RAU QUẢ

Lô mắc ca trên 10 tấn xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Hàn Quốc

Cập nhật ngày: 04 | 01 | 2024

Hơn 10 tấn mắc ca được Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Nutri Soil tại Đắk Lắk xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Hàn Quốc trong những ngày đầu năm mới.

Nguồn: Nongnghiep.vn

Sáng 3/1, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Nutri Soil (Đắk Lắk) đã tổ chức lễ xuất khẩu container mắc ca chính ngạch đầu tiên sang thị trường Hàn Quốc.

Lô mắc ca chính ngạch đầu tiên xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc gồm hơn 67 thùng sản phẩm, tổng trọng lượng trên 10 tấn. Các sản phẩm đã trải qua nhiều khâu kiểm tra của cơ quan chuyên môn 2 nước về kiểm soát sinh vật gây hại, an toàn vệ sinh thực phẩm, quy cách đóng gói và truy xuất nguồn gốc. Dự kiến số sản phẩm này sẽ được bán tại các chuỗi siêu thị lớn tại Hàn Quốc.

Hơn 10 tấn mắc ca tại Đắk Lắk được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Hàn Quốc. Ảnh: Quang Yên.

Hơn 10 tấn mắc ca tại Đắk Lắk được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Hàn Quốc. Ảnh: Quang Yên.

Bà Lê Thị Trang, Giám đốc Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Nutri Soil cho biết, mắc ca là cây trồng đủ các yếu tố để mở ra tương lai phát triển, đặc biệt trong bối cảnh toàn ngành nông nghiệp đang thực hiện đề án tái cơ cấu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Theo bà Trang, mắc ca đã được đánh giá là sản phẩm có thể sử dụng đa dạng, rộng rãi trong ngành nông nghiệp công nghệ thực phẩm. Hiện nay, nhu cầu sử dụng sản phẩm mắc ca trên thế giới ngày càng gia tăng.

Vì vậy dư địa thị trường của mắc ca thế giới còn vô cùng lớn bởi ngành hàng mới hình thành 20 năm gần đây. Theo dự báo nhu cầu mắc ca thế giới hiện cao gấp 4 lần tổng sản lượng có thể cung ứng hiện nay. Do đó, phát triển mắc ca để cung ứng cho thị trường quốc tế là hướng đi đúng đắn.

“Hơn 8 năm thành lập, công ty đã gắn bó với bà con nông dân, không ngừng tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm, đầu tư máy móc thiết bị chế biến, tìm kiếm thị trường đầu ra để phát triển ngành hàng. Cho đến nay, sản phẩm mắc ca của công ty đã được nhiều khách hàng trong nước và quốc tế đánh giá cao về chất lượng sản phẩm.

Việc xuất khẩu container mắc ca sang thị trường Hàn Quốc sẽ mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển của công ty trong thời gian tới. Công ty sẽ góp phần vào sự phát triển chung của ngành mắc ca địa phương cũng như của Việt Nam”, bà Trang thông tin.

 
Bà Lê Thị Trang, Giám đốc Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Nutri Soil cho biết, việc xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Hàn Quốc sẽ mở ra cơ hội cho doanh nghiệp cũng như của ngành hàng mắc ca. Ảnh: Quang Yên.

Bà Lê Thị Trang, Giám đốc Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Nutri Soil cho biết, việc xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Hàn Quốc sẽ mở ra cơ hội cho doanh nghiệp cũng như của ngành hàng mắc ca. Ảnh: Quang Yên.

Ông Huỳnh Ngọc Dương, Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh Đắk Lắk cho biết, Hàn Quốc là thị trường tiềm năng cho các mặt hàng nông sản.

“Chúng tôi rất phấn khởi ngay từ đầu năm mà đã có những lô hàng đi vào một thị trường khó tính như Hàn Quốc. Tôi nghĩ rằng trong tương lai các sản phẩm của Đắk Lắk sẽ vươn xa vào các thị trường khác. Tin tưởng rằng kim ngạch xuất khẩu năm nay của Đắk Lắk sẽ vượt xa con số 1,6 tỷ USD”, ông Dương chia sẻ.

Hiện nay, Đắk Lắk có hơn 4,5 nghìn ha mắc ca với sản lượng hơn trên 1,5 nghìn tấn mỗi năm. Đắk Lắk là một trong những địa phương có hoạt động nghiên cứu và sản xuất mắc ca khá sớm trên cả nước, nên có nhiều cơ hội để đánh giá hiệu quả của việc phát triển và thực tế đã có nhiều mô hình canh tác cho hiệu quả kinh tế cao.

Đắk Lắk đã xây dựng kế hoạch phát triển bền vững cây mắc ca là phù hợp với định hướng phát triển mắc ca của chính phủ theo Đề án phát triển bền vững mắc ca giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đắk Lắk có hơn 4,5 nghìn ha mắc ca với sản lượng hơn trên 1,5 nghìn tấn mỗi năm. Ảnh: Quang Yên.

Đắk Lắk có hơn 4,5 nghìn ha mắc ca với sản lượng hơn trên 1,5 nghìn tấn mỗi năm. Ảnh: Quang Yên.

Theo đó, địa phương này tiếp tục nghiên cứu chọn tạo, nhập nội, khảo nghiệm làm đa dạng bộ giống mắc ca theo hướng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, chống chịu sâu bệnh hại, thích nghi với các tiểu vùng sinh thái. Quản lý và sản xuất giống nhằm cung cấp đủ giống đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn phục vụ trồng mắc ca.

Nghiên cứu xây dựng và chuyển giao quy trình kỹ thuật mắc ca phù hợp điều kiện địa phương; ưu tiên xây dựng quy trình sản xuất mắc ca theo hướng công nghệ cao, quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP, GlobalGAP...), nông nghiệp hữu cơ nhằm tạo ra sản phẩm mắc ca chất lượng, an toàn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

TIN TỨC KHÁC

Xuất khẩu rau quả chờ giờ kích hoạt

2-1-2024

Rau quả là điểm sáng nổi bật trong nhóm hàng nông sản xuất khẩu năm 2023 khi đạt mức kỷ lục mới. Cơ hội tăng trưởng xuất khẩu rau quả năm 2024 tiếp tục mở ra khi có nhiều mặt hàng chờ giờ kích hoạt.

Xuất khẩu rau quả sang EU: Phải tuân thủ luật chơi!

25-12-2023

Để xuất khẩu nông sản sang thị trường EU, ngoài việc tìm hiểu quy định về thuốc bảo vệ thực vật thì khâu thiết kế bao bì sản phẩm cũng cần được quan tâm.

Tháng 11, xuất khẩu rau quả quay đầu giảm “sốc”

18-12-2023

Theo Tổng cục Hải quan, tháng 11, kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt gần 373 triệu USD, giảm mạnh tới 38,8% so với tháng trước.

Việt Nam - Trung Quốc ký Nghị định thư kiểm dịch về xuất khẩu dưa hấu

13-12-2023

Nghị định thư là bước thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch sản phẩm nông nghiệp truyền thống của Việt Nam và chuẩn hóa các quy định về xuất khẩu nông sản giữa hai nước.

RAU QUẢ DỰ KIẾN MANG VỀ HƠN 5,6 TỶ USD XUẤT KHẨU

13-12-2023

Hiệp hội Rau quả Việt Nam dự báo xuất khẩu rau quả năm 2023 dự kiến sẽ đạt khoảng 5,5 - 5,6 tỷ USD. Đây là mức kỷ lục của ngành hàng này từ trước tới nay.

Trung Quốc chi gần 2 tỷ USD nhập khẩu sầu riêng Việt Nam

8-12-2023

Chỉ trong 10 tháng năm 2023, Trung Quốc chi gần 6,5 tỷ USD nhập khẩu sầu riêng, tương đương gần 1.359.000 tấn. Trong đó, sầu riêng Việt Nam đạt gần 2 tỷ USD.

Chuối Việt Nam tăng thị phần ở Trung Quốc nhờ Nghị định thư

6-12-2023

Sau khi có Nghị định thư về việc xuất khẩu chuối tươi từ Việt Nam sang Trung Quốc, chuối Việt Nam đang gia tăng thị phần ở thị trường này.

Diện tích sầu riêng khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nguyên tăng nhanh

27-11-2023

Tại khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nguyên cây sầu riêng nhanh chóng mở rộng diện tích sau khi loại trái cây này được Trung Quốc duyệt đưa vào danh sách nhập khẩu chính ngạch.

Đến năm 2030, xuất khẩu rau sẽ vượt 1 tỷ USD

22-11-2023

Đến năm 2030, sản lượng rau cả nước đạt từ 23 - 24 triệu tấn; trong đó, sản lượng rau phục vụ chế biến khoảng 1 - 1,3 triệu tấn. Giá trị kim ngạch xuất khẩu rau đạt khoảng 1 - 1,5 tỷ USD.

Đài Loan sẽ tăng cường kiểm tra súp lơ xanh nhập khẩu từ Việt Nam

17-11-2023

Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (TFDA) mới đây có văn bản gửi các Hiệp hội/ doanh nghiệp nhập khẩu Đài Loan về việc sẽ tăng cường kiểm tra súp lơ xanh (bông cải xanh) nhập khẩu từ Việt Nam.