RAU QUẢ

Bắc Giang sẽ xuất khẩu khoảng 1.000 tấn vải thiều sang Nhật Bản

Cập nhật ngày: 31 | 05 | 2021

Toàn tỉnh dự kiến xuất khẩu 1.000 tấn vải thiều sang Nhật Bản. Ngoài vải sớm, thời gian tới các doanh nghiệp tiếp tục thu mua vải chính vụ tại địa bàn được cấp mã số vùng trồng để xuất khẩu.

Theo báo Bắc Giang, luỹ kế đến nay tổng sản lượng vải thiều đã tiêu thụ gần 5.000 tấn. Giá bán dao động từ 12.000 đồng/kg - 32.000 đồng/kg. Tại phố Kim, vải sớm giống Thanh Hà được cân với giá 23.000-32.000 đồng/kg, tuy nhiên số lượng không nhiều.

Toàn tỉnh dự kiến xuất khẩu 1.000 tấn vải thiều sang Nhật Bản. Ngoài vải sớm, thời gian tới các doanh nghiệp tiếp tục thu mua vải chính vụ tại địa bàn được cấp mã số vùng trồng để xuất khẩu.

Theo đó, ngày 29/5, Công ty cổ phần Xuất nhập Thực phẩm Toàn Cầu (Lục Ngạn) tiếp tục thu mua hơn 5 tấn vải sớm tại vùng trồng được cấp mã số để xuất khẩu sang Nhật Bản.

Vải được cắt cuống đóng trong thùng xốp rồi vận chuyển lên công ty để sơ chế, xông hơi, khử trùng trước khi xuất khẩu sang Nhật Bản. Giá thu mua tại vườn cho bà con ở mức 55 nghìn đồng/kg.

Tính đến hết ngày 29/5, toàn huyện Lục Ngạn đã có 187 tổ chức, cá nhân đăng ký 265 điểm cân thu mua vải thiều ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện (tăng hơn 100 điểm so với một tuần trước). Trong đó có 73 điểm cân cố định đang hoạt động.

Sản lượng vải tiêu thụ bình quân đạt hơn 500 tấn/ngày, tập trung tại các xã: Phượng Sơn, Hồng Giang, Giáp Sơn, Phì Điền, Mỹ An. 

Đến thời điểm này Lục Ngạn có 1.583 lò sấy vải. Trong đó có 854 lò cũ và 729 lò xây mới đợt 1 (chưa kể số lò đăng ký bổ sung đợt 2), bảo đảm hỗ trợ chế biến vải thiều tại chỗ cho địa phương.

Tại thị trường trong nước, vải thiều được tiêu thụ chủ yếu lại thị trường phía Nam, hệ thống siêu thị, cửa hàng bán lẻ tại Hà Nội, một số tỉnh, thành phố phía Bắc và xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai, Lạng Sơn.

Từ ngày 20/5 đến nay, hệ thống Siêu thị Co.opmart ở khu vực phía Bắc đã tiêu thụ khoảng 60 tấn vải thiều sớm Bắc Giang, giá bán từ 32.000 đến hơn 40.000 đồng/kg và được người tiêu dùng lựa chọn, đánh giá chất lượng, mẫu mã tốt.

Tập đoàn Central Retail với 37 đại siêu thị và siêu thị trên cả nước chính thức bán vải thiều Bắc Giang vào ngày mai (31/5), sớm hơn so với kế hoạch ban đầu khoảng 1 tuần. Tập đoàn Central Retail cũng đã ký kết hợp tác tiêu thụ vải thiều năm 2021 với sản lượng dự kiến từ 1.000 -2.000 tấn.

Hay như Hệ thống bán lẻ Vinmart và Vinmart+ cũng cam kết tiêu thụ khoảng 2.000 tấn vải thiều Bắc Giang, tăng gấp đôi số lượng so với dự kiến ban đầu.

Nguồn: Vietnambiz.vn

TIN TỨC KHÁC

XUẤT KHẨU RAU QUẢ TĂNG 9,5% TRONG 4 THÁNG ĐẦU NĂM

14-5-2021

Giá trị xuất khẩu rau quả tháng 4 năm 2021 ước đạt 380 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu rau quả 4 tháng đầu năm nay đạt 1,35 tỷ USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2020.

Sầu riêng đầu mùa được giá

11-5-2021

Hiện nay, nông dân ngoại thành thành phố Cần Thơ đang bước vào vụ thu hoạch sầu riêng năm 2021.

Vùng dứa Cư Drăm thấp thỏm đầu ra

10-5-2021

Niên vụ 2021, vùng dứa xã Cư Drăm, huyện Krông Bông (Đắk Lắk) đã mở rộng diện tích lên trên 600 ha, song người dân hết sức lo lắng khâu tiêu thụ.

Xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc chiếm trên 63%

6-5-2021

3 tháng đầu năm 2021 kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước đạt gần 966,72 triệu USD, tăng 8,7%.

Vải Hải Dương sẽ bán trên Alibaba, Voso, Sendo và Lazada

4-5-2021

Theo kế hoạch, từ ngày 15/5, vải Hải Dương sẽ chính thức được bán trực tuyến qua các kênh Alibaba, Voso, Sendo và Lazada. Đây là năm đầu tiên tỉnh triển khai tiêu thụ vải thông qua sàn thương mại điện tử.

Xuất khẩu rau quả tăng tháng thứ 3 liên tiếp

28-4-2021

Theo Cục Xuất nhập khẩu với kết quả tích cực trong ba tháng đầu năm 2021, ngành hàng rau quả kỳ vọng sẽ tăng trưởng khả quan trong năm 2021.

ALGERIA TIẾP TỤC CẤM NHẬP KHẨU 13 LOẠI TRÁI CÂY

26-4-2021

13 loại trái cây mà Algeria đưa vào danh sách tạm dừng nhập khẩu bao gồm cam, quýt, mơ, quả anh đào, quả đào, mận, nho, lê, táo, hạnh nhân, vả, lựu, sơn trà và mộc qua.

Thị phần Việt Nam trên bản đồ xoài thế giới còn khiêm tốn

22-4-2021

Xoài là một trong những mặt hàng xuất khẩu chính của rau quả Việt Nam. Dư địa tăng trưởng của loại trái cây chủ lực này được đánh giá còn rất lớn nên mục tiêu xuất khẩu đề ra là 650 triệu USD vào năm 2030.

EVFTA ngành rau quả: Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp

19-4-2021

"Lợi ích công cộng" là một yếu tố phải xem xét khi áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp.

Xoài, bưởi da xanh, rau củ đồng loạt rớt giá mạnh vì tiêu thụ khó

13-4-2021

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 làm thị trường tiêu thụ thu hẹp, giá bưởi, xoài và nhiều loại rau củ đều giảm mạnh, trong khi diện tích đang phát triển khá mạnh.

EVFTA ngành rau quả: Cơ chế chứng nhận xuất xứ Việt Nam áp dụng

8-4-2021

Theo EVFTA, Việt Nam có thể lựa chọn áp dụng cơ chế cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hoặc cơ chế tự chứng nhận xuất xứ khi thấy thích hợp, áp dụng đối với tất cả hàng hóa, trong đó có sản phẩm rau quả.

Giải mã thành công bộ gien mầm bệnh bí đỏ

6-4-2021

Người trồng bí đỏ bị ám ảnh bởi những vảy rám nắng nhỏ hình thành trên quả, mỗi vết rám nắng là một dấu hiệu cho biết bệnh đốm vi khuẩn. Các đốm này không chỉ làm hỏng thịt quả mà còn tạo ra các điểm cho nấm xâm nhập nấm gây thối quả và các mầm bệnh khác có thể phá hủy bí đỏ và các cây họ bí khác từ trong ra ngoài.