CÀ PHÊ

Xuất khẩu cà phê từ Ấn Độ sang Italy bị ảnh hưởng vì virus corona

Cập nhật ngày: 25 | 03 | 2020

Xuất khẩu cà phê Ấn Độ được dự báo chịu tác động mạnh trong quí II/2020 vì đơn đặt hàng từ người mua lớn nhất - Italy - đã giảm mạnh trong những ngày qua. Italy đang phải chống lại sự bùng phát nghiêm trọng của virus corona mới.

Theo The Hindu BusinessLine, Italy chiếm hơn một phần năm xuất khẩu cà phê của Ấn Độ.

“Số đơn đặt hàng đã chậm lại và các nhà xuất khẩu đang cố gắng thực hiện những đơn đặt hàng hiện có. Tác động sẽ được cảm nhận rõ ràng hơn trong quí II”, Ramesh Rajah, Chủ tịch Hiệp hội Những nhà xuất khẩu Cà phê Ấn Độ, cho biết.

Italy đang trong tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, cuộc sống thường nhật đã bị đảo lộn sau khi virus corona đáng sợ lây lan nhanh chóng trên khắp cả nước trong vài tuần qua và cướp đi hàng ngàn sinh mạng.

Thách thức về hậu cần

Ngoài sự chậm lại về đơn đặt hàng, mối lo ngại về mặt trận hậu cần được ghi nhận cũng ảnh hưởng đến xuất khẩu. Sự sẵn có của container cũng sẽ là một mối quan tâm sắp tới.

“Các công ty vận chuyển cho biết có thể sẽ thiếu container do gián đoạn kinh doanh tại Trung Quốc, nơi xuất phát của rất nhiều container”, ông Raj Rajah nói.

Ngoài ra, một số nhà xuất khẩu cho hay đang phải đối mặt với việc người mua tại Italy chậm thanh toán vì các ngân hàng ở quốc gia này không hoạt động hết công suất, ông chia sẻ thêm.

Bất ổn ở Jordan

Thêm vào đó, các nhà xuất khẩu cũng phải đối mặt với vấn đề từ các thị trường khác ở Tây Á và Bắc Phi.

“Jordan đã yêu cầu các nhà xuất khẩu Ấn Độ trì hoãn các chuyến hàng trong vài tuần cho đến khi chúng tôi biết được tình hình chính xác”, ông Raj Rajah nói.

Jordan là một trong 10 quốc gia nhập khẩu cà phê hàng đầu của Ấn Độ.

Tuy nhiên, thị trường lớn thứ hai của cà phê Ấn Độ - Đức - đã không có động thái gì. “Có thể sau một vài tuần, chúng ta có thể nhận được nhiều thông tin hơn từ thị trường Đức”, theo ông Raj Rajah.

Do cuộc khủng hoảng -19, hoạt động thu mua bị chậm lại gây ra mối lo ngại cho những người trồng cà phê đang phải cố kìm hãm sản xuất. Hiện tại, xuất khẩu đang chậm lại ở thời điểm mà hằng năm, khi xuất khẩu đạt đỉnh.

Theo ông Rajah, khi các nhà xuất khẩu ngần ngại nhận đơn hàng và trì hoãn việc thu mua, giá cà phê tại cửa nông trại có thể bị tác động phần nào. Giá cà phê tại cửa nông trại đã tăng trong vài tháng gần đây.

Cà phê arabica khô đang giao dịch trong khoảng 9.500 -10.000 USD cho mỗi bao 50 kg, trong khi giá cà phê arabica cherry dao động quanh mức 3.900 - 4.000 USD. Giá cà phê Robusta khô đạt 6.450 - 6.900 USD, trong khi giá robusta cherry đang ở mức 3.100-3.200 USD.

Trong khi giá cà phê arabica có thể giảm nhẹ do người trồng đã bán phần lớn sản lượng, tác động đối với cà phê robusta sẽ là lớn nhất, ông Rajah nói. “Về lâu dài, tác động phụ thuộc vào vấn đề virus tiếp diễn như thế nào”, ông nói.

Xuất khẩu trượt dốc

Xuất khẩu hiện tại bị chậm lại cho đến ngày 18/3 do vụ thu hoạch bị chậm lại. Xuất khẩu, gồm cả tái xuất, đã giảm còn 85.167 tấn trong khoảng thời gian từ ngày 1/1 đến ngày 18/3 so với 91.293 tấn cùng kì năm ngoái.

Xuất khẩu trong năm tài chính hiện tại cho đến ngày 18/3 ghi nhận ở mức, đạt 726,52 triệu USD, so với 836 triệu USD trong năm 2018 - 2019.

Ấn Độ xuất khẩu khoảng ⅔ sản lượng cà phê của nước này.

Theo Kinh tế & Tiêu dùng

TIN TỨC KHÁC

Xuất khẩu cà phê Brazil sang các nước Arab giảm 15,2% trong hai tháng đầu năm

24-3-2020

Trong hai tháng đầu năm nay, các quốc gia Arab đã nhập khẩu 246.932 bao cà phê 60 kg từ Brazil, giảm 15,2% so với cùng kì năm 2019, theo Brazil-Arab News Agency (ANBA).

Thị trường cà phê tháng 2/2020: Hạn hán gây tổn hại lớn đến ngành cà phê

19-3-2020

Thị trường cà phê tháng 2/2020 nổi bật với thông tin tình hình sản xuất trong tháng 2 tiếp tục gặp nhiều khó khăn do thời tiết khô hạn, nhiều khu vực thiếu nước tưới tiêu. Việc thu mua cà phê gặp khó khăn do giá giảm, người trồng không muốn bán.

Nông dân trồng cà phê Việt Nam được cảnh báo về triển vọng thị trường khó khăn

12-3-2020

Giá cà phê giảm mạnh và một số nông dân và một bộ phận nông dân đang từ bỏ sản xuất do các vấn đề liên quan đến biến động giá và mất cân đối cung – cầu. Giá cà phê Robusta đã giảm 4 – 5,8% trong ngày 31/1/2020 so với ngày 31/12/2019.

Khai mạc vòng sơ kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2020

9-3-2020

Sáng ngày 1/3/2020 Ban tổ chức cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam 2020 tổ chức khai mạc vòng sơ kết tại Khách sạn Biệt Điện - 01 Ngô Quyền - Tp. Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk

Nhu cầu cà phê năm 2020 dự kiến tăng nhẹ nhưng có thể tác động tiêu cực bởi COVID-19

5-3-2020

Theo Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO), chỉ số giá tổng hợp tiếp tục giảm trong tháng 2 do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19. Xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 1 đạt 10,29 triệu bao so với 11,14 triệu bao trong cùng kì năm 2018 - 2019.

Từ đồn điền đến tiệm đồ uống, ngành cà phê châu Á đang đối mặt với mối đe dọa nguy hiểm nhất: Biến đổi khí hậu

4-3-2020

Việc canh tác cà phê tại Đông Timor cũng như trên khắp khu vực châu Á đang ngày càng bất lợi vì biến đổi khí hậu. Theo một số dự đoán, nông dân là đối tượng bị thiệt hại đầu tiên, sau cùng sẽ là người tiêu dùng.

Thông quan xuất khẩu hàng nông sản tại cửa khẩu Cốc Nam

6-3-2020

Từ 10h30 ngày 6/3, tỉnh Lạng Sơn (Việt Nam) và phía Trung Quốc đã chính thức thông quan hàng hoá trở lại tại cửa khẩu Cốc Nam- Lạng Sơn.

Giá cà phê Việt nam tăng nhẹ do lo ngại nguồn cung khan hiếm; thị trường Indonesia trầm lắng

3-3-2020

Giá cà phê nội địa tại Việt Nam tăng nhẹ trong tuần này do lo ngại nguồn cung khan hiếm trong khi các hoạt động giao dịch tại Indonesia vẫn trầm lắng.

Chiến lược thúc đẩy sản xuất cà phê Kenya

28-2-2020

Chính phủ Kenya đang thực hiện các can thiệp về thể chế, pháp lý và dịch vụ hỗ trợ nhằm xóa bỏ các xu hướng tiêu cực trong ngành cà phê, góp phần thúc đẩy sản xuất cũng như tăng cường tiêu thụ sản phẩm này.

Cuba khôi phục sản xuất cà phê

28-2-2020

Cuba đã sản xuất gần 10.000 tấn cà phê vào năm 2019, đánh dấu bước đầu phục hồi giá trị cho sản phẩm này, một quan chức của Cuba cho biết.

Cuộc chiến giữa các chuỗi cà phê tại Việt Nam tăng nhiệt

27-2-2020

Highlands Coffee đang mở rộng chuỗi cà phê với tốc độ ánh sáng, trong khi Trung Nguyên cũng đã đưa hệ thống E-Coffê vào hoạt động và Cộng đang xuất khẩu mô hình này ra nước ngoài. Các nhà phân tích bình luẩn ằng Việt Nam là một trong những thị trường cà phê hấp dẫn nhất thế giới do thói quen uống cà phê vào buổi sáng của người Việt Nam. Trước đây, Việt Nam ưa chuộng tiêu thụ cà phê giá rẻ, với giá chưa đến 25.000 đồng/tách. Nay khi tiêu chuẩn sống cải thiện, các yêu cầu đối với các sản phẩm cà phê cũng cao hơn.

Sản lượng cà phê xuất khẩu tăng 2 lần

21-2-2020

Thông tin từ Cục Thống kê Đồng Nai cho biết, xuất khẩu cà phê gần 2 tháng đầu năm nay ước đạt gần 52,7 ngàn tấn với tổng kim ngạch hơn 92,5 triệu USD, tăng gấp 2 lần về sản lượng, về giá tăng gần 28% so với cùng kỳ năm trước.