CÀ PHÊ

Trung Quốc tăng nhập cà phê Etiopia, Malaysia, giảm nhập từ Việt Nam

Cập nhật ngày: 18 | 08 | 2022

Doanh nghiệp xuất khẩu cà phê vào Trung Quốc nên chú trọng phân khúc cà phê hòa tan bởi thị trường cà phê hòa tan tại Trung Quốc đang phát triển rất rõ rệt.

Nguồn haiquanonline.com.vn

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương): những ngày đầu tháng 8/2022, giá cà phê Robusta tại thị trường nội địa biến động mạnh. Trong các ngày từ 1 – 5/8/2022, giá cà phê được duy trì ổn định quanh mức 44.000 – 44.500 đồng/kg và tăng lên mức 44.400 – 44.900 đồng/ kg vào ngày 6/8/2022. Tuy nhiên, ngay sau đó giá giảm mạnh 900 đồng/kg vào ngày 8/8/2022, xuống còn 43.500 – 44.000 đồng/kg.

Về xuất khẩu, số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy: 7 tháng năm 2022, xuất khẩu cà phê đạt 1,13 triệu tấn, trị giá 2,56 tỷ USD, tăng 17,3% về lượng và tăng 43,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Ở khía cạnh xuất khẩu, Cục Xuất nhập khẩu tập trung phân tích khá sâu vấn đề xuất khẩu cà phê sang thị trường Trung Quốc.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc, nửa đầu năm nay, trị giá nhập khẩu cà phê của Trung Quốc đạt 252,82 triệu USD, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2021. Trung Quốc tăng nhập khẩu cà phê từ các thị trường Etiopia, Malaysia, Italy nhưng giảm từ Việt Nam, Brazil.

Cụ thể, trị giá nhập khẩu cà phê của Trung Quốc từ Etiopia trong 6 tháng đầu năm 2022 đạt 42,46 triệu USD, tăng 74,5% so với cùng kỳ năm 2021. Thị phần cà phê của Etiopia trong tổng trị giá nhập khẩu của Trung Quốc tăng từ 10,22% trong 6 tháng đầu năm 2021 lên 16,79% trong 6 tháng đầu năm 2022.

Ngược lại, Trung Quốc giảm nhập khẩu cà phê từ Việt Nam trong nửa đầu năm 2022 với mức giảm 15,6% so với cùng kỳ năm 2021, đạt xấp xỉ 28,25 triệu USD. Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng trị giá nhập khẩu của Trung Quốc giảm từ 14,07% trong 6 tháng đầu năm 2021 xuống 11,17% trong 6 tháng đầu năm 2022.

Dù thị phần cà phê Việt Nam ở thị trường Trung Quốc giảm sút, song Cục Xuất nhập khẩu nhận định về dài hạn, cơ hội cho các nhà xuất khẩu cà phê Việt Nam khai thác thị trường Trung Quốc rất lớn.

Niên vụ cà phê 2021/22, Trung Quốc tiêu thụ khoảng 4,2 triệu bao cà phê (bao 60 kg). Trong khi đó, sản lượng cà phê của Trung Quốc chỉ đạt khoảng 2 triệu bao.

Cà phê hòa tan tại thị trường Trung Quốc đang chiếm ưu thế nhờ tính năng sử dụng tiện lợi. Sự phát triển của Trung Quốc, lối sống thay đổi và sự chấp nhận của người tiêu dùng Trung Quốc đối với các xu hướng văn hóa mới cũng đang góp phần làm tăng nhu cầu về cà phê hòa tan ở nước này.

“Do đó, doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam nên chú trọng phân khúc cà phê hòa tan bởi thị trường cà phê hòa tan tại Trung Quốc đang phát triển rất rõ rệt”, đại diện Cục Xuất nhập khẩu khuyến cáo.

 

 

TIN TỨC KHÁC

Xuất khẩu cà phê giảm cả về lượng và giá trị

8-8-2022

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), ước tính, xuất khẩu cà phê của nước ta trong tháng 7/2022 đạt 125 nghìn tấn, trị giá 284 triệu USD, giảm 9,0% về lượng và giảm 9,9% về trị giá so với tháng 6/2022. Giá xuất khẩu bình quân cà phê tháng 7/2022 ước đạt mức 2.272 USD/tấn, giảm 1,0% so với tháng 6/2022.

Xuất khẩu sang Trung Quốc: Cà phê chế biến chiếm 62% tổng kim ngạch

5-8-2022

6 tháng đầu năm, cà phê chế biến xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tới 62% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành.

Xuất khẩu cà phê sang Trung Quốc: Khắc phục khuyết điểm để tiến xa hơn

3-8-2022

Trung Quốc là một trong những nhà nhập khẩu cà phê lớn của Việt Nam nhưng hiện lại chủ yếu nhập ở dạng thô. Nếu các doanh nghiệp, HTX Việt Nam đẩy mạnh đầu tư cho chế biến sâu thì xuất khẩu cà phê sang Trung Quốc sẽ tiến xa hơn.

Vì sao giá cà phê Việt Nam chưa bằng một nửa giá nhập khẩu của Anh?

1-8-2022

Theo Bộ Công thương, xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào thị trường Anh tăng đến gần 150% về lượng và gần 200% về giá trị trong 4 tháng đầu năm 2022, đạt giá trị trên 50 triệu USD. Nhờ các doanh nghiệp tận dụng có hiệu quả Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA).

Hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê sang Anh

28-7-2022

Để hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và doanh nghiệp ngành cà phê nói riêng mở rộng thị phần tại thị trường này, trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ đẩy mạnh công tác thường xuyên hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam kết nối với các doanh nghiệp nhập khẩu của Anh và Ireland.

Hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê sang Trung Quốc

27-7-2022

Trung Quốc đang là thị trường tiêu thụ nhiều cà phê của Việt Nam, từ vị trí thứ 12 đã vươn lên vị trí thứ 8 sau 4 năm.

Cơ hội tăng trưởng xuất khẩu cà phê sang thị trường Anh

25-7-2022

Thông tin từ Bộ Công thương cho biết, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) có hiệu lực mang lại nhiều triển vọng cho ngành cà phê Việt Nam tại thị trường Anh.

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt xấp xỉ 2,3 tỷ USD

18-7-2022

Tính chung sáu tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt xấp xỉ 1,02 triệu tấn, trị giá 2,3 tỷ USD, tăng 20,7% về lượng và tăng 48,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

ICO: Xuất khẩu cà phê toàn cầu bật tăng mạnh

11-7-2022

Theo ICO, trong tháng 6 chỉ số giá cà phê toàn cầu tăng 4,5% so với tháng trước nhưng xu hướng giảm đã quay trở lại vào cuối tháng. Trong khi đó, xuất khẩu cà phê nhân xanh toàn cầu bật tăng mạnh 10,7% lên mức 9,8 triệu bao.

Xuất khẩu cà phê sang Hoa Kỳ: Giảm lượng, tăng ''chất''

4-7-2022

Tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê sang Hoa Kỳ giảm về lượng, nhưng tăng về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Mỹ bất ngờ tăng mua cà phê của Việt Nam, giá cà phê xuất khẩu tăng mạnh

27-6-2022

Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu cà phê của thị trường Mỹ đã tăng từ 8,95% trong 4 tháng đầu năm 2021 lên 9,6% trong 4 tháng đầu năm 2022. Điều này khiến giá trị kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Mỹ tăng tới 69% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam “bùng nổ”, tăng vọt về giá

20-6-2022

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam tăng trưởng với tốc độ “bùng nổ” trong 5 tháng đầu năm nay trong bối cảnh nhu cầu phục hồi mạnh mẽ trở lại sau đại dịch Covid-19 trong khi nguồn cung toàn cầu thắt chặt do mất mùa và ách tắc chuỗi cung ứng...