CÀ PHÊ

Nông dân đối mặt nghịch cảnh: [Bài I] Nỗi sợ của người trồng cà phê

Cập nhật ngày: 05 | 05 | 2020

Miguel Fajardo, một nông dân trồng cà phê ở Tây Colombia, đã dành 8 năm qua gây dựng sự nghiệp của gia đình sau khi cha anh phá sản.

Giờ đây, anh lo sợ mình sẽ một lần nữa mất sạch mọi thứ bởi việc kinh doanh trở nên ế ẩm giữa lúc Covid-19 đang hoành hành, theo BBC.

“Chúng tôi cực kỳ sợ hãi, không biết mọi thứ rồi sẽ ra sao”, anh tỏ ra lo lắng. “Chúng tôi vẫn tiếp tục sản xuất cà phê nhưng biết bán chúng ở đâu đây? Việc này thật sự rất nan giải”.

Nhu cầu tiêu thụ cà phê đã tăng vọt trong những tuần gần đây, khi người tiêu dùng ồ ạt dự trữ các mặt hàng cơ bản từ siêu thị. Tuy nhiên, số phận của cà phê đặc sản đắt tiền mà Fajardo đang sản xuất lại không được như vậy.

Chỉ tính trong một tháng qua, Fajardo đã bị sụt giảm 50% đơn hàng. Tình hình được dự đoán còn tiếp tục tồi tệ hơn.

“Qua tin tức có thể thấy gần như cả thế giới đều phải cách ly”, anh nói. “Đáng sợ nhất là điều này ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của chúng tôi bởi nhu cầu tiêu thụ cà phê đặc sản giảm mạnh”.

Nhiều nông dân vùng vành đai cà phê của Colombia phải đối mặt với cuộc sống vô cùng bấp bênh.

Sau khi các khoản nợ tăng vọt và giá cà phê biến động mạnh dồn cha của Fajardo tới bờ vực phá sản, gia đình anh buộc phải bán tất cả trang trại cà phê.

Chính tại thời điểm khó khăn đó, Fajardo đã chuyển sang sản xuất cà phê đặc sản, bởi nó đảm bảo cho những người nông dân như anh có đơn hàng được đặt trước với mức giá ổn định. Việc kinh doanh này giúp anh mua được một trang trại riêng để phục vụ sản xuất.

Nếu không còn ai mua cà phê đặc sản, anh sẽ phải đem sản phẩm của mình bán trực tiếp ra thị trường chung, nơi giá cả dễ gặp nhiều biến động.

“Thật khó khi phải quay lại thị trường chung bởi sẽ chẳng có một mức giá ổn định nào hết, chúng tôi sẽ không thể biết được mình liệu mình sẽ”, Fajardo trăn trở. “Cuối cùng lại phải trở về nơi xuất phát”.

Một trong những khách hàng của Fajardo là Volcano Coffee Works, xưởng rang xay cà phê đặc sản có trụ sở tại Brixton, phía nam London, Anh.

Covid-19 đã gây thiệt hại lớn cho các nhà cung cấp. Khi Vương quốc Anh thông báo lệnh giãn cách xã hội hồi tháng 3, 91% đơn đặt hàng tại các nhà hàng, khách sạn, văn phòng và quán cà phê buộc phải dừng vận chuyển.

“Khách hàng chính của chúng tôi đều phải đóng cửa”, Emma Loisel, chủ tịch Volcano Coffee Works, cho biết. “Để bán được cà phê, chúng tôi chỉ có thể nhận đơn online và giao tới tận tay khách hàng”.

Doanh số trực tuyến tăng mạnh, nhưng Loisel cho hay đây chỉ là một phần rất nhỏ trong hệ thống kinh doanh và không thể bù đắp cho sự sụt giảm doanh thu của các quán cà phê và nhà hàng.

Bà sợ rằng ngành cà phê đặc sản sẽ khó lòng vượt qua đại dịch. “Đây là một tin xấu đối với các khu phố kinh doanh sầm uất nói chung và với người yêu cà phê nói riêng. Thực tế là chẳng ai mong muốn chỉ những doanh nghiệp đa quốc gia mới có thể bán cà phê của chúng tôi trên những con phố lớn”, Loisel nói.

Không chỉ quan tâm tới việc kinh doanh của mình và khách hàng, bà cũng lo lắng cho những người nông dân bán cà phê cho mình. “Có những người phải sống dựa vào từng đồng kiếm được mỗi ngày và chúng tôi thực sự lo sợ rằng mình không thể tiếp tục hỗ trợ họ nữa”, Loisel chia sẻ.

Giờ đây, các con phố kinh doanh vắng lặng. Quán cà phê và nhà hàng vẫn đóng chặt cửa.

Đối với Lore Mejia, không còn gì có thể tồi tệ hơn nữa. Cô mới mở một quán cà phê ở Chiswick, phía tây London, vào đầu tháng 3, nhưng rồi buộc phải đóng cửa vài ngày sau đó khi Anh có lệnh cách ly.

Mejia đã cố gắng tái khởi động công việc kinh doanh của mình qua kênh bán hàng trực tuyến. Cô sáng tạo bằng cách làm video dạy mọi người pha cà phê đặc sản tại gia. Lòng tràn đầy niềm tin, Mejia quyết mở lại quán cà phê của mình ngay khi dịch bệnh kết thúc.

“Đối với một người tới từ Colombia như tôi, cà phê là một phần của cuộc sống”, cô nói. “Chắc chắn chúng tôi sẽ mở trở lại, nhưng vài tháng tới sẽ là thời điểm quyết định sống còn”.

Nông dân và thương nhân đều mong muốn các quán cà phê như của Mejia bán trở lại. Họ hy vọng rằng một ngày nào đó nhu cầu tiêu thụ, ngay cả đối với cà phê đắt tiền hơn, sẽ quay trở lại.

Tuy nhiên, đây thật sự là thách thức đối với các doanh nghiệp liên kết chặt chẽ với nhau, gây áp lực trực tiếp lên những cộng đồng nghèo khó nhất thế giới. Nếu mối quan hệ này bị phá vỡ, họ có thể mất nhiều tháng, thậm chí nhiều năm, để xây dựng trở lại.

Đó là lý do tại sao những nông dân như Miguel Fajardo lo sợ điều tồi tệ nhất vẫn ở phía trước.

“Điều đó có nghĩa là chúng tôi sẽ phải thay đổi cây trồng, bán trang trại đi hoặc thậm chí sẽ phá sản thêm một lần nữa”, anh nói. “Thật khó để biết mọi thứ sẽ diễn biến ra sao, nhưng chúng tôi thật sự lo cho tương lai của mình”.

Cà phê chất lượng cao với rất ít khuyết điểm thường được bán trong các nhà hàng và tiệm giải khát. Phần lớn các địa điểm này đều phải ngừng hoạt động do diễn biến phức tạp của bệnh dịch. Hiệp hội Cà phê Đặc sản (SCA) cảnh báo nhiều doanh nghiệp nhỏ đang đối mặt nguy cơ giải thể, trong khi nỗi lo lắng của nông dân trồng cà phê cũng không kém cạnh.

Theo Nông nghiệp Việt Nam

TIN TỨC KHÁC

Giá cà phê sẽ tiếp tục xu hướng giảm?

5-5-2020

Theo Cục Xuất nhập khẩu dự báo giá cà phê toàn cầu trong thời gian tới vẫn biến động theo xu hướng giảm. Diện tích, năng suất, sản lượng cà phê thế giới tăng cao trong những năm gần đây, trong khi nhu cầu chỉ tăng từ 2 – 2,5%/năm khiến cung vượt cầu.

Vương quốc Anh đối mặt với tình trạng thiếu hụt cà phê do đại dịch COVID-19

29-4-2020

Theo trang Daily Express, nước Anh có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt cà phê khi đại dịch COVID-19 làm gián đoạn các chuỗi cung ứng lớn trên toàn thế giới, đặc biệt từ Nam Mỹ - khu vực chịu trách nhiệm cung cấp 2/3 sản lượng cà phê thế giới và chiếm khoảng một nửa lượng nhập khẩu của Anh.

Cà phê và dầu thô: Giống nhau một ván bài

28-4-2020

Những ngày qua, giá cà phê trong nước có lúc mất mốc 29 triệu đồng/tấn, được cho là mức thấp nhất từ giữa năm 2010 đến nay. Tính riêng từ cuối tháng 1/2020 khi thế giới bắt đầu bùng phát đại dịch COVID-19 từ Vũ Hán (Trung Quốc), giá cà phê nội địa giảm chừng 3,5 triệu đồng/tấn.

Sản lượng cà phê Việt Nam niên vụ 2020 - 2021 dự báo giảm 15%

24-4-2020

Do chịu tác động bởi tình hình khô hạn, đại diện Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam cho rằng sản lượng cà phê niên vụ 2020 - 2021 có thể giảm 15%.

Giá trị xuất khẩu cà phê Uganda tăng gần 14 triệu USD bất chấp dịch COVID-19

22-4-2020

Giá trị xuất khẩu cà phê của Uganda đạt 172 tỉ shilling (46,7 triệu USD) vào cuối tháng hai, tăng ít nhất 52 tỉ shilling (13,8 triệu USD) so với cùng kì năm ngoái bất chấp lệnh phong tỏa để phòng chống dịch COVID-19 của chính phủ.

Thị trường cà phê: 'Con bò mộng' lẩn khuất đâu đây

21-4-2020

Hình như cứ sau mỗi đợt khủng hoảng kinh tế và dịch bệnh có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu là xuất hiện một đợt tăng giá mạnh trên thị trường cà phê thế giới. Mỗi khủng hoảng đều có điều kiện riêng nhưng vẫn có thể tìm thấy các hoàn cảnh chung. Liệu đại dịch Covid-19 có kích được “con bò mộng” xổng khỏi chuồng?

Nông dân hưởng lợi khi giá cà phê tăng đột biến và các quốc gia tăng tích trữ trong dịch COVID-19

21-4-2020

Người tiêu dùng vẫn cần caffeine dù đang trong đại dịch toàn cầu. Do đó, lo ngại về nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng dưới tác động của COVID-19 đã khiến một số quốc gia và người tiêu dùng tăng tích trữ cà phê, từ đó góp phần thúc đẩy giá mặt hàng nông sản này.

Ngành cà phê Việt Nam sẽ trỗi dậy mạnh mẽ nếu vượt qua thời kì khó khăn do COVID-19

16-4-2020

Ông Phan Xuân Thắng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam nhận định nếu ngành cà phê vượt qua khó khăn trong năm 2020, bước sang 2021 sẽ là năm tăng trưởng đột phá do nhu cầu được dự báo tăng mạnh khi các sự kiện văn hoá, thể thao lớn trên thế giới đồng loạt tổ chức trở lại.

ICO: COVID-19 có thể khiến tiêu thụ cà phê toàn cầu giảm sút

16-4-2020

Sự lây lan của COVID-19 tạo ra một cú sốc kinh tế chưa từng có trên toàn cầu. ICO đã tiến hành nghiên cứu và phân tích ảnh hưởng của dịch bệnh đến ngành cà phê toàn cầu, bao gồm cả sản xuất, tiêu thụ và thương mại quốc tế.

Vùng trồng cà phê Tây Nguyên chuẩn bị được 'giải khát'

15-4-2020

Cục Xuất nhập khẩu cho biết vùng cà phê Tây Nguyên được dự báo sẽ có mưa trên diện rộng. Đây là thông tin rất quý giá cho nhà nông khi vùng trọng điểm nông nghiệp này đang gặp khô hạn, nhiều vùng đã không còn nước tưới.

Thị trường giảm mạnh do Covid-19, giá cà phê thấp nhất 10 năm trở lại đây

14-4-2020

Nhu cầu tiêu thụ cà phê sụt giảm mạnh do dịch Covid-19, trong khi nguồn cung dồi dào đã khiến giá cà phê trên thị trường thế giới giảm sút đáng kể.

Kenya thực hiện cải cách ngành cà phê để tăng doanh thu xuất khẩu

9-4-2020

Kenya là quốc gia cuối cùng thực hiện các cải cách sâu rộng trong ngành cà phê để tăng sức cạnh tranh trên thị trường toàn cầu và cải thiện sinh kế của nông dân, tờ Xinhua đưa tin ngày 3/4.