TIN TỨC

Việt Nam đề nghị Trung Quốc cho thông quan nông sản trở lại

Cập nhật ngày: 26 | 08 | 2021

Nguồn: Vnexpress.net

Hoạt động nhập khẩu rau củ, nông sản từ Vân Nam về Việt Nam vẫn thuận lợi, trung bình khoảng 400 xe mỗi ngày trong khi chiều xuất khẩu sang Trung Quốc đang gặp khó.

Thông tin trên được Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết trong công thư vừa gửi Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc và Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Công thư này nhằm đề nghị phía bạn tạo thuận lợi cho thông quan, xuất khẩu các mặt hàng nông sản, trái cây Việt Nam.

Theo Bộ trưởng Công Thương, dù Covid-19 với biến chủng Delta đang diễn biến phức tạp, hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu biên giới vẫn đảm bảo, không phát sinh bất cứ ca lây nhiễm nào qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Hoạt động nhập khẩu rau củ, nông sản từ Vân Nam qua các địa phương biên giới Việt Nam vẫn đang diễn ra thuận lợi, trung bình khoảng 400 xe mỗi ngày.

Ngược lại, từ tháng 7 tới nay, Sở Thương mại Vân Nam dừng nhập khẩu thanh long từ Việt Nam qua các cửa khẩu biên giới do lo ngại dịch bệnh. Việc dừng này, theo Bộ Công Thương, khiến nhiều loại trái cây, nông sản của Việt Nam không thể xuất khẩu đi Trung Quốc qua các cửa khẩu biên giới với tỉnh Vân Nam.

Nông dân Bình Thuận thu hoạch thanh long. Ảnh: Việt Quốc

Nông dân Bình Thuận thu hoạch thanh long. Ảnh: Việt Quốc

Ông Nguyễn Hồng Diên đánh giá, cơ quan chức năng cửa khẩu và doanh nghiệp hai bên tiếp tục tuân thủ nghiêm quy trình thông quan hàng hóa như hơn một năm qua thì phòng, chống dịch bệnh vẫn đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Vì thế, ông đề nghị Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc chỉ đạo tỉnh Vân Nam gỡ bỏ biện pháp hạn chế nhập khẩu nông sản, nhất là với thanh long, qua các cửa khẩu biên giới với Việt Nam.

Đề nghị tương tự cũng được Bộ trưởng Diên nêu trong thư gửi tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam, ông Vương Dư Ba. Việc nhanh chóng khôi phục thông quan nhập khẩu hàng nông sản từ Việt Nam, trong đó có thanh long, Bộ trưởng Diên cho biết, sẽ duy trì ổn định lưu thông hàng hóa và hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp hai nước vượt qua khó khăn do dịch Covid-19 gây ra.

Trước đó, tại cuộc họp trực tuyến tiêu thụ nông sản các tỉnh Đông Nam Bộ, Tây Nguyên vào đầu tháng 8, nhiều doanh nghiệp cho biết việc Trung Quốc tạm dừng nhập khẩu thanh long, cùng việc tăng biện pháp phòng dịch, truy xuất nguồn gốc hàng hoá khiến họ gặp nhiều khó khăn.

Trong khuyến nghị gửi tới các doanh nghiệp, Thứ trưởng Công Thương Trần Quốc Khánh đề nghị các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản nhanh chóng đẩy nhanh xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, hạn chế đi theo đường tiểu ngạch. Trường hợp vì lý do khách quan chưa thể chuyển ngay sang xuất khẩu chính ngạch, Bộ Công Thương đề nghị các doanh nghiệp, kinh doanh xuất khẩu nông sản chỉ chuyển hàng lên biên giới khi đã có thoả thuận với khách mua hàng, địa chỉ tiêu thụ rõ ràng.

TIN TỨC KHÁC

Trung Quốc đặt mục tiêu sản xuất thực phẩm sạch, có nhãn hiệu

7-2-2017

Theo tuyên bố chính sách đầu tiên của năm 2017, Trung Quốc sẽ thúc đẩy sản xuất nông sản chất lượng cao, có nhãn hiệu trong triển khai cải cách nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của tầng lớp trung lưu và thúc đẩy thu nhập nông thôn.

Sự cần thiết của ngân hàng hạt giống

6-2-2017

Tất cả đều biết rằng thực phẩm là thiết yếu để tồn tại. Bất kể là con người, động vật, hay côn trùng, thực phẩm đảm bảo một cuộc sống tốt đẹp. Với những dấu hiệu rõ ràng của biến đổi khí hậu, con người đang bị buộc phải xem xét một trong những tác động nguy hiểm nhất – an ninh lương thực cạn kiệt. Điều gì sẽ xảy ra nếu thế giới cạn kiệt thực phẩm? Đây là câu hỏi mà con người đều sợ phải tiếp cận.

Thu hút nhiều dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp

6-2-2017

Ngày 2.2, ông Phạm S, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, cho biết trong những năm qua, tỉnh Lâm Đồng thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

EU chuẩn bị phê duyệt thương vụ 43 tỷ USD của ChemChina và Syngenta

5-2-2017

ChemChina đang sắp đạt được phê chuẩn điều kiện chống độc quyền của EU cho thương vụ thâu tóm tập đoàn sản xuất giống và thuốc BVTV Syngenta của Thụy Sĩ. Đây là vụ thâu tóm quốc tế lớn nhất của một công ty Trung Quốc.

Giá phân kali giảm mạnh do cạnh tranh tăng

4-2-2017

Đợt giảm giá mạnh nhất trong 1 thập kỷ do thị trường phân kali dư cung có thể chỉ dịu nhẹ trong năm 2017, các nhà sản xuất lớn cho rằng thị trường sẽ mất nhiều năm để điều chỉnh do sự phát hiện ra nhiều mỏ mới, trữ lượng lớn.

Các nhà sản xuất chăn nuôi châu Á thận trọng sau khi Mỹ rút khỏi TPP

3-2-2017

Ngày 23/1, Hiệp hội ngành TACN Mỹ (AFIA) đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ quyết định rút khỏi TPP của ông Donald Trump. “Mặc dù nền kinh tế Mỹ liên tục phải đối mặt với tình trạng thâm hụt thương mại, nông nghiệp là ngành mà nước này hưởng thặng dư thương mại”, theo chủ tịch kiêm CEO AFIA Joel G. Newman. Xuất khẩu nông sản của Mỹ, bao gồm TACN thương phẩm, đang tăng bất chấp thương mại toàn cầu chậm lại. Các thỏa thuận thương mại như TPP cho phép các nhà sản xuất Mỹ tận dụng nhu cầu đang tăng trên thị trường nước ngoài, tập trung tại khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Trung Quốc ban hành các hướng dẫn mới về trợ cấp bảo hiểm nông nghiệp

2-2-2017

Trung Quốc đã ban hành các hướng dẫn mới về phân bổ trợ cấp bảo hiểm nông nghiệp nhằm cải thiện tính hiệu quả của chương trình, đặt mục tiêu giúp hỗ trợ ngành nông nghiệp khổng lồ của nước này.

Đầu tư startup công nghệ nông nghiệp toàn cầu giảm 30% trong năm 2016

2-2-2017

Đầu tư toàn cầu vào các startup công nghệ nông nghiệp giảm 30% trong năm 2016 do mối quan tâm của các nhà đầu tư vào công ty cung cấp máy bay không người lái và các máy móc nông nghiệp được điều khiển bằng vệ tinh hạ nhiệt sau khi tiếp nhận luồng đầu tư lớn kỷ lục trong năm 2015, theo một nghiên cứu mới công bố.

Nhiệt độ toàn cầu chạm mức cao mới trong năm 2016 – năm tăng nhiệt thứ 3 liên tiếp

20-1-2017

Nhiệt độ toàn cầu đã chạm mức cao kỷ lục mới trong năm thứ 3 liên tiếp trong năm 2016, ngày càng tiệm cận mức trần đặt ra bởi thỏa thuận biến đổi khí hậu Paris, với hàng loạt các hiện tượng cực đoan bao gồm nóng chưa từng có tiền lệ tại Ấn Độ và tan băng tại Bắc Cực, theo phân tích mới nhất của các nhà khoa học.

Các nhà đầu tư thận trọng về khả năng tiếp tục tăng giá hàng hóa nông sản năm 2017

20-1-2017

Các nhà phân tích đang thận trọng trong nhận định về triển vọng tiếp tục tăng giá hàng hóa nông sản trong năm 2017, bất chất khởi đầu thuận lợi hồi đầu năm. Các nhà phân tích đang giảm triển vọng giá của hầu hết các hàng hóa nông sản tương lai – với yến mạch là một ngoại lệ đáng chú ý

Các vấn đề nổi bật trong Hội thảo Đạm động vật châu Á đến 2022

18-1-2017

Các đoàn đại biểu đã trao đổi thông tin về các khuynh hướng và mua sắm trực tuyến tại AP2022 chủ đề thị trường đạm động vật tại châu Á 2022 tổ chức tại Bangkok, Thái Lan. Hội thảo 2 ngày được tổ chức bởi Asian Agribiz và tạp chí Asian Meat tiếp tục với nhiều bài trình bày về các cơ hội tại thị trường thịt khu vực và phát triển sản phẩm thịt thế hệ mới.