LÚA GẠO

Xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường châu Phi tiếp tục tăng

Cập nhật ngày: 11 | 08 | 2020

Theo ông Hoàng Đức Nhuận - Tham tán Thương mại Việt Nam tại Algeria, kiêm các thị trường Mali, Niger, Senegal và Gambia, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường châu Phi đang tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2020 và dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng cao trong những tháng tới và ngay cả trong năm 2021.

Theo Báo tin tức

Theo phóng viên TTXVN thường trú tại Algiers, châu Phi hiện là thị trường có nhu cầu tiêu thụ gạo cao, đặc biệt là khu vực Tây Phi do sản xuất lúa không đủ, nhất là trong những năm xảy ra tình trạng thiên tai, mất mùa, bất ổn chính trị hay dịch bệnh. Trung bình mỗi năm, châu Phi nhập khẩu từ 12 đến 13 triệu tấn gạo các loại. Năm 2019, Việt Nam đã xuất khẩu gạo sang 35 trên tổng số 55 quốc gia châu Phi với kim ngạch gần 630 triệu USD, trong đó các thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất gồm Cote d'Ivoire, Ghana, Senegal, Mozambique, Cameroon, Gabon, Tanzania, Ai Cập… Riêng xuất khẩu sang các thị trường mà Thương vụ Việt Nam tại Algeria phụ trách gồm Senegal đạt 32,6 triệu USD, sang Algeria 6,3 triệu USD…

Năm 2020, nạn châu chấu bùng phát tại Đông Phi, đại dịch COVID-19, tình trạng tăng trưởng dân số cao và giá gạo quốc tế cạnh tranh là những nguyên nhân dẫn đến việc các chính phủ và người dân châu Phi tăng cường tích trữ lương thực và thực phẩm, trong đó có gạo. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, nhu cầu gạo của toàn châu Phi năm 2020 ước khoảng 15,7 triệu tấn, trong đó Senegal phải nhập khẩu 1,250 triệu tấn, tăng 13,6%, Mali nhập khẩu 350.000 tấn, tăng 16,6%,... Đến năm 2021, dự báo, nhập khẩu gạo của khu vực này sẽ còn tiếp tục tăng hơn nữa.

Đáng chú ý là trong 6 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Senegal đã đạt 41.149 tấn, kim ngạch đạt 14,58 triệu USD, tăng 28,5 lần về lượng và 19,5 lần về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Gạo là thức ăn cơ bản của người dân Senegal. Do luôn bị hạn hán đe dọa nên sản xuất lương thực của quốc gia Tây Phi này chỉ đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu trong nước. Mỗi năm, Senegal vẫn phải nhập khẩu từ 800.000 đến 900.000 tấn gạo, trong đó hơn 90% là gạo tấm. Tháng 4 vừa qua, Chính phủ Senegal đã triển khai chiến dịch phân phát lương thực cứu trợ tới những người dân gặp khó khăn trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Khoảng 1 triệu hộ gia đình trên cả nước, tương đương khoảng 8-10 triệu người được cứu trợ, trong đó mỗi hộ gia đình được nhận 1 khẩu phần gồm dầu ăn, đường, xà phòng, mỳ và gạo, trị giá khoảng 109 USD. 

Thực hiện chức năng và nhiệm vụ được giao, Thương vụ Việt Nam tại Algeria đã và đang theo dõi những thay đổi về chính sách thương mại, nghiên cứu, cập nhật nhu cầu nhập khẩu gạo của các địa bàn phụ trách, những quy định nhập khẩu, những lưu ý về khâu thanh toán nhất là trong bối cảnh đại dịch COVID-19, thông tin kịp thời trên các trang tin chính thức của Bộ Công Thương cũng như giới thiệu cơ hội kinh doanh, danh sách các nhà nhập khẩu gạo của Algeria, Senegal… cho các doanh nghiệp Việt Nam. Trong năm nay, Vụ Thị trường Châu Á-Châu Phi, Bộ Công Thương cũng đã chủ trì, phối hợp với các Thương vụ khu vực tổ chức các hội thảo giới thiệu tiềm năng thị trường Châu Phi-Trung Đông theo hình thức trực tuyến thu hút sự tham gia của hàng trăm doanh nghiệp Việt Nam.

Bên cạnh mặt hàng gạo, còn có những sản phẩm thế mạnh khác của Việt nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường này. Chẳng hạn như hàng nông sản và thực phẩm, như cà phê, hạt tiêu, điều nhân, rau quả, bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc, thủy sản như cá tra, ba sa, cá ngừ, hàng công nghiệp như dệt may, giày dép, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, sản phẩm chất dẻo, phân bón, hoá chất, phương tiện vận tải như linh kiện, phụ tùng ô tô, xe máy, cùng vật tư y tế.

Theo chiều ngược lại, Việt Nam có thể tiếp tục mua các mặt hàng nguyên liệu như bông, điều thô, thức ăn gia súc, hải sản với giá cả hợp lý từ những nước này để phục vụ ngành công nghiệp sản xuất, chế biến trong nước. Từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 8/2020, các quốc gia như Mali, Niger và Senegal đã mở lại biên giới trên không, trên bộ sau khi kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh. Đây là những tín hiệu tích cực giúp những nước này khôi phục hoạt động trao đổi thương mại và đầu tư với bên ngoài, trong đó có Việt Nam.

 

TIN TỨC KHÁC

Cơ hội với hạt gạo Việt Nam

10-8-2020

Bước sang tháng 8-2020, giá gạo xuất khẩu của Thái Lan và Ấn Độ đều tăng. Nhưng Việt Nam mới là nước có những gam sáng trong xuất khẩu gạo rõ nét. Theo các chuyên gia lúa gạo, khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo đều tăng trưởng, Việt Nam sẽ vượt Thái Lan vươn lên vị trí xuất khẩu gạo số 1 thế giới trong năm 2020. Vấn đề hiện nay là xác lập, khẳng định thương hiệu gạo Việt trên thương trường.

TT lúa gạo Châu Á tuần 30/7-6/8: Giá gạo Việt Nam cao nhất 2 tháng, gạo Thái vững

7-8-2020

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng lên mức cao kỷ lục 2 tháng do nguồn cung ít đi, trong khi gạo Thái Lan vững giá do nội tệ mạnh lên mặc dù nhu cầu yếu.

Không chịu tác động dịch Covid-19, thế mạnh số 1 Việt Nam vẫn thu đô la đều tay

6-8-2020

Gạo là một trong số ít mặt hàng nông sản giữ được nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu trong 7 tháng năm 2020. Trước những dự báo khá sáng sủa về thị trường, hiện, nông dân đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang tăng tốc sản xuất lúa thu đông với diện tích tăng thêm so với vụ trước khoảng 50.000ha.

Thực trạng sản xuất lúa gạo của Cuba

5-8-2020

Theo trang mạng “El Estado como tal” (Nhà nước chân thực), kể từ đầu tháng 7/2020, gạo bắt đầu trở nên khan hiếm tại Cuba và giá cả mặt hàng này tại thị trường “chợ đen” bắt đầu gia tăng.

Giá gạo xuất khẩu Thái Lan, Ấn Độ đồng loạt tăng trong tuần này

3-8-2020

Giá gạo Ấn Độ tăng trong tuần này vì khủng hoảng đại dịch COVID-19 trở nên tồi tệ hơn gây ra những vấn đề về hậu cần, trong khi lũ lụt trên diện rộng tại Bangladesh khiến mùa màng bị thiệt hại nặng.

Xuất khẩu gạo của Ấn Độ bị chậm do gián đoạn chuỗi cung ứng

30-7-2020

Các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ đang phải chật vật thực hiện đơn đặt hàng do những hạn chế về công-ten-nơ và công nhân tại các nhà máy cũng như ở cảng Kakinada, cảng xử lí lớn nhất ở bờ Đông Ấn Độ, sau khi các ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tăng mạnh tại khu vực này.

Trong 6 tháng đầu năm, khối lượng xuất khẩu gạo Việt Nam đang vượt Thái Lan, nhưng giá trị vẫn thấp hơn

28-7-2020

Trong nửa đầu năm, khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam đều ghi nhận mức tăng trưởng. Dự báo Việt Nam sẽ vượt Thái Lan vươn lên vị trí xuất khẩu gạo số 1 thế giới ngay trong năm 2020.

Xuất khẩu gạo của Thái Lan sang Tây Phi sụt giảm đến hơn 257%

27-7-2020

Chuyên gia dự báo rằng kim ngạch nhập khẩu gạo của châu Phi có thể không vượt quá 16 triệu tấn năm 2020 trong khi năm 2019 là 16,7 triệu tấn.

Gạo Thái tăng giá, trong khi các nhà xuất khẩu Ấn Độ đau đầu vì COVID-19

27-7-2020

Giá gạo xuất khẩu của Thái Lan trong tuần này vì những cơn mưa trái mùa dấy lên lo ngại về nguồn cung, trong khi tình hình đại dịch COVID-19 ngày càng tồi tệ tại Ấn Độ gây ra nhiều vấn đề hậu cần cho các nhà xuất khẩu.

Tính đến 15/7, Việt Nam có 192 thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo

24-7-2020

Theo Bộ Công Thương tính đến giữa tháng 7, cả nước có 192 thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo, chủ yếu phân bố tại Cần Thơ, TP HCM, Long An, An Giang, Hà Nội

Trung Quốc cấp phép xuất khẩu gạo cho 43 công ty Myanmar

23-7-2020

Theo các nhà chức trách địa phương, cơ quan hải quan Trung Quốc đã cấp phép xuất khẩu gạo cho 43 công ty của Myanmar.

Giá gạo xuất khẩu Việt Nam tăng cao nhờ nhu cầu từ Cuba, Malaysia

21-7-2020

Nhu cầu mạnh mẽ từ Cuba và Malaysia đã kéo giá gạo xuất khẩu của Việt Nam lên cao nhất trong gần một tháng. Trong khi giá gạo xuất khẩu Thái Lan xuống đáy hơn 4 tháng trong tuần này vì thiếu người mua và đồng baht yếu.