LÚA GẠO

Giảm 50% chi phí thuốc bảo vệ thực vật nhờ mô hình 'Ruộng lúa bờ hoa'

Cập nhật ngày: 14 | 11 | 2021

Áp dụng công nghệ sinh thái qua mô hình "Ruộng lúa bờ hoa", ngoài nâng cao hiệu quả kinh tế, người nông dân còn có thể sản xuất những sản phẩm sạch, chất lượng cao.

Theo nongnghiep.vn

Giảm 4 triệu đồng/ha chi phí thuốc BVTV mỗi vụ

Vụ Thu Đông năm 2021, trên địa bàn huyện An Phú, tỉnh An Giang, mô hình áp dụng công nghệ sinh thái “Ruộng lúa bờ hoa” được triển khai với diện tích hơn 50ha với 3 mô hình trên cây lúa và 3 mô hình trên cây ăn quả, rau màu.

Tham gia triển khai mô hình “Ruộng lúa bờ hoa” với cánh đồng 6ha diện tích trồng lúa, ông Nguyễn Văn Gấu (ấp Phú Lợi, xã Phú Hữu, huyện An Phú, tỉnh An Giang) cho hay, mô hình độc đáo này sẽ dẫn dụ một số loài thiên địch có lợi để khống chế sâu hại trên ruộng lúa, qua đó giảm thiểu số lượng thuốc bảo vệ thực vật, góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ hệ sinh thái, bảo vệ sức khỏe cho người nông dân, đồng thời nâng cao chất lượng nông sản cho người tiêu dùng.

Ông Nguyễn Văn Gấu chia sẻ kinh nghiệm: “Để có thể triển khai một cách hiệu quả mô hình ‘Ruộng lúa bờ hoa’, người nông dân cần dành ra một diện tích bờ ruộng nhất định để trồng hoa. Ngoài ra cũng phải xử lý cỏ dại ven bờ theo phương pháp thủ công.”

Ông Gấu cũng cho biết thêm, nếu áp dụng theo đúng kĩ thuật của mô hình “Ruộng lúa bờ hoa”, chi phí cho thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) của người dân sẽ được giảm đi nhiều. Cụ thể, đối với ruộng lúa truyền thống, mỗi vụ người dân sẽ phải phun thuốc BVTV từ 5 - 7 lần. Tuy nhiên, với mô hình “Ruộng lúa bờ hoa”, số lần phun thuốc mỗi vụ giảm chỉ còn khoảng 2 - 3 lần.

“Chi phí mỗi lần phun thuốc từ 700.000 - 800.000 đồng trên 1ha. Nhờ áp dụng mô hình ‘Ruộng lúa bờ hoa’, tôi đã tiết kiệm được khoảng 4 triệu đồng chi phí cho thuốc BVTV mỗi vụ. Vụ lúa Hè Thu vừa qua, tại địa phương, lợi nhuận từ ruộng lúa áp dụng mô hình này là khoảng 15 triệu đồng/ha, còn ruộng lúa không áp dụng chỉ khoảng 8 - 10 triệu đồng/ha”, ông Nguyễn Văn Gấu bày tỏ.

Thời gian qua, giá vật tư nông nghiệp tăng cao, người nông dân bắt buộc phải giảm giá thành trong sản xuất để tăng lợi nhuận. Những mô hình trồng lúa truyền thống sẽ phải đầu tư chi phí nhiều hơn.

Theo thống kê của Trạm Trồng trọt và BVTV huyện An Phú (Chi cục Trồng trọt và BVTV An Giang), chi phí sản xuất, giá thành của 1 kg lúa áp dụng theo mô hình “Ruộng lúa bờ hoa” thấp hơn ruộng lúa đối chứng từ 500 - 700 đồng. Đến thời điểm hiện tại, qua so sánh với ruộng đối chứng, lợi ích và hiệu quả lớn nhất mà ruộng lúa áp dụng công nghệ sinh thái mang lại là giảm hơn 50% chi phí thuốc BVTV cho người nông dân.

Giá vật tư nông nghiệp tăng đã khiến giá thành sản xuất nông nghiệp bị đội lên, ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân. Ở một số tỉnh ĐBSCL như TP. Cần Thơ, Vĩnh Long, An Giang và Đồng Tháp..., giá thuốc BVTV tăng trung bình từ 10 - 30% so với mọi năm, một số loại thuốc cá biệt tăng đến 50%.

Nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp

Ngoài nâng cao hiệu quả kinh tế, việc ứng dụng công nghệ sinh thái vào sản xuất còn giúp người nông dân tạo ra sản phẩm nông nghiệp sạch, chất lượng cao.

Theo ông Nguyễn Văn Khang, cán bộ kĩ thuật Trạm Trồng trọt và BVTV huyện An Phú, hiện nay, nhìn tổng thể, đa số người nông dân đều áp dụng tất cả quy trình sản xuất tốt nhất trên đồng ruộng của mình: Thứ nhất, người dân đã tuân thủ theo khuyến cáo thời vụ của địa phương. Thứ hai, ngay từ đầu vụ, người dân đều áp dụng lượng giống gieo sạ từ 8 - 12kg với mỗi 1.000m2. Thứ ba, những nông dân áp dụng mô hình công nghệ sinh thái đều áp dụng cân đối phân hữu cơ, phân vô cơ và trung vi lượng.

“Đặc biệt, khi áp dụng công nghệ sinh thái trong mô hình ‘Ruộng lúa bờ hoa’, người nông dân chỉ phải sử dụng thuốc BVTV từ 2 - 3 lần/vụ. Đối với thuốc trừ sâu, rầy thì người dân hoàn toàn không cần sử dụng”, ông Nguyễn Văn Khang thông tin.

Bên cạnh đó, người nông dân cũng lồng ghép nhiều phương thức sản xuất khác như “3 giảm (giảm lượng giống gieo, giảm lượng phân bón, giảm thuốc trừ sâu) 3 tăng (tăng năng suất, tăng chất lượng, tăng hiệu quả)” cũng như “1 phải (phải sử dụng giống lúa cấp xác nhận hoặc nguyên chủng mà ngành nông nghiệp địa phương khuyến cáo đưa vào sản xuất) 5 giảm (giảm lượng hạt giống gieo trồng, giảm phân bón, giảm sử dụng thuốc BVTV, giảm lượng nước tưới, giảm thất thoát sau thu hoạch)”.

Theo cán bộ kĩ thuật Trạm Trồng trọt và BVTV huyện An Phú, “Ruộng lúa bờ hoa” là một trong những mô hình cần được nhân rộng vì hiện nay, giá vật tư nông nghiệp đầu vào như giống, phân bón, thuốc BVTV… tăng rất cao. Ngoài ra, thị trường thu mua lúa gạo ngày càng có những yêu cầu khắt khe, ngặt nghèo hơn về chất lượng, đặc biệt là vấn đề dư lượng thuốc BVTV.

TIN TỨC KHÁC

Để vụ lúa đông xuân 2021-2022 đạt thắng lợi

12-11-2021

Tại ĐBSCL, nhìn mực nước lũ mang nặng phù sa tràn về trên đồng ruộng là có thể đoán được vụ đông xuân tới thu được bao nhiêu dạ lúa trên phần đất của mình.

Sản xuất lúa phía Bắc năm 2021 thắng lợi trong khó khăn

9-11-2021

Sản xuất lúa các tỉnh phía Bắc năm 2021 thắng lợi toàn diện. Trong khi đó, vụ đông xuân 2021 - 2022 được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn, nguy cơ thiếu hụt nước.

Giảm đất lúa để Đồng bằng sông Cửu Long thoát nghèo

31-10-2021

Ngày 30-10, tại phiên thảo luận về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất giảm diện tích lúa, tăng diện tích chuyển đổi sang mục đích khác để người dân Đồng bằng sông Cửu Long có cơ hội thoát nghèo.

Dư lượng hóa chất vượt quy định, gạo ST25 xuất đi Bỉ phải thu hồi

22-10-2021

Nhiều sản phẩm nông sản và thủy sản xuất khẩu của Việt Nam bị EU cảnh báo vì có dư lượng hóa chất nông nghiệp vượt quá mức quy định, trong đó có 1 lô gạo ST25 bị thu hồi tại Bỉ.

Cần Thơ: Vào mùa thu hoạch lúa thu đông

27-9-2021

Vụ lúa thu đông 2021, nông dân TP Cần Thơ xuống giống với tổng diện tích 69.995ha, đạt 120% kế hoạch và cao hơn 1.306ha so với cùng kỳ 2020.

Xuất cấp hơn 75.000 tấn gạo hỗ trợ người dân

26-9-2021

Tổng cục Dự trữ Nhà nước (Bộ Tài chính) vừa có công văn gửi UBND 9 tỉnh, thành phố phía Nam về việc xuất cấp 75.413 tấn gạo từ nguồn dự trữ Quốc gia để hỗ trợ người dân gặp khó khăn do bị tác động của đại dịch COVID-19.

Bảo vệ lúa thu đông trong mùa mưa lũ

22-9-2021

Hiện lúa thu đông 2021 ở các tỉnh ĐBSCL phát triển tốt, ít sâu bệnh hơn mọi năm. Các địa phương đã sẵn sàng các phương án bảo vệ lúa trong mùa mưa lũ.

ĐBSCL thiếu khoảng 50.000 - 70.000 tấn lúa giống

12-9-2021

Do ảnh hưởng dịch Covid-19, nhiều địa phương giãn cách nên việc thu hoạch, sơ chế bảo quản giống tại công ty và hệ thống sản xuất giống gặp khó khăn. Tình trạng này sẽ làm gia tăng việc nông dân lấy lúa hàng hóa làm lúa giống.

Tính toán giảm thâm canh lúa gạo ở ĐBSCL

13-9-2021

Đầu tháng 9-2021, nông dân Bạc Liêu gặp nhiều khó khăn trong thu hoạch lúa và phải nhờ các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng “chi viện” máy gặt đập liên hợp để hỗ trợ. Hành trình của hạt lúa ở vùng ĐBSCL tiếp tục gặp những trở ngại.

Hơn 1.000 ha lúa bị ngập, hư hại do bão số 5

12-9-2021

Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai cho biết, do ảnh hưởng của bão số 5 và mưa lớn đã có 2 phương tiện bị chìm, 2 tàu của Đà Nẵng bị mắc cạn, nhiều ngôi nhà bị tốc mái và hơn 1.000 ha lúa bị ngập úng.

Bộ trưởng Nông nghiệp: 'Đến nay tôi mới biết ĐBSCL sản xuất lúa như thế'

6-9-2021

'Chúng ta cứ tự hào về những con số xuất khẩu, nhưng trong lúc dịch bệnh, mới giật mình tự hỏi: Để lấy những thành tích đó, đẩy nông dân vào rủi ro, đổi lấy sự bất trắc có đáng không? Đến hôm nay, tôi mới biết tại sao giá thành sản xuất lúa của tỉnh An Giang lại chênh lệch với Đồng Tháp, Cần Thơ… trong khi thiên thời, địa lợi các địa phương gần như nhau', Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan cho hay.

Hàn Quốc mở thầu mua hơn 42.000 tấn gạo

4-9-2021

Thời hạn doanh nghiệp đăng ký đấu thầu cung cấp gạo cho Hàn Quốc là trước 15h00 ngày 8/9/2021 (theo giờ Hàn Quốc).