CÀ PHÊ

Các nhà nhập khẩu cà phê tăng cường dự trữ vì lo ngại chính sách đóng cửa chống COVID-19

Cập nhật ngày: 01 | 04 | 2020

Tại một số quốc gia tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới, các nhà nhập khẩu cà phê đang tăng cường dự trữ, chuyển các đơn hàng lên trước một tháng để tránh rơi vào tình trạng thiếu hụt nếu chuỗi cung ứng bị gián đoạn bởi lệnh đóng cửa để chống virus corona.

Đại dịch COVID-19 bùng phát trên toàn cầu đã khiến chính phủ các nước áp đặt lệnh hạn chế nghiêm ngặt đối với việc di chuyển nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus.

Chuỗi cung ứng đang trì trệ vì năng suất vận tải hàng không sụt giảm và các công ty gặp khó khăn trong việc tìm đủ tài xế xe tải và đội ngũ vận chuyển.

Trái ngược với sự giảm giá mạnh ở nhiều mặt hàng, giá cà phê cao tăng nhờ nhu cầu mạnh mẽ và kì vọng nguồn cung, vốn đã thắt chặt từ trước khi virus lây lan, sẽ khan hiếm hơn nữa. Theo Reuters, nông dân tại các nước xuất khẩu lớn Brazil và Colombia, trong số các quốc gia khác, đã ghi nhận giá tăng.

"Mọi người đang cố gắng tăng tốc mọi thứ", ông Carlos de Valdenebro, Giám đốc quốc gia của Colombia về nhà xuất khẩu cà phê đặc sản Caravela, chia sẻ.

Mặc dù Colombia đang trong giai đoạn thu hoạch, ông Valdenebro cho biết ông lo ngại về các yêu cầu vận chuyển nhanh hơn vì hầu hết nhà xuất khẩu còn hàng đã tạm thời giảm năng suất hoạt động.

Theo một nhà nhập khẩu cà phê lớn từ Mỹ, các nhà máy rang xay tại nền kinh tế lớn nhất thế giới đang tăng tốc độ giao hàng từ các nguồn gốc khác, như Trung Mỹ.

"Chúng tôi nhận được yêu cầu từ người mua ở những quốc gia lớn, Mỹ, Nhật Bản, Đức. Về cơ bản, toàn bộ nhà máy rang xay lớn nhất thế giới muốn có hàng được chuyển tới kho nhanh hơn", người đứng đầu một trong những nhà xuất khẩu cà phê lớn nhất ở Brazil, nhà sản xuất hàng đầu thế giới, cho biết.

Trong tháng 3, giá cà phê arabica giao sau trên sàn ICE tăng, trong khi giá dầu thô quốc tế giảm 50%, và chỉ số Dow Jones giảm 15%.

Nhu cầu đối với cà phê

Giá cà phê tại Brazil tiến gần mức kỉ lục trong nước, gần 550 reais cho mỗi bao 60 kg. Nông dân Brazil có xu hướng bán khi giá vượt 500 reais mỗi túi.

Theo các nhà phân tích độc lập, hiệp hội xuất khẩu cà phê Brazil (Cecafe) cho biết xuất khẩu đang bình thường ở thời điểm hiện tại, nhưng các hãng tàu đã khuyến nghị tình trạng thiếu container có thể xảy ra trong những tháng tới, thời điểm Brazil có thể thu hoạch vụ mùa lớn nhất từ trước tới nay, khoảng 70 triệu bao.

Ngoài ra virus corona có thể gây ra hiện tượng thiếu lao động, điều sẽ cản trở việc thu hoạch cà phê ở các khu vực trọng điểm như Trung và Nam Mỹ, nơi nhiều trang trại cà phê chưa được cơ giới hóa.

"Vụ thu hoạch sẽ bắt đầu vào cuối tháng 4, đầu tháng 5 và điều chúng tôi phải chuẩn bị là khả năng cao sự hạn chế sẽ kéo dài qua ngày 13/4", theo ông Roberto Velez, người đứng đầu liên đoàn trồng trọt Colombia.

Colombia bắt đầu cách li cả nước trong 19 ngày vào tuần trước. Mặc dù nông dân và chủ lao động được miễn các biện pháp cách li, việc di chuyển và cấp nơi ở cho khoảng 150.000 công nhân đúng điều kiện vệ sinh sẽ gặp khó khăn, ông nói. Nhưng điều này sẽ đảm bảo hạt cà phê được chế biến và vận chuyển, ông nói thêm.

"Các nhà rang xay và thương nhân đang tăng cường thu mua vì họ dự đoán sẽ xuất hiện sự gián đoạn về nguồn cung. Có một số (đơn hàng) tôi có thể thực hiện được", một nhà kinh doanh cà phê có trụ sở tại London cho biết.

Theo Kinh tế & Tiêu dùng

TIN TỨC KHÁC

Cà phê Châu Á: Giá tăng tại Việt Nam do virus corona hạn chế nguồn cung

27-3-2020

Giá cà phê tại Việt Nam tăng trong tuần này do các thương nhân dự trữ sau khi tình trạng thiếu hụt nguồn cung bởi dịch bệnh Covid-19 tại Brazil, nhà sản xuất robusta đối thủ.

Xuất khẩu cà phê từ Ấn Độ sang Italy bị ảnh hưởng vì virus corona

25-3-2020

Xuất khẩu cà phê Ấn Độ được dự báo chịu tác động mạnh trong quí II/2020 vì đơn đặt hàng từ người mua lớn nhất - Italy - đã giảm mạnh trong những ngày qua. Italy đang phải chống lại sự bùng phát nghiêm trọng của virus corona mới.

Xuất khẩu cà phê Brazil sang các nước Arab giảm 15,2% trong hai tháng đầu năm

24-3-2020

Trong hai tháng đầu năm nay, các quốc gia Arab đã nhập khẩu 246.932 bao cà phê 60 kg từ Brazil, giảm 15,2% so với cùng kì năm 2019, theo Brazil-Arab News Agency (ANBA).

Thị trường cà phê tháng 2/2020: Hạn hán gây tổn hại lớn đến ngành cà phê

19-3-2020

Thị trường cà phê tháng 2/2020 nổi bật với thông tin tình hình sản xuất trong tháng 2 tiếp tục gặp nhiều khó khăn do thời tiết khô hạn, nhiều khu vực thiếu nước tưới tiêu. Việc thu mua cà phê gặp khó khăn do giá giảm, người trồng không muốn bán.

Nông dân trồng cà phê Việt Nam được cảnh báo về triển vọng thị trường khó khăn

12-3-2020

Giá cà phê giảm mạnh và một số nông dân và một bộ phận nông dân đang từ bỏ sản xuất do các vấn đề liên quan đến biến động giá và mất cân đối cung – cầu. Giá cà phê Robusta đã giảm 4 – 5,8% trong ngày 31/1/2020 so với ngày 31/12/2019.

Khai mạc vòng sơ kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2020

9-3-2020

Sáng ngày 1/3/2020 Ban tổ chức cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam 2020 tổ chức khai mạc vòng sơ kết tại Khách sạn Biệt Điện - 01 Ngô Quyền - Tp. Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk

Nhu cầu cà phê năm 2020 dự kiến tăng nhẹ nhưng có thể tác động tiêu cực bởi COVID-19

5-3-2020

Theo Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO), chỉ số giá tổng hợp tiếp tục giảm trong tháng 2 do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19. Xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 1 đạt 10,29 triệu bao so với 11,14 triệu bao trong cùng kì năm 2018 - 2019.

Từ đồn điền đến tiệm đồ uống, ngành cà phê châu Á đang đối mặt với mối đe dọa nguy hiểm nhất: Biến đổi khí hậu

4-3-2020

Việc canh tác cà phê tại Đông Timor cũng như trên khắp khu vực châu Á đang ngày càng bất lợi vì biến đổi khí hậu. Theo một số dự đoán, nông dân là đối tượng bị thiệt hại đầu tiên, sau cùng sẽ là người tiêu dùng.

Thông quan xuất khẩu hàng nông sản tại cửa khẩu Cốc Nam

6-3-2020

Từ 10h30 ngày 6/3, tỉnh Lạng Sơn (Việt Nam) và phía Trung Quốc đã chính thức thông quan hàng hoá trở lại tại cửa khẩu Cốc Nam- Lạng Sơn.

Giá cà phê Việt nam tăng nhẹ do lo ngại nguồn cung khan hiếm; thị trường Indonesia trầm lắng

3-3-2020

Giá cà phê nội địa tại Việt Nam tăng nhẹ trong tuần này do lo ngại nguồn cung khan hiếm trong khi các hoạt động giao dịch tại Indonesia vẫn trầm lắng.

Chiến lược thúc đẩy sản xuất cà phê Kenya

28-2-2020

Chính phủ Kenya đang thực hiện các can thiệp về thể chế, pháp lý và dịch vụ hỗ trợ nhằm xóa bỏ các xu hướng tiêu cực trong ngành cà phê, góp phần thúc đẩy sản xuất cũng như tăng cường tiêu thụ sản phẩm này.

Cuba khôi phục sản xuất cà phê

28-2-2020

Cuba đã sản xuất gần 10.000 tấn cà phê vào năm 2019, đánh dấu bước đầu phục hồi giá trị cho sản phẩm này, một quan chức của Cuba cho biết.