tôi nghĩ rằng điều đó sẽ khiến thị trường vô cùng sôi động trong vài năm tới", ông Barry nói.

Chuỗi cà phê Starbucks của Mỹ đã mở 700 cửa hàng ở Trung Quốc trong năm vừa qua và cho biết sẽ mở đến 9.000 cửa hàng ở nước này vào năm 2025, trong khi chuỗi cà phê Tim Hortons của Canada có kế hoạch mở 3.000 cửa hàng ở nước này trong 4 năm tới.

Việc mở thêm hàng loạt cửa hàng cà phê đang diễn ra ở các thành phố nhỏ hơn của Trung Quốc, nơi có hàng triệu cư dân sinh sống, Jason Yu nói. "Vì vậy, về cơ bản điều đó có nghĩa là vẫn còn nhiều dư địa cho các chuỗi cà phê phát triển", ông Jason Yu nhận định.

 

 

Thế Duy

TIN TỨC KHÁC

Mừng - lo khi giá cà phê tăng nóng

25-3-2024

Giá cà phê liên tục tăng phi mã là tín hiệu tốt cho người nông dân, song doanh nghiệp xuất khẩu lại phải đối mặt với nhiều khó khăn.

Xuất khẩu cà phê sang Indonesia tăng kỷ lục

22-3-2024

Xuất khẩu cà phê sang Indonesia tăng 215% về lượng và 235% về trị giá trong hai tháng đầu năm.

Giá tăng mạnh, xuất khẩu cà phê 2 tháng cán mốc 1,38 tỷ USD

19-3-2024

2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước đạt 438.000 tấn, trị giá 1,38 tỷ USD, tăng 27,9% về lượng và tăng 85% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023

Đẩy mạnh quảng bá sản phẩm cà phê Việt Nam tại Algeria

7-3-2024

Ngày 02/03/2024, Thương vụ và Đại sứ quán Việt Nam tại Algeria đã phối hợp với Trung tâm Thương mại Bab Ezzouar tại thủ đô Algiers tổ chức sự kiện giới thiệu các sản phẩm cà phê Việt Nam. Bab Ezzouar là trung tâm thương mại lớn nhất Algeria gồm 45.000 m2 diện tích cửa hàng, 20.000 m2 văn phòng và 01 đại siêu thị 7.200m2.

Cà phê Brazil tìm đường thâm nhập thị trường Trung Quốc

5-3-2024

Trong tháng 1/2024, doanh số bán cà phê Brazil sang Trung Quốc cũng tăng vọt về khối lượng, ở mức 153,9% so với cùng kỳ năm 2023.

Giá cà phê xuất khẩu đạt gần 3.100 USD/tấn, tăng tới 43%

29-2-2024

Lượng cà phê xuất khẩu chỉ tăng 16,7% nhưng kim ngạch tăng tới 66,8%. Theo đó, giá cà phê xuất khẩu đạt gần 3.100 USD/tấn, tăng gần 43% so với cùng kỳ.

Số liệu xuất khẩu tích cực từ Brazil tạo sức ép lên giá cà phê xuất khẩu

22-2-2024

Số liệu xuất khẩu tích cực từ Brazil - quốc gia cung ứng cà phê lớn nhất thế giới, kết hợp với sự hồi phục của dữ liệu tồn kho tạo áp lực kép lên giá cà phê.

ICO: Giá cà phê robusta tăng lên mức cao nhất 30 năm

19-2-2024

Báo cáo của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) cho thấy, giá cà phê robusta thế giới đã tăng lên mức cao nhất trong 30 năm do lo ngại nguồn cung thắt chặt tại Việt Nam, nước xuất khẩu robusta lớn nhất thế giới. Trong khi đó, xuất khẩu cà phê toàn cầu tiếp tục tăng sau khi Brazil liên tục đẩy mạnh bán ra.

Gián đoạn chuỗi cung ứng, giá xuất khẩu cà phê tiếp tục đi lên mức cao nhất

24-1-2024

Gián đoạn chuỗi cung ứng do căng thẳng ở biển Đỏ leo thang đã đẩy giá xuất khẩu cà phê Robusta tăng 2,94%, giá Arabica tăng mạnh 3,83%, lên mức cao nhất.

Giá cà phê lên cao nhất trong lịch sử

22-1-2024

Những ngày đầu tháng 1, giá cà phê nhân xô ở Tây Nguyên liên tục tăng và đang ở mức cao nhất từ trước tới nay.

USDA: TIÊU THỤ CÀ PHÊ THẾ GIỚI CAO KỶ LỤC, TỒN KHO CHẠM ĐÁY 12 NĂM

4-1-2024

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo sản lượng cà phê toàn cầu trong niên vụ 2023-2024 đạt 171,4 triệu bao, trong khi tiêu thụ ở mức kỷ lục 169,5 triệu bao. Tồn kho cà phê thế giới dự kiến sẽ giảm xuống mức thấp nhất trong 12 năm qua là 26,5 triệu bao.

Xuất khẩu cà phê đạt hơn 3,6 tỷ USD, xuất nhập khẩu năm 2023 cán mốc 683 tỷ USD

2-1-2024

Xuất khẩu cà phê đạt hơn 3,6 tỷ USD; xuất nhập khẩu năm 2023 cán mốc 683 tỷ USD... là những tin nổi bật xuất khẩu tuần 25-31/12.