RAU QUẢ

EVFTA ngành rau quả: Cơ chế chứng nhận xuất xứ Việt Nam áp dụng

Cập nhật ngày: 08 | 04 | 2021

Theo EVFTA, Việt Nam có thể lựa chọn áp dụng cơ chế cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hoặc cơ chế tự chứng nhận xuất xứ khi thấy thích hợp, áp dụng đối với tất cả hàng hóa, trong đó có sản phẩm rau quả.

Đồ họa: TV

Đồ họa: TV

Cơ chế cấp Giấy chứng nhận xuất xứ bởi cơ quan có thẩm quyền là cơ chế vốn rất quen thuộc với doanh nghiệp. 

Hiện tại, để chứng nhận xuất xứ theo các FTA, các doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn phải xin giấy chứng nhận xuất xứ tại các đơn vị của Bộ Công Thương (ngoại trừ một số rất ít trường hợp thí điểm tự chứng nhận xuất xứ theo ASEAN). 

Thủ tục chứng nhận xuất xứ theo EVFTA ở Việt Nam trong thời gian tới cũng vẫn theo cơ chế truyền thống này.

Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ là cơ chế mới với Việt Nam. So với cơ chế truyền thống nói trên, cơ chế tự chứng nhận xuất xứ được đánh giá là thuận lợi hơn, giúp doanh nghiệp xuất khẩu giảm được thủ tục xin chứng nhận xuất xứ, từ đó giảm chi phí thời gian, tiền bạc, nhân lực cho thủ tục này. 

Trong các FTA, mới chỉ có CPTPP quy định cụ thể về cơ chế này. EVFTA có quy định nhưng lại không đặt ra thời điểm cụ thể nào để Việt Nam phải áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ.

Trên thực tế, hệ thống GSP mà EU đơn phương dành cho Việt Nam cũng đã yêu cầu áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ. 

Theo đó, nhà xuất khẩu Việt Nam phải đăng kÝ theo Hệ thống REX để được cấp mã số REX và tự chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa xuất khẩu sang EU muốn được hưởng ưu đãi GSP. 

Theo EVFTA và quy định của EU, trong khoảng thời gian hai năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực (1/8/2020), doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang EU vẫn có thể lựa chọn áp dụng thuế ưu đãi theo EVFTA hoặc thuế ưu đãi theo GSP với điều kiện áp dụng ưu đãi loại nào thì phải tuân thủ QTXX của loại đó và theo thủ tục chứng nhận xuất xứ tương ứng. Cụ thể:

Nếu muốn hàng xuất khẩu vào EU hưởng thuế suất ưu đãi EVFTA thì nhà xuất khẩu Việt Nam phải xin C/O mẫu EUR.1 tại các đơn vị của Bộ Công Thương;

Nếu muốn hàng xuất khẩu vào EU hưởng thuế ưu đãi GSP thì nhà xuất khẩu Việt Nam phải chứng nhận xuất xứ theo cơ chế của GSP mà hiện tại đang chuyển sang hình thức tự chứng nhận xuất xứ bằng cách đăng kÝ mã số REX (muộn nhất là đến ngày 31/12/2020 toàn bộ doanh nghiệp xuất đi EU theo GSP phải hoàn thành đăng kÝ mã số này).

Nguồn: Vietnambiz.vn

TIN TỨC KHÁC

Giải mã thành công bộ gien mầm bệnh bí đỏ

6-4-2021

Người trồng bí đỏ bị ám ảnh bởi những vảy rám nắng nhỏ hình thành trên quả, mỗi vết rám nắng là một dấu hiệu cho biết bệnh đốm vi khuẩn. Các đốm này không chỉ làm hỏng thịt quả mà còn tạo ra các điểm cho nấm xâm nhập nấm gây thối quả và các mầm bệnh khác có thể phá hủy bí đỏ và các cây họ bí khác từ trong ra ngoài.

Trung Quốc tăng mua trở lại trái cây Việt Nam

30-3-2021

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, hiện Trung Quốc tăng cường nhập khẩu trái cây từ Việt Nam nhằm phục vụ cho mùa lễ hội tại nước này.

Phát triển bền vững cây quýt hồng Lai Vung

30-3-2021

Quýt hồng Lai Vung là cây đặc sản tỉnh Đồng Tháp, song thời gian qua nhiều diện tích bị nhiễm bệnh gây chết hàng loạt làm cho nhiều nhà vườn thua lỗ.

Tổ chức nông dân hoạt động hiệu quả, đồng ruộng đẹp như khu sinh thái

1-6-2020

Cống máng kiên cố hóa, bơm tưới bằng điện, đường nội đồng đổ bê tông rợp bóng cây, đã biến cánh đồng lúa bạt ngàn đẹp chẳng thua kém gì khu du lịch sinh thái.

Hải quan siết chặt quản lý phân bón nhập khẩu để ngăn ngừa trốn thuế

26-2-2019

Tổng cục Hải quan đã nhận được phản ánh về việc một số doanh nghiệp gian lận trong việc khai báo hàng hóa để lẩn tránh thuế tự vệ với phân bón nhập khẩu