CÀ PHÊ

Giá trị xuất khẩu cà phê Uganda tăng gần 14 triệu USD bất chấp dịch COVID-19

Cập nhật ngày: 22 | 04 | 2020

Giá trị xuất khẩu cà phê của Uganda đạt 172 tỉ shilling (46,7 triệu USD) vào cuối tháng hai, tăng ít nhất 52 tỉ shilling (13,8 triệu USD) so với cùng kì năm ngoái bất chấp lệnh phong tỏa để phòng chống dịch COVID-19 của chính phủ.

Dữ liệu từ Cơ quan Phát triển Cà phê Uganda (UCDA) công bố đầu tháng này cho thấy doanh thu xuất khẩu cà phê - một trong những nguồn thu ngoại tệ lớn của Uganda - đạt mức 172 tỉ shilling (46,7 triệu USD) vào tháng hai.

Con số này tăng từ 120 tỉ shilling (32,5 triệu USD) trong cùng kì năm ngoái, tương đương mức tăng 43%. Theo báo cáo, Uganda đã xuất khẩu hơn 476.000 kg cà phê trong khi khối lượng cùng kì năm ngoái chỉ đạt 325.000 kg.

Uganda sản xuất và xuất khẩu hai loại cà phê chính là robusta và arabica. Cà phê robusta chiếm hơn 80% tổng sản lượng trong khi arabica chiếm 20%.

Theo báo cáo của UCDA, trong tháng 2, tổng cộng 388.646 kg cà phê robusta đã được xuất khẩu, tăng 48,6% so với mức 261.526 kg trong cùng kì năm ngoái.

Bên cạnh đó, giá trị xuất khẩu cà phê robusta tăng 43%, báo cáo cho biết.

Khối lượng cà phê arabica đã xuất xưởng cũng tăng 36% từ mức 61.656 kg trong cùng kì năm ngoái lên 84.384 kg.

Năm nay, giá trị xuất khẩu cà phê arabica của Uganda đạt 12 triệu USD, tăng 44% so với mức 8,3 triệu USD trong cùng kì năm ngoái.

Theo UCDA, sự gia tăng xuất khẩu là kết quả của việc tăng sản lượng ở miền trung và miền đông Uganda cùng với sản lượng thu hoạch được từ các khu vực phía nam xích đạo.

Ông Emmanuel Iyamulemye, giám đốc điều hành của UCDA cho biết thời tiết khô ráo tạo điều kiện thuận lợi cho việc sấy hạt, giúp gia tăng sản lượng.

UCDA báo cáo trong 12 tháng qua, Uganda đã xuất khẩu tổng cộng 4,7 triệu bao cà phê 60 kg trị giá 456,5 triệu USD (1,6 nghìn tỉ shilling).

Thị trường xuất khẩu chính của cà phê Uganda

Các thị trường xuất khẩu chính cho cà phê Uganda trong tháng hai là Italy - chiếm 33,1% thị phần, trong khi Sudan chiếm 13,3%, theo sau là Đức với 12,6% và Tây Ban Nha với 1,3%.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, khối lượng xuất khẩu cà phê đến những thị trường này có thể thay đổi trong những tháng tới bởi một số thị trường lớn bao gồm Italy, Đức và Tây Ban Nha bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ đại dịch COVID-19.

Theo Kinh tế và Tiêu dùng

TIN TỨC KHÁC

Thị trường cà phê: 'Con bò mộng' lẩn khuất đâu đây

21-4-2020

Hình như cứ sau mỗi đợt khủng hoảng kinh tế và dịch bệnh có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu là xuất hiện một đợt tăng giá mạnh trên thị trường cà phê thế giới. Mỗi khủng hoảng đều có điều kiện riêng nhưng vẫn có thể tìm thấy các hoàn cảnh chung. Liệu đại dịch Covid-19 có kích được “con bò mộng” xổng khỏi chuồng?

Nông dân hưởng lợi khi giá cà phê tăng đột biến và các quốc gia tăng tích trữ trong dịch COVID-19

21-4-2020

Người tiêu dùng vẫn cần caffeine dù đang trong đại dịch toàn cầu. Do đó, lo ngại về nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng dưới tác động của COVID-19 đã khiến một số quốc gia và người tiêu dùng tăng tích trữ cà phê, từ đó góp phần thúc đẩy giá mặt hàng nông sản này.

Ngành cà phê Việt Nam sẽ trỗi dậy mạnh mẽ nếu vượt qua thời kì khó khăn do COVID-19

16-4-2020

Ông Phan Xuân Thắng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam nhận định nếu ngành cà phê vượt qua khó khăn trong năm 2020, bước sang 2021 sẽ là năm tăng trưởng đột phá do nhu cầu được dự báo tăng mạnh khi các sự kiện văn hoá, thể thao lớn trên thế giới đồng loạt tổ chức trở lại.

ICO: COVID-19 có thể khiến tiêu thụ cà phê toàn cầu giảm sút

16-4-2020

Sự lây lan của COVID-19 tạo ra một cú sốc kinh tế chưa từng có trên toàn cầu. ICO đã tiến hành nghiên cứu và phân tích ảnh hưởng của dịch bệnh đến ngành cà phê toàn cầu, bao gồm cả sản xuất, tiêu thụ và thương mại quốc tế.

Vùng trồng cà phê Tây Nguyên chuẩn bị được 'giải khát'

15-4-2020

Cục Xuất nhập khẩu cho biết vùng cà phê Tây Nguyên được dự báo sẽ có mưa trên diện rộng. Đây là thông tin rất quý giá cho nhà nông khi vùng trọng điểm nông nghiệp này đang gặp khô hạn, nhiều vùng đã không còn nước tưới.

Thị trường giảm mạnh do Covid-19, giá cà phê thấp nhất 10 năm trở lại đây

14-4-2020

Nhu cầu tiêu thụ cà phê sụt giảm mạnh do dịch Covid-19, trong khi nguồn cung dồi dào đã khiến giá cà phê trên thị trường thế giới giảm sút đáng kể.

Kenya thực hiện cải cách ngành cà phê để tăng doanh thu xuất khẩu

9-4-2020

Kenya là quốc gia cuối cùng thực hiện các cải cách sâu rộng trong ngành cà phê để tăng sức cạnh tranh trên thị trường toàn cầu và cải thiện sinh kế của nông dân, tờ Xinhua đưa tin ngày 3/4.

Dịch COVID-19 trì hoãn xuất khẩu cà phê Ấn Độ

9-4-2020

Khoảng 21.000 tấn cà phê trị giá hơn 400 tỉ rupee của Ấn Độ bị mắc kẹt tại các trung tâm lưu trữ cà phê và các cảng vì không có giấy phép để xuất khẩu, theo tờ Deccan Herald.

Toàn cảnh thị trường cà phế thế giới dưới tác động của Covid-19

8-4-2020

Toàn cảnh thị trường cà phế thế giới dưới tác động của Covid-19

Thị trường cà phê ngày 08/4

8-4-2020

Giá cà phê nhân xô tại các vùng trọng điểm Tây Nguyên hôm nay (08/4) tăng 200 đồng lên mức 29.600 – 30.000 đồng/kg. Giá thấp nhất ở 29.600 đồng/kg tại Lâm Đồng và cao nhất ở 30.000 đồng/kg tại Đắk Lắk và Đắk Nông. Tại cảng TPHCM, cà phê xuất khẩu loại 2, tỷ lệ đen vỡ 5% chốt ở 1.313 USD/tấn (FOB), trừ lùi ở mức +80 USD/tấn, theo bảng giá từ nguồn Diễn đàn của người làm cà phê.

Giá cà phê có thể quay trở lại đà phục hồi?

7-4-2020

Cục Chế biến vá Phát triển Thị trường Nông sản nhận định giá cà phê sẽ trở lại đà hồi phục do lo ngại nguồn cung tạm thời bị gián đoạn. Tuy nhiên, hoạt động xuất nhập khẩu đình trệ khắp nơi do dịch bệnh, nhiều cảng phải đóng cửa sẽ khiến giá cà phê chưa thể phục hồi nhanh chóng.

Ngành cà phê trước nguy cơ 'đổ vỡ'

3-4-2020

Giá cà phê xuất khẩu bình quân năm 2019 đạt 1.723 USD/tấn, giảm 9% so với năm 2018. Đến thời điểm 1/4/2020, giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2,5% đen vỡ chỉ còn 1.304 USD/tấn (giá FOB xuất tại cảng TP.HCM). Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên hiện đã xuống dưới 29.000 đồng/kg, trong khi giá thành sản xuất bình quân tại vườn của nông dân là 35.000 đồng/kg.