CÀ PHÊ

Nông dân hưởng lợi khi giá cà phê tăng đột biến và các quốc gia tăng tích trữ trong dịch COVID-19

Cập nhật ngày: 21 | 04 | 2020

Người tiêu dùng vẫn cần caffeine dù đang trong đại dịch toàn cầu. Do đó, lo ngại về nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng dưới tác động của COVID-19 đã khiến một số quốc gia và người tiêu dùng tăng tích trữ cà phê, từ đó góp phần thúc đẩy giá mặt hàng nông sản này.

Thiếu hụt tạm thời về nguồn cung thúc đẩy giá cà phê tăng trong ngắn hạn

Theo CNBC, giá cà phê tăng là tin tốt lành cho nông dân tại các khu vực sản xuất cà phê quan trọng mà trước đó họ gặp không ít khó khăn vì giá cà phê liên tục thấp trong nhiều năm qua.

Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), kể từ năm 2016 thì so với mức trung bình của thập kỉ, giá cà phê đã lao dốc đến 30%. Giá cà phê arabica tháng 3 đạt hơn 1,12 USD/pound, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức đỉnh 3 USD/pound ghi nhận hồi năm 2011.

"Rất nhiều trong số 25 triệu nông dân trồng cà phê trên toàn thế giới đã phải vật lộn để trang trải chi phí hoạt động vì giá hạt giống và phân bón tiếp tục tăng. Do đó, thu nhập của nông dân giảm đáng kể và sinh kế của họ đang bị đe dọa nghiêm trọng", ICO nêu ra trong báo cáo công bố hồi cuối tuần trước.

Tuy nhiên, ICO cho biết giá cà phê arabica - loại cà phê được sản xuất nhiều nhất trên thế giới, đã tăng trong tháng 3 do lo ngại về nguồn cung.

So với tháng 2, giá cà phê arabica từ Brazil - nhà sản xuất lớn nhất thế giới, đã tăng 10% trong tháng 3. Hợp đồng cà phê giao sau trên sàn giao dịch New York đã tăng 8,8% vào tháng trước, trung bình đạt khoảng 1,16 USD/pound.

Đại dịch COVID-19 đã gây ra tình trạng gián đoạn nguồn cung từ công đoạn sản xuất, vận chuyển đến bán lẻ vì lệnh phong tỏa qui mô lớn được ban bố trên khắp thế giới.

Chẳng hạn, các lô hàng từ Columbia - một nhà sản xuất cà phê lớn khác, có thể tạm thời bị gián đoạn vì lệnh phong tỏa, CNBC dẫn thông tin từ ICO.

Tổ chức đại diện cho 49 nước xuất và nhập khẩu cà phê này lí giải rằng mùa vụ thu hoạch của Columbia vào tháng 4 nhiều khả năng sẽ bị ảnh hưởng bởi các biện pháp kiểm soát dịch cũng như do lệnh hạn chế di chuyển khiến người lao động từ các nước lân cận không thể quay trở lại làm việc.

Xét trên qui mô toàn cầu, ICO nói: "Hiện tại, cầu đang vượt cung. Gián đoạn chuỗi cung ứng trong cả khâu vận chuyển và thu hoạch có thể khiến nguồn cung cạn kiệt trong một thời gian ngắn, gây áp lực giúp kéo giá cà phê lên cao trong ngắn hạn".

Mua và tích trữ cà phê trong hoảng loạn

Theo CNBC, lo ngại về vấn đề an ninh lương thực đã gia tăng trong vài tuần gần đây. Một số quốc gia đã tạm ngừng xuất khẩu một số nông sản, trong khi số khác tích trữ thực phẩm nhằm đảm bảo họ có đủ nguồn cung cho người dân trong nước.

Cà phê cũng không phải ngoại lệ.

"Có một số bằng chứng cho thấy các nước đang tăng nhập khẩu cà phê do cho rằng nguồn cung sẽ bị gián đoạn trong tương lai", ông Samuel Burman - nhà kinh tế hàng hóa tại Capital Economics cho hay.

Theo một bản tin của Reuters, các nhà nhập khẩu cà phê tại một số quốc gia tiêu thụ cà phê hàng đầu thế giới đang tích trữ và đặt hàng đủ dùng cho một tháng tới.

"Dữ liệu ghi nhận tại các nhà bán lẻ và siêu thị cho thấy việc mua và tích trữ cà phê trong hoảng loạn đã khiến nhu cầu tiêu dùng tại một số nước tăng lên", ICO nêu ra trong báo cáo hồi tuần trước.

Trên thực tế, chi tiêu cho cà phê tại Pháp trong tháng 3 đã tăng 34,6% so với cùng kì năm ngoái, trong khi tại Italy tăng 29,5%, theo viện nghiên cứu thị trường IRI (có trụ sở tại Chicago, Mỹ).

Vẫn còn rủi ro trước mắt

Trong tương lai, lợi thế của người nông dân trồng cà phê có thể chuyển biến xấu thêm lần nữa khi yếu tố có thể đe dọa nguồn cung như cuộc tấn công của đàn châu châu khổng lồ ở Đông Phi xuất hiện, ông Burman nói.

Mặt khác, nhu cầu cũng có thể giảm khi người dân tiếp tục cách li tại nhà và quán cà phê phải đóng cửa.

"Nhu cầu chỉ tăng thời gian đầu, sau đó sẽ giảm theo tỉ lệ tương ứng trong vài tuần tới cũng như trong tháng tới khi người tiêu dùng phải ở yên trong nhà tránh dịch", ICO nhấn mạnh.

Một số nông dân trồng cà phê đã chuyển sang các loại cây trồng khác để tồn tại, theo Capital Economics.

Theo Kinh tế & Tiêu dùng

TIN TỨC KHÁC

Ngành cà phê Việt Nam sẽ trỗi dậy mạnh mẽ nếu vượt qua thời kì khó khăn do COVID-19

16-4-2020

Ông Phan Xuân Thắng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam nhận định nếu ngành cà phê vượt qua khó khăn trong năm 2020, bước sang 2021 sẽ là năm tăng trưởng đột phá do nhu cầu được dự báo tăng mạnh khi các sự kiện văn hoá, thể thao lớn trên thế giới đồng loạt tổ chức trở lại.

ICO: COVID-19 có thể khiến tiêu thụ cà phê toàn cầu giảm sút

16-4-2020

Sự lây lan của COVID-19 tạo ra một cú sốc kinh tế chưa từng có trên toàn cầu. ICO đã tiến hành nghiên cứu và phân tích ảnh hưởng của dịch bệnh đến ngành cà phê toàn cầu, bao gồm cả sản xuất, tiêu thụ và thương mại quốc tế.

Vùng trồng cà phê Tây Nguyên chuẩn bị được 'giải khát'

15-4-2020

Cục Xuất nhập khẩu cho biết vùng cà phê Tây Nguyên được dự báo sẽ có mưa trên diện rộng. Đây là thông tin rất quý giá cho nhà nông khi vùng trọng điểm nông nghiệp này đang gặp khô hạn, nhiều vùng đã không còn nước tưới.

Thị trường giảm mạnh do Covid-19, giá cà phê thấp nhất 10 năm trở lại đây

14-4-2020

Nhu cầu tiêu thụ cà phê sụt giảm mạnh do dịch Covid-19, trong khi nguồn cung dồi dào đã khiến giá cà phê trên thị trường thế giới giảm sút đáng kể.

Kenya thực hiện cải cách ngành cà phê để tăng doanh thu xuất khẩu

9-4-2020

Kenya là quốc gia cuối cùng thực hiện các cải cách sâu rộng trong ngành cà phê để tăng sức cạnh tranh trên thị trường toàn cầu và cải thiện sinh kế của nông dân, tờ Xinhua đưa tin ngày 3/4.

Dịch COVID-19 trì hoãn xuất khẩu cà phê Ấn Độ

9-4-2020

Khoảng 21.000 tấn cà phê trị giá hơn 400 tỉ rupee của Ấn Độ bị mắc kẹt tại các trung tâm lưu trữ cà phê và các cảng vì không có giấy phép để xuất khẩu, theo tờ Deccan Herald.

Toàn cảnh thị trường cà phế thế giới dưới tác động của Covid-19

8-4-2020

Toàn cảnh thị trường cà phế thế giới dưới tác động của Covid-19

Thị trường cà phê ngày 08/4

8-4-2020

Giá cà phê nhân xô tại các vùng trọng điểm Tây Nguyên hôm nay (08/4) tăng 200 đồng lên mức 29.600 – 30.000 đồng/kg. Giá thấp nhất ở 29.600 đồng/kg tại Lâm Đồng và cao nhất ở 30.000 đồng/kg tại Đắk Lắk và Đắk Nông. Tại cảng TPHCM, cà phê xuất khẩu loại 2, tỷ lệ đen vỡ 5% chốt ở 1.313 USD/tấn (FOB), trừ lùi ở mức +80 USD/tấn, theo bảng giá từ nguồn Diễn đàn của người làm cà phê.

Giá cà phê có thể quay trở lại đà phục hồi?

7-4-2020

Cục Chế biến vá Phát triển Thị trường Nông sản nhận định giá cà phê sẽ trở lại đà hồi phục do lo ngại nguồn cung tạm thời bị gián đoạn. Tuy nhiên, hoạt động xuất nhập khẩu đình trệ khắp nơi do dịch bệnh, nhiều cảng phải đóng cửa sẽ khiến giá cà phê chưa thể phục hồi nhanh chóng.

Ngành cà phê trước nguy cơ 'đổ vỡ'

3-4-2020

Giá cà phê xuất khẩu bình quân năm 2019 đạt 1.723 USD/tấn, giảm 9% so với năm 2018. Đến thời điểm 1/4/2020, giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2,5% đen vỡ chỉ còn 1.304 USD/tấn (giá FOB xuất tại cảng TP.HCM). Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên hiện đã xuống dưới 29.000 đồng/kg, trong khi giá thành sản xuất bình quân tại vườn của nông dân là 35.000 đồng/kg.

Các nhà nhập khẩu cà phê tăng cường dự trữ vì lo ngại chính sách đóng cửa chống COVID-19

1-4-2020

Tại một số quốc gia tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới, các nhà nhập khẩu cà phê đang tăng cường dự trữ, chuyển các đơn hàng lên trước một tháng để tránh rơi vào tình trạng thiếu hụt nếu chuỗi cung ứng bị gián đoạn bởi lệnh đóng cửa để chống virus corona.

Cà phê Châu Á: Giá tăng tại Việt Nam do virus corona hạn chế nguồn cung

27-3-2020

Giá cà phê tại Việt Nam tăng trong tuần này do các thương nhân dự trữ sau khi tình trạng thiếu hụt nguồn cung bởi dịch bệnh Covid-19 tại Brazil, nhà sản xuất robusta đối thủ.