CÀ PHÊ

Kim ngạch xuất khẩu của Đắk Nông ước đạt 1 tỉ USD

Cập nhật ngày: 23 | 12 | 2021

Năm 2021, tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, thế nhưng, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Đắk Nông vẫn có bước tăng trưởng. Các mặt hàng xuất khẩu có doanh số tốt chủ yếu như: Hồ tiêu, cà phê, ván ép, alumin… Năm 2021, tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, thế nhưng, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Đắk Nông vẫn có bước tăng trưởng. Các mặt hàng xuất khẩu có doanh số tốt chủ yếu như: Hồ tiêu, cà phê, ván ép, alumin… Năm 2021, tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, thế nhưng, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Đắk Nông vẫn có bước tăng trưởng. Các mặt hàng xuất khẩu có doanh số tốt chủ yếu như: Hồ tiêu, cà phê, ván ép, alumin… Đắk Nông - Năm 2021, tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, thế nhưng, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Đắk Nông vẫn có bước tăng trưởng. Các mặt hàng xuất khẩu có doanh số tốt chủ yếu như: Hồ tiêu, cà phê, ván ép, alumin…

Nguồn: laodong.vn

Năm 2021, tỉnh Đắk Nông thu về khoảng 170 triệu USD từ việc xuất khẩu cà phê (tăng 11,4%) so với cùng kỳ năm 2020. Ảnh: Minh Phương

Năm 2021, tỉnh Đắk Nông thu về khoảng 170 triệu USD từ việc xuất khẩu cà phê (tăng 11,4%) so với cùng kỳ năm 2020. Ảnh: Ngô Minh Phương

Nhiều mặt hàng giữ đà tăng trưởng

Theo Sở Công Thương, hiện nay, hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đăk Nông đã được mở rộng đến 35 quốc gia, vùng lãnh thổ. Đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh Đăk Nông có 12 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu ổn định gồm: Công ty Nhôm Đắk Nông – TKV, Công ty TNHH Olam Việt Nam chi nhánh Đắk Nông, Công ty Cổ phần Intemex Đắk Nông…

Năm 2021, trong bối cảnh chịu nhiều ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, thế nhưng, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Đắk Nông trong năm ước đạt khoảng 1 tỉ USD, tăng 8,7% so với năm 2020. Cụ thể, một số mặt hàng xuất khẩu tăng chủ yếu như: Tiêu đen ước đạt 164 triệu USD (tăng gần 3.000 lần); cà phê ước đạt 170 triệu USD (tăng 11,4%); ván ép ước đạt 15 triệu USD (tăng 188,5%); sản phẩm alumin ước đạt 200 triệu USD (tăng 4,7%) và các sản phẩm khác ước đạt 200 triệu USD (tăng 1,6%).

Doanh nghiệp tư nhân Toàn Hằng, ở xã Nhân Cơ, huyện Đắk R’lấp là một đơn vị xuất khẩu cà phê lớn ở tỉnh Đắk Nông. Theo ông Trương Công Bảo, Phó Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Toàn Hằng thì cà phê là mặt hàng thiết yếu mà người nước ngoài ưa chuộng và sử dụng đều đặn mỗi ngày. Do đó, việc xuất khẩu của ngành hàng cà phê vẫn bảo đảm ổn định về mặt thị trường.

Mặt khác, khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, số lao động từ thành phố về quê nhiều hơn nên họ đã tập trung chăm sóc cây trồng và đặc biệt là cà phê tốt nên năng suất chất lượng sản phẩm này đã gia tăng. Đối với chúng tôi, ngay khi dịch bệnh diễn phức tạp, doanh nghiệp đã xây dựng nhiều phương án để vận chuyển hàng hóa cà phê từ Đắk Nông đến cảng biển xuất khẩu.

"Nhờ chủ động các phương án nên có những thời điểm hàng hóa bị lưu cảng lâu hơn trước nhưng đơn vị vẫn có sự chủ động làm chủ được tình hình nên việc xuất khẩu vẫn bảo đảm ổn định” – ông Bảo cho biết.

Mở rộng xúc tiến thương mại

Bên cạnh đó vẫn có một số mặt hàng xuất khẩu giảm như điều nhân ước đạt 250 triệu USD (giảm 31,39%); đậu phộng sấy ược đạt 1,4 triệu USD (giảm 17,6%)…  Công ty TNHH Hồng Đức, ở huyện Đắk R’lấp là đơn vị xuất khẩu hạt điều nhân lớn nhất tỉnh Đắk Nông. Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, hoạt động xuất khẩu của công ty cũng ít nhiều bị ảnh hưởng.

Theo bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Giám đốc công ty TNHH Hồng Đức thì nguyên nhân của việc xuất khẩu ở đơn vị giảm là do gặp nhiều khó khăn do có thời gian dài các tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16, nhu cầu tiêu dùng của khách hàng giảm đi… Do đó, việc xuất khẩu của đơn vị đã giảm khoảng 20% (tương đương khoảng 600 tấn điều nhân) so với mọi năm.

Cũng theo bà Nguyệt, hạt điều là không phải là mặt hàng thiết yếu mà là sản phẩm để người tiêu dùng thưởng thức. Do đó, dự báo tình hình xuất khẩu hạt điều nhân sẽ vẫn còn nhiều khó khăn. Do đó, trong thời gian tới, đơn vị sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc xúc tiến, mở rộng tìm kiếm thêm các thị trường để xuất khẩu.

Mục tiêu năm 2022 của tỉnh Đắk Nông kim ngạch xuất khẩu đạt gần 1,2 tỉ USD (tăng 17%) so với năm 2021. Để đạt được mục tiêu này, ngành Công thương tỉnh Đắk Nông sẽ tăng cường công tác khuyến công, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn đầu tư máy móc thiết bị nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm.

Mặt khác, ngành Công Thương cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh, đầu tư hệ thống buôn bán, xúc tiến thương mại, thương mại điện tử, kết nối giao thương, ổn định tiêu thụ, mở rộng tiêu thụ và hướng đến xuất khẩu nhiều hơn.

PHAN TUẤN

TIN TỨC KHÁC

Gia Lai, Đắk Lắk muốn thành trung tâm chế biến cà phê của thế giới

22-12-2021

Sáng 19.12, tại TP.Pleiku, UBND tỉnh Gia Lai phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức Hội thảo "thúc đẩy tổ chức sản xuất vùng nguyên liệu để nâng cao và phát triển bền vững ngành hàng cà phê Tây Nguyên". Tham dự có lãnh đạo, doanh nghiệp các công ty sản xuất chế biến, xuất khẩu cà phê ở Tây Nguyên.

Thông qua VnSAT, người dân đã ý thức nâng tầm chất lượng cà phê

21-12-2021

Với những tác động của dự án VnSAT trong thời gian qua, người sản xuất cà phê đã ý thức được tầm quan trọng về nâng cao chất lượng sản phẩm cùng thương hiệu.