LÚA GẠO

5 đề xuất doanh nghiệp ngành lúa gạo kiến nghị khẩn tổ công tác đặc biệt

Cập nhật ngày: 14 | 08 | 2021

Tạo chính sách luồng xanh trong lưu thông lúa gạo đường thuỷ nội địa theo hai cung đường: cánh đồng về nhà máy, nhà máy đến các cảng logistic là 1 trong 5 kiến nghị khẩn của doanh nghiệp ngành hàng lúa gạo.

Theo Dân Việt

 

Doanh nghiệp ngành lúa gạo kêu trăm thứ khó

Làm việc với tổ công tác đặc biệt Bộ Công Thương mới đây, đại diện Hiệp hội Lương thực Việt Nam và một số doanh nghiệp đã kiến nghị gỡ khó nhiều vấn đề xung quanh việc thu mua, xuất khẩu gạo và nông sản.

Cụ thể, đại diện Hiệp hội và các doanh nghiệp ngành lúa gạo kiến nghị Bộ Công Thương làm việc với các hệ thống cảng, các địa phương để tháo gỡ vấn đề ách tắc trong khâu giao nhận hàng hóa, tránh ảnh hương tới khả năng xuất khẩu gạo của doanh nghiệp; 

Ưu tiên tiêm vaccine cho lao động tham gia chuỗi sản xuất và vận chuyển hàng, logistic ngành lúa gạo trên đường thuỷ và đường bộ; 

Xem xét gia hạn hiệu lực của giấy chứng nhận xét nghiệm Covid-19 lên 05 ngày để tận dụng các xà lan lớn vận chuyển hàng hoá; 

Tạo chính sách luồng xanh trong lưu thông lúa gạo đường thuỷ nội địa theo hai cung đường: cánh đồng về nhà máy, nhà máy đến các cảng logistic.

Hỗ trợ về tài chính cho doanh nghiệp (tăng hạn mức vay, kéo dài thời hạn trả nợ, giảm lãi suất cho vay và giải ngân vốn nhanh) để hỗ trợ thu mua lúa.

Đề xuất địa phương có cơ chế cho lao động của nhà máy sản xuất lúa gạo được di chuyển trong giờ giới nghiêm (việc thu mua lúa gạo trong vùng dân cư không về kịp trước 18h; công nhân nhập lúa đến 22h00). 

Không để giá lúa chạm đáy mới vào cuộc thu mua   - Ảnh 1.

Thu hoạch lúa hè thu ở huyện Thới Lai, TP.Cần Thơ. Ảnh: Huỳnh Xây

Ghi nhận khó khăn, vướng mắc và kiến nghị của các doanh nghiệp,  đại diện Tổ công tác nhấn mạnh: Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tập trung tháo gỡ 3 khía cạnh vướng mắc hiện tại về sản xuất - lưu thông - xuất khẩu cho doanh nghiệp. 

Tuy nhiên, Hiệp hội và doanh nghiệp cần chủ động xây dựng quy trình "3 tại chỗ" phù hợp tình hình của từng đơn vị và từng địa phương (Bộ Công Thương đã có Văn bản gửi Bộ Y tế đề nghị có hướng dẫn cụ thể về 3 tại chỗ, một cung đường 2 điểm đến cũng như giải quyết các trường hợp khi doanh nghiệp có ca F0).

Về vấn đề test Covid-19, Tổ công tác sẽ xem xét đề xuất thành lập các điểm test nhanh tại chỗ để tăng tốc độ lưu thông cho doanh nghiệp. 

Các doanh nghiệp cần liên hệ chặt chẽ với Tổ công tác đặc biệt của các bộ ngành, Sở Công Thương và chính quyền các địa phương để kịp thời trao đổi, tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong lưu thông phân phối hàng hoá thiết yếu tại thị trường trong nước...

Đại diện Tổ công tác đặc biệt cũng đề xuất, doanh nghiệp gạo cần tham khảo kinh nghiệm của các hệ thống siêu thị, doanh nghiệp bình ổn thị trường nhằm chủ động trong tháo gỡ khó khăn vướng mắc lưu thông phân phối hàng hoá thiết yếu tại thị trường trong nước. 

 Kiến nghị giúp doanh nghiệp thuận lợi tiếp cận nguồn vốn thu mua thóc, gạo hàng hoá 

Ngày 12/8, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ký văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về việc tạo thuận lợi tiếp cận nguồn vốn thu mua thóc, gạo, hàng hóa.

Theo đó, để góp phần hỗ trợ cho các thương nhân, doanh nghiệp, người sản xuất, kinh doanh thóc, gạo trong bối cảnh dịch Covid -19, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản số 5747/NHNN-TD ngày 10/8/2021 đề nghị các Ngân hàng thương mại và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long đảm bảo vốn tín dụng phục vụ thu mua, tạm trữ thóc, gạo tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long bằng nhiều hình thức như: mở rộng thêm hạn mức tín dụng đã cấp cho thương nhân, doanh nghiệp để có nguồn vốn thu mua tạm trữ thóc, gạo và nâng diện tích, chất lượng kho chứa, bảo quản, chế biến thóc, gạo; đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa quy trình, thủ tục nội bộ, rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay; đa dạng hóa các loại sản phẩm tín dụng phù hợp...

Tuy nhiên, qua công tác theo dõi tình hình thị trường và thông tin trao đổi tại cuộc họp giữa Tổ công tác đặc biệt của Bộ Công Thương về đảm bảo nguồn cung hàng hóa và hỗ trợ duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khu vực phía Nam với Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo, việc tiếp cận nguồn vốn theo văn bản số 5747/NHNN-TD nêu trên tuy đã giúp doanh nghiệp có thêm cơ hội tiếp cận nguồn tín dụng nhưng chưa hoàn toàn được thuận lợi.

Để tạo thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn thu mua thóc, gạo cho nông dân, Bộ Công Thương kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, chỉ đạo các Ngân hàng thương mại có hỗ trợ nhất định về lãi suất cho các doanh nghiệp; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được thế chấp vay vốn bằng chính sản phẩm sẽ thu mua.

TIN TỨC KHÁC

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Giá lúa nhích lên, bộ đang theo sát tình hình

13-8-2021

Hiện nay tình hình khó khăn tiêu thụ nông sản, đặc biệt là lúa gạo ở ĐBSCL, đã cơ bản giải quyết, giá lúa đã nhích lên. Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn sẽ tiếp tục theo sát, nắm bắt thông tin sản lượng và mùa vụ thu hoạch sắp tới.

Miền Tây nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng lúa gạo

10-8-2021

Thương lái bỏ cọc, nông dân khó bán lúa, nhà máy chạy cầm chừng, doanh nghiệp ngại xuất khẩu gạo… đang đe doạ sự đứt gãy chuỗi cung ứng lúa gạo ở miền Tây.

Giá lúa gạo hôm nay 31/7: Lúa hè thu ngóng ghe về thu mua, nông dân Sóc Trăng, An Giang kêu trời

31-7-2021

Việc các thương lái, ghe không thể vào các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội khiến giá lúa gạo hôm nay 31/7 nhiều tỉnh ĐBSCL ít biến động. Trong khi đó, giá gạo xuất khẩu cũng giảm để tăng sức cạnh tranh.

Xuất khẩu gạo Thái khó đạt mục tiêu sau khi giảm mạnh trong nửa đầu năm

21-7-2021

Thái Lan chỉ xuất khẩu được 2,2 triệu tấn gạo trong nửa đầu năm, giảm 21,03% so với cùng kỳ năm ngoài.

Xuất khẩu gạo chuyển dịch theo hướng giảm lượng, tăng chất

20-7-2021

Cơ cấu gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục chuyển dịch sang các loại gạo thơm, gạo chất lượng cao với giá bán và giá trị gia tăng cao hơn.

Gạo xuất khẩu Việt, Thái Lan tiếp tục hạ giá

12-7-2021

Tuần qua, giá gạo xuất khẩu duy trì xu hướng ảm đạm tại các trung tâm lớn của châu Á. Nguyên nhân chính là mùa vụ mới sắp được đưa vào thị trường

Xuất khẩu gạo của Thái Lan giảm 21% trong 6 tháng đầu năm

5-7-2021

Chủ tịch TREA cho biết gạo Thái Lan đắt hơn đối thủ cạnh tranh và điều đó ảnh hưởng đến doanh số bán hàng, đây là kết quả của việc đồng baht nội địa tăng giá và hạn hán.

20.000 tấn gạo Thái Lan được giao đến Trung Quốc từ tháng 6 đến tháng 7

7-7-2021

Thương vụ mua 20.000 tấn gạo trắng này có điều kiện linh hoạt cho phép Trung Quốc nhập khẩu bất kỳ loại gạo nào từ Thái Lan, không giới hạn số lượng.

Nhập gạo Ấn Độ tăng đột biến, hỏa tốc lập đoàn kiểm tra 5 doanh nghiệp

28-6-2021

Bộ Công Thương vừa lập đoàn công tác, kiểm tra việc thi hành pháp luật về xuất nhập khẩu gạo tại 5 doanh nghiệp xuất nhập khẩu gạo trong nước.

Thái Lan triển khai hàng loạt chính sách thúc đẩy xuất khẩu gạo

23-6-2021

Lượng xuất khẩu gạo Thái giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong 2 thập kỷ trong năm 2020, do thiếu container vận chuyển hàng, cước vận chuyển tăng vọt và hạn hán làm giảm sản lượng. Thái Lan tụt xuống vị trí thứ 3 về xuất khẩu gạo trên thế giới, sau Ấn Độ và Việt Nam.

Hàng trăm ngàn tấn gạo nhập khẩu từ Ấn Độ tiêu thụ ở đâu

20-6-2021

Chỉ trong quý đầu năm, Ấn Độ đã xuất khẩu sang Việt Nam 247.000 tấn gạo, tăng đột biến so quý 1/2020. Thế nhưng tìm gạo Ấn Độ trên thị trường nội địa không dễ... vậy lượng gạo khổng lồ này đi đâu

80.000 tấn gạo xuất khẩu theo hạn ngạch EVFTA sẽ có hiệu lực từ 2022

16-6-2021

EU vừa phân bổ thực thi hạn ngạch thuế quan dành cho 80.000 tấn gạo Việt Nam xuất khẩu vào khu vực này theo Hiệp định EVFTA, bắt đầu từ đầu năm sau.