RAU QUẢ

Cấp 20 mã số vùng trồng rau đủ tiêu chuẩn xuất khẩu

Cập nhật ngày: 04 | 01 | 2022

Với 20 mã số vừa được cấp mới này và sản phẩm rau gia vị đã được cấp mã số xuất khẩu châu Âu, Hải Dương là tỉnh đầu tiên được cấp mã số vùng trồng cho sản phẩm rau, củ đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.

Nguồn: Bnews.vn

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương cho biết, Cục Bảo vệ thực vật vừa cấp mã số vùng trồng đủ điều kiện xuất khẩu cho 20 vùng trồng rau của tỉnh Hải Dương với tổng diện tích 163 ha; trong đó, có 13 mã số cho vùng trồng cà rốt với tổng diện tích 128 ha và 7 mã số vùng trồng cải bắp với diện tích 35 ha.

Với 20 mã số vừa được cấp mới này và sản phẩm rau gia vị đã được cấp mã số xuất khẩu châu Âu, Hải Dương là tỉnh đầu tiên được cấp mã số vùng trồng cho sản phẩm rau, củ đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.

Ông Nguyễn Tiến Tráng, Chi Cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hải Dương cho biết, thời gian qua, Hải Dương đã tích cực triển khai đồng bộ nhiều biện pháp để các vùng trồng rau nói trên đủ điều kiện, đáp ứng các tiêu chí xuất khẩu.

Tháng 12/2020, UBND tỉnh Hải Dương đã ban hành Kế hoạch 4436/KH-UBND “Xây dựng và mở rộng vùng sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế và quảng bá, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm rau, trái cây năm 2021”; trong đó, có 34 vùng trồng rau đủ điều kiện tham gia Kế hoạch.

Ngành nông nghiệp Hải Dương đã chọn những vùng bắp cải ở huyện Gia Lộc và Thanh Miện có diện tích tối thiểu 5 ha/vùng và cà rốt ở các huyện Cẩm Giàng, Nam Sách và thành phố Chí Linh có diện tích tối thiểu 10 ha/vùng. Các chủ thể sản xuất cũng đã ký cam kết chấp hành quy định của cơ quan chuyên môn để đảm bảỏ đủ tiêu chuẩn.

Song song với việc lựa chọn vùng trồng, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hải Dương đã xây dựng quy trình phòng trừ sâu bệnh cho các nhóm cây; hướng dẫn làm hồ sơ đề nghị cấp mã số vùng trồng đủ tiêu chuẩn xuất khẩu; tiến hành tập huấn cho nông dân và tổ sản xuất về kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh, cách ghi chép nhật ký sản xuất và làm hồ sơ đề nghị cấp mã số vùng trồng.

Đội ngũ cán bộ kỹ thuật ở Chi Cục và cán bộ chuyên môn Phòng Nông nghiệp và Trung tâm dịch vụ nông nghiệp các huyện, thành phố, thị xã cũng được tập huấn về tăng cường năng lực của địa phương trong việc triển khai, quản lý cơ sở dữ liệu vùng trồng và cơ sở đóng gói nhằm đáp ứng yêu cầu về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm.

Để quản lý, giám sát các vùng trồng đề nghị cấp mã số, Chi cục đã ban hành văn bản tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn phòng trừ dịch hại trên rau tuân thủ quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn xuất khẩu.

Cơ quan chức năng tăng cường kiểm soát hệ thống các cửa hàng kinh doanh, buôn bán phân bón, thuốc bảo vệ thực vật để đảm bảo nông dân không sử dụng các loại ngoài danh mục khuyến cáo, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Trước đó, năm 2020 và năm 2021, tỉnh Hải Dương đã được cấp 142 mã số vùng trồng trái cây gồm: vải, nhãn, chuối, dưa hấu và thanh long đủ tiêu chuẩn xuất khẩu và 76 mã số cho cơ sở đóng gói xuất khẩu./.

TIN TỨC KHÁC

Trung Quốc tạm ngừng nhập khẩu thanh long đến 26/1/2022

30-12-2021

Cơ quan chức năng của Lạng Sơn cho biết đã nhận được thông tin về việc Trung Quốc tạm dừng nhập khẩu thanh long từ 29/12/2021 đến 26/1 năm sau.

Xuất khẩu rau quả khó giữ đà tăng trưởng vì chính sách 'Zero COVID' của Trung Quốc

30-12-2021

Lũy kế 11 tháng, giá trị xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt 3,2 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2020. Song, đà tăng trưởng của ngành hàng này đang bị cản trở bởi chính sách "Zero COVID" của Trung Quốc.

Hai con số giật mình: Thảm cảnh tắc hàng sang Trung Quốc còn lâu mới hết

28-12-2021

Với cách làm hiện nay, ùn tắc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc mỗi mùa thu hoạch rộ hay khi Trung Quốc có chính sách bất thường khó chấm dứt.

Giá mít Thái 'xả hàng' còn 5.000 đồng/kg vì không thể chờ xuất khẩu sang Trung Quốc

28-12-2021

Xuất khẩu sang Trung Quốc tắc đường, các chủ hàng đành phải cho xe quay đầu, "xả hàng" tại các chợ tự phát. Giá mít chỉ còn 5.000 – 8.000 đồng/kg loại 1, còn những loại mít bắt đầu thối hỏng được rao bán đồng giá 10.000 – 20.000 đồng/quả.

Giá mít Thái giảm sâu còn 4.000 đồng/kg vì tắc biên

27-12-2021

Hiện giá mít Thái ở khu vực ĐBSCL đã giảm xuống 4.000 đồng/kg nhưng vẫn rất khó tiêu thụ. Nguyên nhân xuất phát từ tình trạng ách tắc tại các cửa khẩu khu vực phía Bắc khiến hàng không thể xuất được sang Trung Quốc.

Cửa khẩu Đông Hưng (Trung Quốc) tạm dừng thông quan, Tổng cục Hải quan họp khẩn

22-12-2021

Sau thông tin từ một doanh nghiệp Việt Nam rằng phía Đông Hưng (Trung Quốc) tạm dừng thông quan do phát hiện ca nhiễm COVID-19 mới, Tổng cục Hải quan đã tổ chức họp khẩn vào chiều nay (21/12).

Tắc nghẽn vùng biên Trung Quốc, cơn ác mộng giá thanh long rớt thảm có lặp lại?

21-12-2021

Hiện hàng nghìn tấn thanh long đang mắc kẹt tại các cửa khẩu xuất hàng sang Trung Quốc. Điều này rấy lên lo ngại giá thanh long có thể rớt thảm nếu không được thông quan sớm.

Sản xuất pectin từ vỏ cam, chanh, chanh leo tươi

16-12-2021

Pectin là một trong những phụ gia thực phẩm an toàn, đóng vai trò là chất tạo cấu trúc, tạo độ đặc, chất ổn định, chất làm dày, chất tạo gel, nhũ hóa. Pectin được ứng dụng nhiều vào các lĩnh vực như chế biến quả, sản xuất sữa và sữa chua, sản xuất bánh kẹo, phụ gia thay thế chất béo, phụ gia trong dược phẩm. Nguyên liệu sản xuất pectin thương mại chủ yếu là những phụ phẩm trong chế biến nông sản như cam, quýt, táo, củ cải đường…

Tiếp thị 2 tấn chanh leo cấp đông nguyên quả sang Australia

29-11-2021

Đại sứ quán và Thương vụ Việt Nam tại Australia đã triển khai Chương trình xây dựng thương hiệu chanh leo Việt Nam với việc lần đầu tiên tiếp thị 2 tấn chanh leo cấp đông nguyên quả sang Australia.

Nhu cầu nhập khẩu rau quả tăng mạnh, doanh nghiệp cần đầu tư sơ chế, chế biến để chớp được thời cơ?

22-11-2021

Nhu cầu nhập khẩu rau quả của các thị trường lớn như Trung Quốc, EU tăng mạnh khi mùa đông đang đến gần và chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy vì dịch COVID-19. Tuy nhiên, để chớp cơ hội này, doanh nghiệp cần đảm bảo chất lượng sản phẩm, đầu tư vào sơ chế và chế biến.