LÚA GẠO

Nguồn cung gạo thế giới đối mặt rủi ro vì tình hình thiếu mưa ở Ấn Độ

Cập nhật ngày: 03 | 08 | 2022

Gạo có thể trở thành thách thức tiếp theo đối với nguồn cung lương thực toàn cầu khi tình trạng thiếu mưa ở Ấn Độ - nước xuất khẩu lớn gạo nhất thế giới - khiến diện tích trồng trọt bị thu hẹp nhiều nhất trong ba năm.

Nguồn baotintuc.vn

Mối đe dọa đối với ngành sản xuất gạo của Ấn Độ xảy ra vào thời điểm các nước đang vật lộn với chi phí lương thực tăng cao và lạm phát tràn lan. Tổng diện tích trồng lúa của nước xuất khẩu hàng đầu trên đã giảm 13% trong mùa này do thiếu mưa ở một số khu vực như Tây Bengal và Uttar Pradesh, chiếm 1/4 sản lượng của Ấn Độ.

Các thương nhân lo ngại rằng sản lượng gạo giảm sẽ làm phức tạp thêm cuộc chiến chống lạm phát của Ấn Độ và gây ra hạn chế đối với xuất khẩu.

Một động thái như vậy sẽ có tác động sâu rộng đối với hàng tỷ người sống phụ thuộc vào loại ngũ cốc này. Đáng lưu ý, Ấn Độ chiếm đến 40% cán cân thương mại gạo toàn cầu và hiện chính phủ nước này đã hạn chế xuất khẩu lúa mì và đường để bảo vệ an ninh lương thực, cũng như kiểm soát giá tại thị trường nội địa.

Giá gạo Ấn Độ tăng vọt đã phản ánh mối lo ngại về sản lượng. Ông Mukesh Jain, Giám đốc công ty vận chuyển gạo Sponge Enterprises, cho biết giá một số loại gạo đã tăng hơn 10% trong hai tuần qua ở các bang trồng trọt lớn như Tây Bengal, Odisha và Chhattisgarh do tình trạng thiếu mưa và nhu cầu tăng cao từ Bangladesh. Ông dự báo giá xuất khẩu có thể tăng lên 400 USD một tấn vào tháng 9 từ mức 365 đôla Mỹ hiện nay.

Hầu hết sản lượng gạo trên thế giới được trồng và tiêu thụ ở châu Á nên nó có ý nghĩa quan trọng đối với sự ổn định chính trị và kinh tế trong khu vực.

Trái ngược với sự tăng vọt của giá lúa mì và ngô sau khi nổ ra xung đột tại Ukraine, giá gạo lại giảm do sản lượng và kho dự trữ dồi dào, giúp ngăn chặn một cuộc khủng hoảng lương thực lớn hơn.

Tuy nhiên, phần lớn sản lượng gạo trên thế giới phụ thuộc vào vụ lúa ở Ấn Độ. Một số nhà khoa học nông nghiệp lạc quan rằng vẫn còn thời gian để trồng trọt và bù đắp cho sự thiếu hụt trên. Lượng mưa được dự báo là ổn định trong hai tháng tới cũng có thể cải thiện sản lượng lúa gạo ở Ấn Độ.

Thế nhưng, người nông dân lại ít lạc quan hơn. Ông Rajesh Kumar Singh, 54 tuổi, cho biết ông chỉ trồng lúa trên một nửa trong tổng số 2,8ha đất của mình ở Uttar Pradesh vì hạn hán tháng 6 và tháng 7. “Tình hình thực sự rất bấp bênh”, ông nói.

Giáo sư Himanshu tại Đại học Jawaharlal Nehru, cho biết giá gạo đang chịu sức ép bởi lẽ hiếm có vụ gieo sạ nào xảy ra sau giữa tháng 7, và do vậy hy vọng phục hồi sản lượng gạo là điều khó xảy ra.
Thiếu gạo có thể trở thành một thách thức mới đối với cuộc chiến chống lạm phát của Ấn Độ. Giá tiêu dùng đã duy trì ở mức trên giới hạn chịu đựng của Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ là 6% trong năm nay, khiến lãi suất tăng mạnh.

Ấn Độ đang cung cấp gạo cho hơn 100 quốc gia, trong đó Bangladesh, Trung Quốc, Nepal và một số quốc gia Trung Đông là những khách hàng lớn nhất của họ. Đối với thế giới nói chung, có một số điểm sáng khi nói đến tình hình an ninh lương thực.

Mỹ đã sẵn sàng xuất khẩu vụ lúa mì bội thu trong những tuần tới, trong khi Ukraine đã vận chuyển chuyến hàng ngũ cốc đầu tiên kể từ cuối tháng 2 năm nay. Theo ông Siraj Hussain, cựu Bộ trưởng Nông nghiệp Ấn Độ, khi sản lượng lúa ở một số bang có thể giảm xuống, chính phủ nên xem xét xem xét lại chính sách phân bổ gạo cho sản xuất ethanol.

Ấn Độ tìm cách thúc đẩy sản xuất ethanol sử dụng đường và gạo dư thừa như một phần trong nỗ lực cắt giảm chi phí nhiên liệu. Giá lương thực tăng cao sau cuộc khủng hoảng ở Ukraine đã làm tăng nguy cơ thiếu đói, đồng thời làm dấy lên cuộc tranh luận về tầm quan trọng của lương thực vaf nhiên liệu. 

Tiến sĩ Hussain nói: “Tại thời điểm này, rất khó để ước tính chính xác mức độ tổn thất trong sản xuất gạo. Nhưng với mức giá hiện tại, hầu như không tìm ra lý do để tiếp tục bổ gạo cho sản xuất ethanol”.

 

TIN TỨC KHÁC

Lý do Việt Nam nhập hàng triệu tấn lúa từ Campuchia

1-8-2022

Nguồn lúa gạo Campuchia nhập vào Việt Nam cần được truy xuất nguồn gốc rõ ràng, tránh tình trạng đấu trộn vào nhau để xuất khẩu.

Xuất khẩu gạo Việt Nam nhiều lạc quan nhờ hưởng lợi từ Hiệp định EVFTA

28-7-2022

Xuất khẩu gạo của Việt Nam hưởng nhiều lợi thế nhờ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - châu Âu (EVFTA) mang lại.

Giá lúa gạo hôm nay 27/7: Giá gạo 5% tấm giảm 5 USD/tấn

27-7-2022

Giá lúa gạo hôm nay tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long chững lại và đi ngang trong khi giá gạo xuất khẩu điều chỉnh giảm 5 USD/tấn.

Phát triển thương hiệu gạo An Giang nhờ đảm bảo hệ thống tiêu chuẩn chất lượng

25-7-2022

Nhằm khẳng định thương hiệu gạo An Giang ở thị trường trong nước, UBND tỉnh An Giang đề ra mục tiêu sản lượng xuất khẩu đạt từ 45.000 50.000 tấn nhờ đảm bảo hệ thống tiêu chuẩn trong và ngoài nước.

Các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực gấp rút nhập gạo dự trữ quốc gia năm 2022

18-7-2022

Gạo là một trong những mặt hàng lương thực dự trữ quốc gia quan trọng. Để hoàn thành kế hoạch nhập gạo dự trữ quốc gia năm 2022 theo Quyết định số 30/QĐ-TCDT ngày 26/01/2022 của Tổng cục Dự trữ Nhà nước (DTNN), hiện nay, các Cục DTNN khu vực đang gấp rút triển khai mua nhập gạo dự trữ quốc gia đảm bảo đủ về số lượng, chất lượng, góp phần đáp ứng kịp thời những yêu cầu cấp bách, đột xuất của Chính phủ, đảm bảo an sinh xã hội.

ĐBSCL: Hàng ngàn hécta lúa bị thiệt hại nặng do mưa dông

15-7-2022

Trong những ngày qua, ở ĐBSCL, có hàng ngàn hécta lúa hè thu đang chín và lúa hè thu mới xuống giống bị thiệt hại nặng do mưa dông. Nhiều diện tích lúa đổ ngã bị ngập nước, lúa lên mộng; nông dân phải dùng dây buộc, dựng bông lúa lên khỏi mặt nước để hạn chế lên mộng.

Đề án 1 triệu héc ta lúa chất lượng chưa triển khai, ĐBSCL đã vượt chỉ tiêu đề ra!

13-7-2022

Đề án sản xuất 1 triệu héc ta lúa chất lượng cao ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được Chính phủ giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì vẫn chưa được triển khai. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, theo các báo cáo của ngành nông nghiệp, vùng ĐBSCL đã có trên 1 triệu héc ta diện tích sản xuất các giống lúa chất lượng cao.

Sản xuất lúa gạo ở châu Á gặp khó do giá phân bón tăng

11-7-2022

Sản xuất lúa gạo đang bị đe dọa ở nhiều khu vực châu Á do chi phí phân bón tăng, gây ra nguy cơ tiềm ẩn đối với an ninh lương thực và nỗ lực nhằm kiềm chế lạm phát.

Xuất khẩu gạo sang Mỹ tăng vọt

6-7-2022

5 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo sang Mỹ tăng trưởng 71,3%, mức tăng mạnh nhất trong các quốc gia nhập gạo Việt.

Giá lúa thế giới tăng, nông dân ĐBSCL vẫn chưa vui

4-7-2022

Thời gian gần đây, giá gạo thế giới có xu hướng tăng cao. Điều này ít nhiều tác động đến thị trường lúa gạo trong khu vực ĐBSCL. Thế nhưng thu nhập của nông dân thực chất không tăng.

Nguyên nhân dẫn đến gần 1.800 ha vụ Đông Xuân bị nhiễm lúa cỏ

30-6-2022

Theo ông Nguyễn Quý Dương, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lúa cỏ xuất hiện tại các tỉnh phía Bắc từ nhiều năm nay nhưng với mật độ và diện tích nhiễm thấp.

Cách nào để phát triển thành công một triệu héc ta lúa chất lượng cao?

27-6-2022

Một triệu héc ta lúa chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu là điều cần thiết. Song, một số ý kiến từ doanh nghiệp cũng như chuyên gia nông nghiệp cho rằng để thực hiện mục tiêu này cần rút ra bài học từ thất bại của một mô hình tương tự, đó là cánh đồng lớn, để từ đó có điều chỉnh phù hợp về chính sách.