LÚA GẠO

Lúa gạo ‘miễn nhiễm’ trước đà suy giảm bởi COVID-19?

Cập nhật ngày: 19 | 03 | 2020

Trong khi nhiều loại nông, thủy sản đang phải chịu tác động khá nặng nề từ dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (COVID-19) gây ra, thì lúa gạo là mặt hàng hiếm hoi trong nhóm hàng nông sản... “miễn nhiễm”.

Chịu tác động của Covid-19, nhiều loại mặt hàng nông, thủy sản của Việt Nam đã ghi nhận sự sụt giảm khá mạnh trong hai tháng đầu năm nay. 

Chẳng hạn, với mặt hàng thủy sản, thống kê của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho thấy, kim ngạch xuất khẩu trong hai tháng đầu năm 2020 đạt trên 988 triệu đô la Mỹ, giảm gần 11% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Còn riêng với mặt hàng rau quả cũng ghi nhận sụt giảm ở mức 2 con số trong tháng đầu tiên của năm nay.

Tuy nhiên, với mặt hàng lúa gạo, thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan công bố mới đây cho thấy, hai tháng đầu năm 2020, xuất khẩu mặt hàng này đạt gần 929.000 tấn về lượng và trên 430 triệu đô la Mỹ về kim ngạch, tăng lần lượt 30,5 và 38,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trao đổi với TBKTSG Online, ông Nguyễn Thanh Phong, Giám đốc doanh nghiệp Vạn Lợi cho biết, khi nhìn vào thống kê các thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam trong hai tháng đầu năm nay, thì rõ ràng các quốc gia “ăn” gạo không chịu ảnh hưởng lớn của dịch bệnh.

“Trong khi đó, các loại nông sản khác như rau quả hay thủy sản, thì Trung Quốc lại giữ vai trò hết sức quan trọng trong nhập khẩu từ Việt Nam”, ông cho biết và giải thích Trung Quốc lại là tâm dịch Covid-19 nên suy giảm cũng là hiển nhiên.

Trong khi đó, chuyên gia phân tích thị trường lúa gạo Việt Nam Nguyễn Đình Bích cho rằng, lúa gạo là loại mặt hàng tiêu dùng "chiến lược" của các nước, cho nên, không chịu tác động của Covid-19. 

“Riêng năm nay, có Covid-19 hay không cũng không ảnh hưởng gì đến chuyện nhập khẩu gạo của các nước”, ông Bích cho biết và nói rằng những mặt khác có thể giảm do Covid-19, nhưng với mặt hàng lúa gạo thì khả năng sẽ không chịu tác động.

Đối chiếu vào số liệu thống kê, có thể thấy Trung Quốc - thị trường vốn là tâm dịch Covid-19 - dù nền kinh tế bị ảnh hưởng của dịch bệnh, nhưng hai tháng đầu năm nay, Trung Quốc vẫn nhập khẩu từ Việt Nam trên 66.000 tấn gạo với kim ngạch trên 37 triệu đô la Mỹ, tăng lần lượt trên 594 và 723% so với cùng kỳ. 

Trong khi đó, cũng với thị trường này, nhưng với nhóm ngành thủy sản, thì hai tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 61 triệu đô la Mỹ, giảm đến gần 50% so với cùng kỳ.

Qua số liệu thống kế như nêu trên, phần nào có thể thấy dường như lúa gạo là mặt hàng “miễn nhiễm” trước Covid-19 như nhận định của một số chuyên gia nông nghiệp.

Tuy nhiên, theo ông Bích, với kết quả xuất khẩu gạo của Việt Nam trong hai tháng đầu năm nay đạt gần 929.000 tấn cũng không phải là con số đột biến. 

Bởi, trong khoảng thời gian như vậy, năm 2009 và 2011 Việt Nam đã xuất vượt 1 triệu tấn; năm 2012 là khoảng 700.000 tấn; 2013 là 800.000 tấn và 2016 là 929.000 tấn… 

“Nói chung, kết quả từ năm 2009 đến nay, thì hai tháng đầu năm nay cũng đạt ở mức giống như những năm có xuất phát xuất khẩu tốt ngay từ đầu năm”, ông nói.

Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn

TIN TỨC KHÁC

Xuất khẩu gạo 2 tháng đầu năm 2020 tăng mạnh

18-3-2020

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo ra thị trường nước ngoài trong 2 tháng đầu năm 2020 đạt 928.798 tấn, thu về 430,49 triệu USD, tăng 30,5% về lượng và tăng 38,2% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2019.

Tin ĐBSCL: Giá lúa lập đỉnh, người dân căng mình chống hạn, mặn

18-3-2020

Giá lúa tươi tại ruộng ở nhiều tỉnh thành ở ĐBSCL lập đỉnh, cao nhất trong 3 năm qua. Trong khi đó, hạn, mặn làm thiệt hại khoảng gần 39.000 ha lúa, với khoảng 20.000 ha mất trắng, khoảng 97.700 hộ dân gặp khó khăn về nguồn nước sinh hoạt.

Việt Nam đang có cơ hội xuất khẩu gạo sang châu Phi

14-3-2020

Việt Nam đang có cơ hội xuất khẩu gạo sang châu Phi

Xuất khẩu gạo năm 2020 dự báo sẽ là điểm sáng giữa đại dịch COVID-19

17-3-2020

Trong năm 2020 xuất khẩu gạo của Việt Nam được dự báo tăng trưởng khả quan dù bối cảnh dịch COVID-19 đang khiến nhiều ngành hàng tỉ đô lâm vào cảnh khó khăn.

Nhu cầu nội địa tăng vọt vì Covid-19 lây lan kéo giá gạo xuất khẩu Việt Nam tăng trong tuần qua

14-3-2020

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam lên cao nhất hơn một năm nhờ nhu cầu trong nước khi virus corona bùng phát. Trong khi đó, tình trạng hạn hán tại Thái Lan tiếp tục dấy lên lo ngại về thiếu nguồn cung và kéo giá xuất khẩu vượt đỉnh 6 năm rưỡi trong tuần này.

COVID-19 bất ngờ thúc đẩy xuất khẩu gạo Thái Lan dù giá đang ở đỉnh nhiều năm

17-3-2020

Tuần trước, giá gạo xuất khẩu tại Thái Lan đã vượt đỉnh 6 năm rưỡi, cao hơn khoảng 100 USD/tấn so với hai nhà xuất khẩu lớn khác là Việt Nam và Ấn Độ.

USDA: Dự báo cung cầu gạo thế giới niên vụ 2019/20

13-3-2020

USDA: Dự báo cung cầu gạo thế giới niên vụ 2019/20

Bộ Công Thương khuyến cáo doanh nghiệp xuất khẩu gạo thực hiện nghiêm Nghị định 107

12-3-2020

Trước những diễn biến phức tạp thương mại gạo toàn cầu đã và đang gây áp lực không nhỏ lên hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ CôngThương) đã ban hành công văn hỏa tốc số 225/XNK-NS ngày 8/3/2020.

Lúa đông xuân thắng lợi lớn trong khó khăn

11-3-2020

Thiên tai hạn mặn diễn ra gay gắt, nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp nên lúa đông xuân 2019-2020 ở ĐBSCL thắng lợi lớn, năng suất cao, mức độ thiệt hại rất ít.

Giá gạo dự báo tăng liên tục tới giữa năm 2020

10-3-2020

Giá gạo dự báo tăng tới giữa năm do người tiêu dùng toàn cầu đang tăng mạnh tích trữ, đồng thời Trung Quốc khó có thể tiếp tục nhịp độ xuất khẩu gạo như năm 2019 do an toàn thực phẩm trở nên sống còn giữa đại dịch Covid-19.

Doanh nghiệp xuất khẩu gạo tập trung bình ổn giá trong nước

10-3-2020

Doanh nghiệp xuất khẩu gạo tập trung bình ổn giá trong nước

FAO: Giá lương thực thế giới tháng 2 giảm lần đầu tiên trong 4 tháng vì virus corona

10-3-2020

Báo cáo mới nhất của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) cho biết giá thực phẩm trên thế giới giảm trong tháng 2 sau 4 tháng tháng liên tiếp vì giá dầu thực vật xuất khẩu giảm mạnh khi virus corona bùng phát dấy lên lo ngại nhu cầu sẽ chậm lại.