LÚA GẠO

Vụ Hè-Thu sẽ có khoảng từ 2,3-2,5 triệu tấn gạo cho xuất khẩu

Cập nhật ngày: 17 | 06 | 2020

Theo ước tính ban đầu về cơ cấu giống từ các tỉnh, sau khi trừ lượng lúa gạo dùng tiêu thụ trong nước thì lượng gạo hàng hóa cho xuất khẩu khoảng 2,3-2,5 triệu tấn.

Theo Vietnamplus

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vụ Hè-Thu 2020, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long gieo cấy gần 1,54 triệu ha lúa. Từ tháng 5 đến tháng 9, lúa Hè-Thu ở khu vực này thu hoạch với sản lượng ước đạt trên 8,71 triệu tấn lúa.

Theo ước tính ban đầu về cơ cấu giống từ các tỉnh, sau khi trừ lượng lúa gạo dùng tiêu thụ trong nước thì lượng gạo hàng hóa cho xuất khẩu khoảng 2,3-2,5 triệu tấn; với các chủng loại như sau: gạo chất lượng cao với trên 1 triệu tấn; gạo thơm 580.000 tấn; gạo chất lượng trung bình 400.000 tấn; nếp và gạo hạt tròn 224.000 tấn...

Với vụ Hè-Thu này, ngành trồng trọt chỉ đạo giữ vững diện tích, năng suất, sản lượng đáp ứng yêu cầu tăng trưởng của từng tỉnh và toàn vùng về lương thực, đảm bảo an ninh lương thực trong mọi tình huống thiên tai, bất lợi diễn ra trong và ngoài nước.

Do đó, các địa phương thực hiện triệt để phương châm xuống giống đồng loạt, tập trung, nhanh gọn theo từng vùng trên cơ sở nguồn nước cung cấp cho sản xuất, dự báo né rầy của cơ quan bảo vệ thực vật, đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất, thu hoạch.

Về cơ cấu giống, các địa phương sử dụng các giống lúa theo khuyến cáo của Cục Trồng trọt và đề xuất của doanh nghiệp, thương lái thu mua, trong vùng nguyên liệu, cánh đồng lớn, liên kết sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Địa phương ưu tiên các giống lúa ngắn ngày, chất lượng cao; giống lúa thơm; các giống lúa chất lượng trung bình giữ tỷ lệ vừa phải; giảm tỷ lệ lúa nếp. Cơ cấu về chất lương giống có thể gieo trồng 50-60% giống chất lượng cao; lúa thơm 15-20%; giống chất lượng trung bình khoảng 10-15%.

Đến trung tuần tháng 5, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã xuống giống lúa Hè-Thu đạt 967.847ha, chiếm 63% kế hoạch. Theo kế hoạch đã được rà soát diện tích xuống giống sẽ kết thúc vào khoảng tuần đầu tháng 6 với 120.000ha giảm 93.000ha so cùng kỳ để chuẩn bị cho việc bố trí sản xuất vụ Thu-Đông 2020.

Về tình hình xuất khẩu gạo, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 5 tháng đầu năm 2020, khối lượng gạo xuất khẩu đạt gần 2,9 triệu tấn với 1,41 tỷ USD, tăng 5,1% về khối lượng và tăng 18,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019.

Tính trong 4 tháng đầu năm 2020, Philippines đứng vị trí thứ nhất về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam với 40,5% thị phần.

Ngoài ra còn có các thị trường khác tăng mạnh là Trung Quốc và Indonesia (gấp 2,7 lần) và Gana (tăng 39%). Ngược lại, thị trường có giá trị xuất khẩu gạo giảm mạnh nhất là Bờ Biển Ngà (giảm 44,5%). Giá gạo xuất khẩu bình quân 4 tháng đầu năm 2020 đạt 470,2 USD/tấn, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2019.

Về chủng loại xuất khẩu, giá trị xuất khẩu gạo trắng chiếm 42,7% tổng kim ngạch; gạo jasmine và gạo thơm chiếm 35,2%; gạo nếp chiếm 16,5%; gạo japonica và gạo giống Nhật chiếm 5,4%.

Các thị trường xuất khẩu gạo trắng lớn nhất của Việt Nam là Philippines, Malaysia và Ghana; với gạo jasmine và gạo thơm, thị trường xuất khẩu lớn nhất là Philippines, Ghana và Gabon, với gạo nếp, thị trường xuất khẩu lớn là Trung Quốc, Philippines và Malaysia…

TIN TỨC KHÁC

Campuchia xuất khẩu gần 1 triệu tấn thóc sang Việt Nam từ đầu năm

16-6-2020

Bộ Nông nghiệp Campuchia cho biết, từ đầu năm đến nay, đã xuất khẩu gần 1 triệu tấn thóc sang Việt Nam.

Gạo xuất khẩu tăng đột biến sau ‘lệnh’ được bán bình thường của Thủ tướng

15-6-2020

Sau hơn một tháng tạm ngưng (ngày 23-3-2020), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có quyết định cho phép xuất khẩu gạo bình thường trở lại từ ngày 1-5-2020. Tháng đầu tiên (tháng 5-2020) được phép xuất khẩu bình thường đã giúp khối lượng gạo bán ra của Việt Nam tăng rất mạnh.

Xuất khẩu gạo basmati của Ấn Độ dự kiến giảm mạnh

12-6-2020

Tăng trưởng doanh thu của ngành công nghiệp sản xuất gạo Basmati của Ấn Độ sẽ suy giảm mạnh trong năm 2020 - 2021, do tác động tiêu cực của COVID-19 và lệnh phong tỏa kéo dài.

Campuchia định hướng bộ giống lúa chất lượng để xuất khẩu

10-6-2020

Campuchia đã xuất khẩu 356.097 tấn gạo trong năm tháng đầu năm, tăng trên 42% so với cùng kỳ năm 2019 và đang tập trung sản xuất các giống lúa ngon phục vụ xuất khẩu.

Gói thầu 300.000 tấn gạo G2G của Philippines: Mới chỉ đạt 189.000 tấn

9-6-2020

Philippines đã chính thức mở gói thầu 300.000 tấn gạo loại 25% tấm theo phương thức hợp đồng Chính phủ (G2G). Kết quả chỉ có 189.000 tấn gạo được 4 nước bỏ giá trong mức ngân sách.

Giá gạo Việt lập đỉnh

8-6-2020

Tuần 28.5 - 4.6, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã đạt mức cao nhất trong vòng 8 năm qua. Gạo trắng 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam tăng lên 475 USD/tấn - mức cao nhất kể từ đầu năm 2012.

Sẽ có kết quả thanh tra điều hành xuất khẩu gạo trong tháng 6

4-6-2020

Thứ trưởng Công thương Đỗ Thắng Hải trả lời các cơ quan báo chí về thông tin thanh tra việc điều hành xuất khẩu gạo.

Campuchia định hướng bộ giống lúa chất lượng để xuất khẩu

3-6-2020

Campuchia đã xuất khẩu 356.097 tấn gạo trong năm tháng đầu năm, tăng trên 42% so với cùng kỳ năm 2019 và đang tập trung sản xuất các giống lúa ngon phục vụ xuất khẩu.

Xuất khẩu gạo tháng 5 tăng mạnh, cơ hội soán ngôi vương của Thái Lan

2-6-2020

Bộ Công Thương cho biết xuất khẩu gạo của Việt Nam trong tháng 5 tăng mạnh 47% về lượng và 55,3% về trị giá so với tháng 4, đồng thời tăng 11,7% về lượng và 35,7% về trị giá so với cùng kì năm 2019, đạt 750 nghìn tấn, trị giá 395 triệu USD.

Giá gạo Việt dự kiến tăng trong thời gian tới nhờ nhu cầu mới từ Philippines, Malaysia

1-6-2020

Giá gạo xuất khẩu Việt Nam duy trì ở đỉnh hai năm nhờ các quốc gia đang đối phó với đại dịch COVID-19 tìm cách tích trữ gạo. Trong khi đó, giá gạo Ấn Độ giảm trong tuần này từ mức cao nhất trong một năm vì nhu cầu chậm lại.

Sản lượng gạo toàn cầu trong năm tới có thể sẽ cao kỷ lục

28-5-2020

Trong báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ, sản lượng và tiêu thụ gạo toàn cầu niên vụ 2020/2021 trên toàn cầu sẽ ở mức cao nhất từ trước đến nay.

Thị trường lúa gạo khởi sắc, cùng nông dân nắm bắt cơ hội

25-5-2020

Giá lúa gạo đi lên trong khi nguồn cung hạn chế, nhu cầu lương thực ở các nước gia tăng là cơ hội tốt để ngành lúa gạo Việt Nam bứt phá.